Vì sao Trung Quốc không phải là “anh cả” của Nga?
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho rằng thật sai lầm khi gọi Trung Quốc là “anh cả” của Nga. Theo ông, Nga ủng hộ việc xây dựng quan hệ với các quốc gia khác trên cơ sở cùng có lợi, nhưng không hề có chút độc tài.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Chính trong cách tiếp cận này mà quan hệ với Bắc Kinh đã được xây dựng, và mối quan hệ đó đã đạt đến “cấp độ chiến lược chưa từng có”, ông Lavrov lưu ý.
“Đây là mối quan hệ đối tác nhiều mặt và tương tác chiến lược. Bản chất cùng có lợi của quan hệ này không chỉ được ghi nhận trong nhiều thỏa thuận và các tài liệu khác nhau, mà còn được thực hiện một cách nhất quán trong thực tế”, – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Lavrov nói thêm rằng chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dựa trên các nguyên tắc tương tự. Ông nhớ lại rằng trong số các cường quốc hạt nhân, chỉ có Nga và Trung Quốc bảo vệ các nguyên tắc chính của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quan hệ Nga-Trung hiện đại được các bên xác định chính thức là quan hệ đối tác tin cậy và tương tác chiến lược toàn diện. Hai bên đang đối thoại chính trị tích cực. Cụ thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hàng năm gặp nhau ít nhất năm lần.
Hồi tháng 4, ông Putin đã có chuyến thăm làm việc tới Trung Quốc, tham gia các sự kiện của diễn đàn quốc tế thứ hai “Một vành đai, một con đường”. Vào tháng 6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Nga.
Theo Danviet
Alaska xé bỏ dự án khí đốt khủng với Trung Quốc do lo ngại an ninh
Một kế hoạch đẩy nhanh dự án khí tự nhiên hóa lỏng của bang Alaska và đối tác Trung Quốc đã bị hủy bỏ do những lo ngại về an ninh tư chính quyền mới cua bang nay.
Kế hoạch ra đời dưới thời cựu thống đốc bang Alaska Bill Walker, đã bị người kế nhiệm của ông, Thống đốc Mike Dunleavy hủy bỏ, theo Alaska Journal of Commerce.
Joe Dubler, giám đốc tạm thời của tập đoàn Alaska Gasline Development, cho biết tập đoàn thay mặt bang Alaska sẽ không gia hạn thỏa thuận vô trách nhiệm với 3 công ty Trung Quốc cho phép mua tới 75% khí tự nhiên hóa lỏng của dự án để đổi lấy một phần tài chính tương ứng cần thiết.
Cựu Thống đốc bang Alaska Bill Walker bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 4/2017. Ảnh: AP.
Ông Dubler đã trình bày điều này gần đây trước ủy ban lập pháp tiểu bang và cho biết dự án đã bị dừng lại. Lý do xuất phát từ việc chính quyền Dunleavy không muốn đánh đổi bằng những rủi ro mà bang Alaska phải gánh chịu để hoàn thành dự án.
Tuy nhiên, ông Dunleavy không trình bày cụ thể các rủi ro.
Thỏa thuận về dự án được ký kết trong sự phô trương vào năm 2017, trước sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Dubler cho biết tập đoàn của ông đã triển khai dự án kể từ khi tiếp quản vào cuối năm 2016. Điều đó nói lên sự quan tâm của quốc tế đối với dự án khí hóa lỏng của Alaska.
Tuy nhiên, ông nói rằng "còn nhiều việc cần làm" trước khi dự án được hoàn thiện.
Tập đoàn đang thu hẹp quy mô và các nhân viên ở lại sẽ phải tập trung hoàn thành một quy trình đánh giá môi trường của Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang.
Thống đốc Dunleavy cho biết ông muốn bang Alaska rút lui khỏi "sứ mệnh" dẫn dắt dự án, thay vào đó, sẽ đưa các đối tác, chẳng hạn như các công ty dầu khí lớn, tiếp quản nó.
Theo Zing
Ông Trump: Dừng đánh thuế mới với Trung Quốc, cho Huawei mua hàng Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý dừng đánh thuế mới với hàng hóa hai nước và cho phép Huawei mua trở lại hàng hóa của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20. (Nguồn: Getty Images) Tổng thống Mỹ Donald...