Vì sao trường học ở Côn Đảo 2 năm không tuyển được giáo viên Tiếng Anh?
Dù mức lương cao hơn so với đất liền, nhưng 2 năm qua, Trường THCS Lê Hồng Phong (huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn không thể tuyển thêm được 1 giáo viên Tiếng Anh mới.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Vương Mỹ Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong cho hay, năm học vừa qua, trường có 14 lớp học với gần 500 học sinh, nhưng chỉ có 2 giáo viên dạy Tiếng Anh.
Theo chỉ tiêu biên chế cho phép của năm học 2019-2020, trường còn thiếu 1 giáo viên nữa. Tuy nhiên, chưa có ứng viên nào nộp hồ sơ.
Vì vậy, 2 giáo viên này đang phải “gánh” khối lượng công việc khá nặng.
Côn Đảo khó khăn trong tuyển giáo viên môn tiếng Anh
Bà Lan cho biết, 2 năm học qua (2018-2019 và 2019-2020), trường cũng đã phối hợp với phòng nội vụ của huyện để tuyển, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có ứng viên nào nộp hồ sơ.
“Ở đảo cũng có 1 – 2 em theo học ngành Sư phạm tiếng Anh nhưng các em lại lập gia đình và sinh sống ở trong đất liền, chứ không thể ra đảo. Nguồn tại chỗ thì không có. Tôi cũng có liên hệ với một số nơi như Trường ĐH Cần Thơ để tìm nguồn giới thiệu các sinh viên sau tốt nghiệp ra đảo, song hiện tại vẫn chưa có ai” – bà Lan buồn bã và hy vọng qua các kênh thông tin, sẽ có giáo viên Tiếng Anh ra đảo để dạy học.
Cũng theo bà Lan, sắp tới, phòng nội vụ huyện Côn Đảo sẽ thông báo tuyển dụng đợt 2 vào khoảng tháng 8-9.
Video đang HOT
Nhu cầu tiếp cận các kho học trực tuyến
Lý giải nguyên nhân, bà Lan cho rằng có thể là do ở đảo điều kiện xa xôi, khó khăn.
Theo bà Lan, cũng theo hệ số lương theo số năm công tác, nhưng nếu dạy ngoài đảo thì số tiền phụ cấp của các giáo viên sẽ cao hơn. Nếu một giáo viên dạy THCS hạng 3 ở trong đất liền thì mức lương nhận được khoảng hơn 3 triệu đồng/ tháng, nhưng ngoài đảo thì hơn 6 triệu đồng vì có thêm phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt.
“Một giáo viên tốt nghiệp ĐH dạy bậc THCS với chức danh nghề nghiệp mới tuyển vào là giáo viên hạng 3 thì tổng các khoản tiền lương được nhận khoảng 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các giáo viên có thể dạy tăng cường thêm. Như vậy vừa khoản “cứng” vừa khoản tăng cường thì thu nhập tổng khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng”.
Năm học vừa qua, Trường THCS Lê Hồng Phong hiện có 14 lớp học với gần 500 học sinh, nhưng chỉ có 2 giáo viên dạy Tiếng Anh. Còn 1 biên chế nhưng 2 năm qua không thể tuyển nổi giáo viên.
Mức thu nhập cao hơn nhưng theo bà Lan, nguyên nhân có thể đến từ việc giáo viên Tiếng Anh có nhiều hướng đi và cơ hội việc làm như làm dịch vụ du lịch hoặc đơn giản vào dạy ở các trung tâm tiếng Anh,…
“Họ có nhiều sự lựa chọn mà thậm chí mức lương lại có thể cao và thoải mái hơn khi ở đảo”, bà Lan phân tích.
Nói về điều kiện dạy học của trường, bà Lan cho hay cơ sở vật chất khá tốt. Mỗi phòng học đều có một màn hình tivi 65 inch.
Trường cũng có 2 phòng học ngoại ngữ có màn hình tương tác và hệ thống âm thanh dành cho việc học ngoại ngữ.
“Về cơ sở vật chất thực tế cũng đã ổn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của hệ thống thông tin cũng rất cần thiết. Hiện tại giáo viên có nhu cầu tìm hiểu thông tin, tham khảo tài liệu qua những kho học liệu trực tuyến. Do đó, chúng tôi vẫn mong muốn nhận được sự hỗ trợ thêm về kênh này”.
Thầy giáo tiếng Anh bỏ việc vào dạy tại cơ sở cai nghiện ma túy
Tốt nghiệp cử nhân sư phạm và ra trường dạy tiếng Anh tại một trường THCS được 7 năm, anh Nguyễn Duy Bình đã quyết định về làm cán bộ giáo dục tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2, Hà Nội.
Với anh, dù học trò là những đối tượng cai nghiện ma túy nhưng vẫn cần được đối xử bình đẳng, dùng tình yêu thương để cảm hóa họ, giúp họ làm lại cuộc đời.
Quyết định đúng đắn, không hối tiếc
Anh Nguyễn Duy Bình, SN 1976, cán bộ phòng giáo dục hòa nhập cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội tốt nghiệp ngành sư phạm năm 1998, anh nhận công tác tại một trường THCS và dạy môn tiếng Anh. Đến năm 2005, anh quyết định chuyển công tác về cơ sở cai nghiện ma túy số 2 và làm cán bộ giáo dục tại đây. Tâm sự với chúng tôi, anh Bình thừa nhận, đây là một quyết định đúng đắn và chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc về điều này.
Khi chuyển về đơn vị mới, anh xác định những học trò mới của mình sẽ khác hoàn toàn với những học trò phổ thông mà mình dạy trước đó. Tại đây, các học viên cai nghiện thành phần cũng đa dạng, có người có học thức cao, cũng có người thậm chí chưa biết chữ. Đó là chưa kể đến tuổi tác, kinh nghiệm sống, nghề nghiệp bên ngoài của họ cũng là điều anh phải có sự tiếp cận linh hoạt. Vì những lý do khác nhau mà họ bị sa vào vòng xoáy của ma túy, cuộc đời như bị một "vết đen" và nhiệm vụ giúp họ có định hướng tư tưởng đúng đắn trở lại để làm lại cuộc đời.
Nhớ lại thời điểm mới nhận nhiệm vụ tại cơ sở mới, khi đó cả gia đình đều có ý định can ngăn, khuyên không nên đến đó làm vì các đối tượng học viên có nhiều thành phần bất hảo, tiền án tiền sự đầy mình, ngáo đá, bất cần đời... Nếu chẳng may bị phơi nhiễm HIV hoặc bệnh truyền nhiễm từ học viên thì sẽ làm thế nào. Tuy nhiên, vợ anh Bình cũng là một cô giáo dạy ở một trường mầm non lại là người rất hiểu, cảm thông và luôn ủng hộ quyết định cuối cùng của chồng. Chị hiểu rằng, một khi đã theo nghiệp sư phạm thì phải thực sự có trái tim yêu nghề, không phân biệt đối tượng học trò và giảng dạy bằng tình yêu thương. Nhờ có "hậu phương" luôn đồng hành trong mọi việc nên anh ngày càng tin tưởng vào quyết định của mình.
Vào đây, anh Bình được học lại từ đầu bao gồm các kỹ năng tiếp cận học viên, giáo dục học viên chấp hành các quy định của pháp luật, ý thức được giá trị của sức lao động, các giá trị sống cơ bản... Tất cả nhằm khơi gợi cho họ thấy được những sai lầm trước đây của mình để có ý thức từ bỏ ma túy, làm lại từ đầu. Muốn dạy người khác thì bản thân mình trước tiên phải là tấm gương về lối sống, chuẩn mực của người thầy.
Học viên cai nghiện ma túy đang chuyển từ trạng thái tự do bên ngoài vào đây sẽ hoàn toàn khác, giáo viên phải có cách nói chuyện, tâm sự với học viên một cách khéo léo để giúp họ có động lực để thay đổi bản thân mình, không còn lệ thuộc vào ma túy.
Anh Nguyễn Duy Bình, cán bộ phòng giáo dục hòa nhập cộng đồng, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ
Giúp người cai nghiện tránh xa ma túy
Giáo dục cho người cai nghiện để họ nhận thấy tác hại của ma túy ra sao, các quy định của Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống HIV... Ngoài ra, phải dạy cho học viên các bài học về đạo đức như sống có trách nhiệm, lý tưởng và yêu lao động, quý trọng tình cảm gia đình. Tất cả những bài giảng đó đa số anh Bình tự mày mò, tìm hiểu rồi đóng thành quyển. Từ đó kết hợp với bộ quy chuẩn do Bộ LĐ-TB&XH áp dụng cho tất cả các cơ sở cai nghiện trên cả nước để dạy cho học viên.
Bên cạnh đó, với những học viên cai nghiện tự nguyện được giáo dục theo 3 chuyên đề gồm: Các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng chống ma túy; giáo dục sức khỏe; giáo dục giá trị sống. Các học viên cai nghiện bắt buộc ngoài 3 chuyên đề nêu trên sẽ được giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng. Cơ sở cai nghiện số 2 có cả học viên nam và nữ nên khi giảng dạy hay lao động cũng có những đặc thù khác nhau.
"Dù nghiện ma túy nhưng họ cũng là con người và cần được đối xử bình đẳng. Ở ngoài có thể họ bị không ít người kỳ thị nhưng khi vào đây cai nghiện, chính giáo viên phải là người nhìn thấy được mặt tích cực của từng người. Từ đó để họ thấy rằng mình vẫn còn có những giá trị nhất định và được tôn trọng. Từ cảm giác được tôn trọng thì mình nói họ mới nghe và làm theo. Chúng tôi, tập thể cán bộ tại cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 vừa chữa bệnh cho học viên và giáo dục họ để trả lại cho xã hội những con người lành lặn, khỏe mạnh.
Giáo dục mang tính "lạt mềm buộc chặt" mới có tác dụng. Do đó, tất cả các học viên tại đây đều tự giác gọi chúng tôi một tiếng "thầy" để thể hiện sự tôn trọng chính người đã đồng hành, giảng giải những bài học cho họ", anh Bình tâm sự.
Riêng với học viên chưa biết chữ, cơ sở sẽ được mở một lớp xóa mù chữ có giáo viên dạy kèm, thường mỗi lớp sẽ có không quá 20 người. Trong quá trình dạy sẽ có hai dạng gồm học viên chưa được đi học và học viên đã đi học lớp 1 rồi nhưng từ lớp 2 lại bỏ học nên bị tái mù chữ. Thầy giáo sẽ phân lớp cho 2 nhóm này để có cách dạy phù hợp.
Kết hợp dạy trên lớp với việc giao bài tập về nhà cho học viên tự làm, rèn luyện viết chữ. Nếu có bài nào khó có thể hỏi bạn cùng phòng. Trường hợp nào học yếu quá thì anh Bình sẽ kết hợp với cán bộ quản lý trực tiếp xuống tận phòng để kiểm tra và hướng dẫn bài học. Sau khi hoàn thành chương trình sẽ mời Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì vào cấp giấy chứng nhận học hết chương trình xóa mù với người lớn.
Tuyển giáo viên tiếng Anh như 'mò kim đáy bể' Khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, vị trí việc làm, thiếu cơ sở vật chất là những rào cản khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sáng 21-7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở...