Vì sao Trung Quốc không muốn “hầu kiện” Philippines?

Theo dõi VGT trên

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đã phát triển thành khẩu chiến sau khi Bắc Kinh và Manila “lời qua, tiếng lại” xung quanh vụ kiện tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển (theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 – UNCLOS).

Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục điều tàu hải giám và ngư chính để thực hiện cái gọi là “nhiệm vụ tuần tra định kỳ” ở Biển Đông và biển Hoa Đông khiến cho tình hình trong khu vực này “chẳng có phút giây bình yên”.

“Hòn bấc ném đi, cục giận ở lại”

Ngày 20/2, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tái khẳng định việc phản đối Philippines xung quanh vụ kiện tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Nhưng trong ngày 20/2, AFP dẫn lời ông Rene Almendras, trợ lý Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, theo đó Manila đang đi đúng hướng trong việc kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Bởi Manila sẽ không bắt đầu nếu không có đủ bằng chứng và cơ sở để theo vụ kiện. Ông Rene Almendras đã đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Khắc Thanh chính thức thông báo: Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Mặc dù không ngạc nhiên trước quyết định của Trung Quốc bởi đã dự đoán được chuyện này, nhưng ông Rene Almendras vẫn nhấn mạnh, Manila sẽ sử dụng mọi nỗ lực nhằm cố gắng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế xung quanh vấn đề nhạy cảm này. Philippines sẽ làm theo đúng quy trình dù Trung Quốc có đồng ý hay không.

Cách đây đúng 1 tháng (22/1), Philippines chính thức đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khi đó khẳng định, hành động pháp lý này nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Manila.

Nhưng mãi tới ngày 19/2 (chỉ 2 ngày trước khi hết thời hạn nộp đơn kháng án), Trung Quốc mới chính thức trả lời không tham gia vụ kiện. Giới chuyên môn coi việc từ chối ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển là sự bỏ lỡ cơ hội lịch sử để bảo vệ yêu sách Biển Đông – “đường lưỡi bò” phi lý, phi pháp mà Trung Quốc vẫn đang “rao giảng” bấy lâu nay.

Việc Bắc Kinh bác bỏ công hàm của Manila không có gì bất ngờ, bởi Trung Quốc luôn tìm cách thảo luận song phương, nhằm tận dụng sức mạnh nước lớn trước các nước láng giềng nhỏ yếu hơn trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Và sự bấp hợp lý này khiến dư luận quan ngại – tranh chấp lãnh thổ trong khu vực giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, có thể châm ngòi xung đột vũ trang toàn diện ở Đông Á.

Tối 19/2, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, sẽ tiếp tục thúc đẩy vụ kiện với Trung Quốc bất chấp việc bà Mã Khắc Thanh thông báo “Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện này”. Cũng trong ngày 19-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định, những gì Philippines đưa ra “không chỉ vi phạm tính đồng thuận được nêu trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm”.

Nhưng tờ Sun Star (19/2) vẫn dẫn lời Đại sứ Mã Khắc Thanh cho rằng, bất chấp việc Manila kiện “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển, nhưng Philippines và Trung Quốc vẫn là “bạn tốt” mặc dù hai bên còn tồn tại những tranh chấp lãnh hải.

Trong khi đó, tờ Philstar (19/2) dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay, vụ kiện “đường lưỡi bò” và những hành động leo thang của Trung Quốc ngoài Biển Đông đang bước vào thời điểm quan trọng. Ngoại trưởng Philippines một lần nữa nhắc lại, “đường lưỡi bò” (còn gọi là đường 9 đoạn) mà Trung Quốc tự vẽ hòng độc chiếm Biển Đông là vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm UNCLOS và vụ kiện “đường lưỡi bò” có thể kéo dài trong 3-4 năm.

Video đang HOT

Cũng trong ngày 19/2, Hãng AFP đưa tin, một quan chức Bộ Quốc phòng Philippines tiết lộ, Manila đang tính toán trang bị thêm tên lửa chống hạm cho 2 tàu tuần tra BRP Del Pilar và BRP Alcaraz để “tăng cường khả năng bảo vệ an ninh hàng hải của đất nước”. Đây là 2 chiếc tàu cũ lớp Hamilton Philippines mua lại của Hải quân Mỹ, được bàn giao cho Hải quân Philippines tháng 5/2011.

Ngày 18/2, Hải quân Nhật Bản đã tổ chức hội thảo về “vấn đề Senkaku/Điếu Ngư” với sự tham gia của đại diện Hải quân Trung Quốc. Cuộc hội thảo này kéo dài 5 ngày, do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto chủ trì. Theo đó, Hải quân Nhật – Trung cần xây dựng cơ chế ngăn chặn xung đột quân sự trên biển Hoa Đông và sẽ là lý tưởng nếu hai bên xây dựng được cơ chế ngăn chặn xung đột quân sự tại khu vực này.

Tuy nhiên, Trung Quốc luôn cho rằng, Bắc Kinh tìm ra quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sớm hơn Nhật Bản 570 năm, nhưng vẫn đồng ý việc hai bên bàn bạc về vấn đề cơ chế đảm bảo an ninh cho vùng biển này. Trong khi đó, Hãng Fairfax Media của Australia vừa dẫn lời Đại tá Lưu Minh Phúc của Đại học Quốc phòng Bắc Kinh cho rằng: trong vòng 2 thập niên nữa, lực lượng Mỹ sẽ bị đẩy khỏi khu vực phía tây Thái Bình dương và Trung Quốc là thế lực sẽ thống trị xuyên suốt Đông Á – Thái Bình Dương.

“Quyền lợi quốc gia không thể nhượng bộ”

Giới truyền thông Nhật Bản cho biết, Tokyo đang chuẩn bị đề nghị UNESCO công nhận các đảo Amani và Ryukyu là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài 2 cái tên quen thuộc này, chính quyền thành phố Ishigaki còn đề xuất một địa danh mới vào hồ sơ đề cử, đó là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngay lập tức, Trung Quốc đã phản đối (18/2) bởi theo quy định của UNESCO, chủ quyền là điều kiện tiên quyết để một quốc gia đề cử công nhận một di sản thiên nhiên.

Tân Hoa xã coi mục đích thật sự của Nhật Bản trong vấn đề này là muốn nhận được sự công nhận trá hình của một tổ chức quốc tế đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và kế hoạch này là sự khiêu khích rõ ràng đối với chủ quyền của Trung Quốc cũng như làm căng thẳng thêm tình hình. Do đó, Trung Quốc sẽ phản đối và áp dụng những biện pháp đáp trả mạnh mẽ.

Vì sao Trung Quốc không muốn hầu kiện Philippines? - Hình 1
Tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Ngày 19/2, ông Shinsuke Sugiyama, Vụ trưởng Vụ châu Á và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tới Bắc Kinh để hội kiến với giới chức Trung Quốc nhằm thảo luận về tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Cùng ngày, mạng tin Sankei dẫn lời cựu Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa cho biết, Bắc Kinh vẫn kiên trì đường lối ngoại giao cứng rắn đối với Tokyo trong tương lai và Hội nghị cấp cao Nhật – Trung – Hàn dự kiến diễn ra trong mùa Xuân này ở Hàn Quốc là cơ hội lớn nhất của hai nước để hàn gắn những rạn nứt hiện nay.

Cũng trong ngày 19/2, Hàn Quốc tuyên bố lấy làm tiếc trước việc Tokyo đang xem xét cử quan chức chính phủ tới dự buổi lễ “Ngày Takeshima” được tỉnh Shimane của Nhật Bản tổ chức vào ngày 22/2. Thông tin trên được ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra hôm 18/2, bởi Tokyo tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Takeshima/Dokdo và tổ chức sự kiện này vào ngày 22/2 hằng năm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young tuyên bố, nếu quan chức Chính phủ Nhật Bản tham dự sự kiện này sẽ là hành động đi ngược lại lịch sử và Tokyo phải đối mặt với thực tế. Ngày 19/2, tờ Manila Standard Today dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippines Ramon Oca cho hay, Manilađang có kế hoạch nộp yêu sách đòi mở rộng “chủ quyền thềm lục địa” của Philippines trên Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc.

Ông Ramon Oca cho rằng, yêu sách mới của Philippines sẽ đòi hỏi mở rộng “chủ quyền thềm lục địa” ra ngoài phạm vi 200km vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông. Và nếu được phê duyệt tại UNCLOS, Philippines được độc quyền thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thềm lục địa. Tuy nhiên, khu vực Philippines đòi mở rộng “chủ quyền thềm lục địa” chồng lấn lên khu vực mà Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền.

Ngày 17/2, tờ Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản cho rằng, sự hợp tác giữa các cơ quan có liên quan đến chiến lược biển của Trung Quốc với lực lượng Hải quân nước này đang được đẩy mạnh. Bởi 11 tàu chiến nghỉ hưu của Hải quân Trung Quốc đã được cải tạo và bàn giao cho Cục Hải dương quốc gia làm tàu hải giám, tàu ngư chính và việc này đang tiếp tục được tiến hành.

Cũng trong ngày 17/2, tờ Oil Price xuất bản tại Anh đưa tin, Trung Quốc đã xác định: Dầu khí ở Biển Đông là “tài sản quốc gia” và đây là căn nguyên của những hành động gây hấn thời gian qua của Bắc Kinh tại khu vực này. Dư luận đang quan tâm tới bài viết của Robert S. Kaplan, nhà phân tích địa – chính trị hàng đầu của Công ty Dự báo chiến lược Mỹ mới đăng trên báo mạng “Thế giới chân thực” (Mỹ). Theo đó, Trung Quốc có tham vọng đại dương và sẽ có lực lượng hải quân mạnh, nhưng Bắc Kinh không thể thống trị một đại dương nào, vì có Mỹ và nước khác kiềm chế.

Quan điểm và hành dộng của những bên hữu quan

Vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận bởi tại Hội nghị An ninh cấp cao châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-la) ở Singapore hôm 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – Tiến sĩ Ng Eng Hen đã cảnh báo những bất ổn tiềm năng ảnh hưởng đến an ninh khu vực, trong đó có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Ng Eng Hen, để đảm bảo ổn định trong khu vực châu Á, nhất thiết phải có một bộ khung khuôn khổ dựa trên 3 nguyên tắc then chốt.

Thứ nhất, phải cởi mở toàn diện với tất cả các quốc gia. Thứ hai, các quy định luật pháp phải là nền tảng của quản trị toàn cầu. Thứ ba, những phán quyết phải được thực hiện đúng và hiệu quả. Bộ trưởng Ng Eng Hen cũng cảnh báo, sự ổn định của khu vực có thể bị tổn thương bởi sự chia rẽ trong nội bộ quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, cũng như việc chính phủ mỗi nước không nhanh chóng hành động hoặc có kế hoạch dài hạn với các vấn đề xuất phát từ sự phân cực xã hội lớn hơn, sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu cũng như chủ nghĩa dân tộc hồi sinh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Giới quân sự đang quan tâm tới thông tin cho rằng, Nhật Bản đã âm thầm phát triển một loại thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới: US-2 để giám sát tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Loại thủy phi cơ này có tính năng vượt trội so với các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiến mà một số nước châu Á đang sử dụng như Be-200 của Nga, CL-415 của Canada… Được biết, US-2 được Viện Nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa phát triển trên cơ sở của US-1A theo yêu cầu riêng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Thông tin này xuất hiện cùng thời điểm một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết (18/2), Tokyo không muốn công bố bằng chứng liên quan đến vụ Trung Quốc dùng radar hướng dẫn tên lửa nhắm vào tàu hộ vệ Yudachi Nhật Bản hôm 30/1 tại vùng biển Hoa Đông bởi việc này “sẽ gây ra rủi ro lớn về quốc phòng” – tạo điều kiện để Bắc Kinh tiếp cận những bí mật liên quan tới hoạt động thu thập thông tin của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF). Ngoài ra, việc công bố bằng chứng gặp khó khăn bởi dữ liệu đưa ra đụng chạm đến “những điều tế nhị” của an ninh đất nước mặt trời mọc.

Ngày 17/2, trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho biết, một nhóm quân nhân Nhật Bản mang theo quân tư trang từ một tàu chiến trên biển bước lên bờ, rất giống lính thủy đánh bộ Mỹ và họ là những binh sĩ của Lực lượng “Trung đoàn bộ binh phía tây” của Nhật Bản, đang tiến hành cuộc diễn tập quân sự thường niên “Quả đấm thép” trong thời gian 3 tuần với Lính thủy đánh bộ Mỹ. Và qua cuộc tập trận này, Mỹ thấy sức mạnh quân sự của Nhật Bản đã có những đột phá lớn, có khả năng ứng phó với kẻ địch mạnh trên biển.

Tháng 6/2013, quân đội Nhật Bản sẽ đến California để tham gia cuộc diễn tập “Tấn công chớp nhoáng buổi bình minh”. Tờ The Economist cho rằng, có 7 nguyên nhân khiến Trung Quốc và Nhật Bản không thể phát động chiến tranh trong năm 2013. Bởi chiến tranh là kịch bản ác mộng của lãnh đạo Trung Quốc, hai nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, Quân đội Trung Quốc chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc chiến, Bắc Kinh chưa yên bề chính trị, sự can thiệp của Mỹ, Chính sách tránh đối đầu quân sự của Trung Quốc và Bắc Kinh muốn hòa nhập với thế giới.

Ngày 20/2, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) cho biết, ngày 18-2, tàu hải giám 84 và hải giám 72 đã rời Quảng Châu để thực hiện cái gọi là “nhiệm vụ tuần tra định kỳ” ở Biển Đông. Trong năm 2012, Tổng đội Hải giám Nam Hải đã phái tổng cộng 172 lượt tàu thuyền thực hiện nhiệm vụ trên biển.

Cũng trong ngày 20/2, các nhà hoạt động Đài Loan đã yêu cầu Nhật Bản đền 5 triệu Đài tệ (khoảng 173.000USD) vì làm hư hại con tàu mà họ sử dụng trong chuyến đi tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 24/1.

Trước đó (18/2), tại vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, 3 tàu hải giám (46, 50 và 66) của Trung Quốc tiếp tục thâm nhập vào khu vực lãnh hải của Nhật Bản.

Theo Dantri

Tỷ lệ dân Nhật 'ngán' Trung Quốc đạt mức kỷ lục

Hơn 80% người dân Nhật Bản tham gia một cuộc thăm dò ý kiến của Văn phòng nội các khẳng định họ không còn thiện cảm với Trung Quốc.

Tỷ lệ dân Nhật ngán Trung Quốc đạt mức kỷ lục - Hình 1

Người biểu tình Trung Quốc đạp hàng rào sắt mà cảnh sát dựng lên bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh hồi tháng 9. Ảnh: AP.

Văn phòng nội các Nhật Bản thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến về suy nghĩ của người dân đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ từ ngày 27/9 tới ngày 7/10. Khoảng 3.000 người trưởng thành đã tham gia cuộc thăm dò, Japan Times đưa tin.

Kết quả cho thấy 80,6% số người tham gia cuộc thăm dò ý kiến nói họ không có cảm giác thân thiện đối với Trung Quốc. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các cuộc thăm dò từ năm 1978. Số người có cảm tình với Trung Quốc giảm xuống mức 18%, giảm 8,3% so với năm 2010.

Những con số trên phản ánh quan hệ căng thẳng giữa hai nước sau khi Tokyo quốc hữu hóa ba hòn đảo trong nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông, Bộ Ngoại giao Nhật Bản bình luận.

Số lượng người không cảm nhận được quan hệ song phương với Trung Quốc tăng thêm 16,5% so với cuộc thăm dò năm 2010, đạt mức 92,8% - mức cao nhất trong những năm qua. Chỉ 4,8% người tham gia cuộc thăm dò cảm thấy quan hệ song phương giữa hai nước đang ở trong trạng thái bình thường.

59% người dân Nhật Bản cũng không coi Hàn Quốc là đất nước thân thiện, tăng 23,7% so với kết quả của một cuộc khảo sát năm ngoái. Trong khi đó, số người coi Hàn Quốc là đất nước thân thiện giảm 23% xuống mức 39,2%. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ người dân Nhật Bản có thiện cảm với Hàn Quốc giảm xuống dưới mức 40% trong 15 năm qua.

Chuyến thăm nhóm đảo Dokdo/Takeshima của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào ngày 10/8 là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ người dân không có có thiện cảm với Hàn Quốc tăng.

Ngược lại, tỷ lệ người dân coi Mỹ là bạn đạt mức 84,5%, tăng 2,5% so với cuộc thăm dò trước. Số người có ác cảm với Washington giảm 1,8% và đạt mức 13,7%.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine?
08:27:21 24/11/2024
Xe bán tải đậu bên đường, cảnh sát nghi ngờ nên đến kiểm tra, kết thúc bi thảm với 7 người thiệt mạngXe bán tải đậu bên đường, cảnh sát nghi ngờ nên đến kiểm tra, kết thúc bi thảm với 7 người thiệt mạng
20:18:40 22/11/2024
Cựu Thủ tướng Đức Merkel lo ngại về ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với ông TrumpCựu Thủ tướng Đức Merkel lo ngại về ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với ông Trump
21:07:17 23/11/2024
Giới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoàGiới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoà
08:58:27 24/11/2024
Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cửCảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử
17:16:56 22/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công tên lửa của NgaBộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Nga
12:27:08 23/11/2024
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào UkraineĐồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine
22:01:59 22/11/2024
Tổng thống Nga bình luận về hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới OreshnikTổng thống Nga bình luận về hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới Oreshnik
08:27:18 23/11/2024

Tin đang nóng

Tạm giữ hình sự đối tượng ném con 3 tháng tuổi xuống mương nướcTạm giữ hình sự đối tượng ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước
12:09:07 24/11/2024
Xôn xao hình ảnh cô dâu mặc váy ngắn, đi dép lê trong ngày cưới, 1 triệu người xem và tranh cãiXôn xao hình ảnh cô dâu mặc váy ngắn, đi dép lê trong ngày cưới, 1 triệu người xem và tranh cãi
11:01:53 24/11/2024
Subeo nhà Cường Đô La "đốn tim" công chúng với khoảnh khắc ấm cúng bên em gái Suchin dịp cuối tuầnSubeo nhà Cường Đô La "đốn tim" công chúng với khoảnh khắc ấm cúng bên em gái Suchin dịp cuối tuần
12:48:33 24/11/2024
Nữ NSƯT duy nhất khiến cố nghệ sĩ Vũ Linh muốn cưới làm vợ là ai?Nữ NSƯT duy nhất khiến cố nghệ sĩ Vũ Linh muốn cưới làm vợ là ai?
13:13:48 24/11/2024
Sao Việt 24/11: Thanh Hằng phản hồi về sự cố "gãy cánh" trên sân khấuSao Việt 24/11: Thanh Hằng phản hồi về sự cố "gãy cánh" trên sân khấu
13:27:20 24/11/2024
Bức ảnh ăn mỳ oan nghiệt khiến nữ thần quốc dân chịu đòn trừng phạt nặng nềBức ảnh ăn mỳ oan nghiệt khiến nữ thần quốc dân chịu đòn trừng phạt nặng nề
13:34:04 24/11/2024
Sao nhí bất hạnh nhất showbiz 39 tuổi vẫn như đứa trẻ lên 10Sao nhí bất hạnh nhất showbiz 39 tuổi vẫn như đứa trẻ lên 10
13:48:40 24/11/2024
Tây Du Ký bản mới của Châu Tinh Trì gây thất vọng lớnTây Du Ký bản mới của Châu Tinh Trì gây thất vọng lớn
14:39:12 24/11/2024

Tin mới nhất

Thiết bị bay không người lái bí ẩn xuất hiện gần các căn cứ của Mỹ tại Anh

Thiết bị bay không người lái bí ẩn xuất hiện gần các căn cứ của Mỹ tại Anh

16:03:17 24/11/2024
Theo báo cáo, loại vũ khí dự kiến được lưu trữ là bom B61-12 có sức công phá mạnh gấp ba lần so với quả bom nguyên tử Mỹ từng thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Iraq triệt phá một chi nhánh của IS tại tỉnh Kirkuk

Iraq triệt phá một chi nhánh của IS tại tỉnh Kirkuk

16:01:49 24/11/2024
Thông báo cũng nói rõ nhóm này đang lên kế hoạch tấn công các cơ quan của Chính phủ Iraq và các quan chức cấp cao ở tỉnh Kirkuk.
Hungary triển khai hệ thống phòng không gần biên giới với Ukraine

Hungary triển khai hệ thống phòng không gần biên giới với Ukraine

15:59:48 24/11/2024
Phản ứng trước tình hình này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã triệu tập cuộc họp Hội đồng Quốc phòng để thảo luận về những diễn biến mới tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Căng thẳng tại Trung Đông: Mỹ cam kết thúc đẩy giải pháp ngoại giao tại Liban

Căng thẳng tại Trung Đông: Mỹ cam kết thúc đẩy giải pháp ngoại giao tại Liban

15:42:41 24/11/2024
Trong ngày 23/11, Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào Liban khiến ít nhất 55 người thiệt mạng, chủ yếu ở trung tâm thủ đô Beirut, đồng thời phá hủy một tòa nhà dân cư.
So sánh sự khác biệt trong cách đặt tên các loại vũ khí giữa Nga và phương Tây

So sánh sự khác biệt trong cách đặt tên các loại vũ khí giữa Nga và phương Tây

15:40:01 24/11/2024
Các hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Buratino (Pinocchio) và Solntsepyok ( Nơi mặt trời chiếu sáng ) cũng có những cái tên nghe có vẻ vô hại.
Nhân vật tiềm năng làm đặc phái viên cuộc chiến ở Ukraine trong chính quyền Trump 2.0

Nhân vật tiềm năng làm đặc phái viên cuộc chiến ở Ukraine trong chính quyền Trump 2.0

15:37:41 24/11/2024
Theo tiết lộ của các nguồn tin ẩn danh, hiện nay chưa có vị trí đặc phái viên nào dành riêng cho việc giải quyết xung đột Nga-Ukraine, nhưng ông Trump đang cân nhắc tạo ra vị trí này.
Mỹ điều chỉnh chiến lược hạt nhân sau động thái mới nhất của Nga

Mỹ điều chỉnh chiến lược hạt nhân sau động thái mới nhất của Nga

14:20:40 24/11/2024
Báo cáo 791 được đệ trình lên Quốc hội Mỹ mới đây mô tả chiến lược sử dụng hạt nhân của Mỹ đã chỉ ra những thay đổi cần thiết để ứng phó với các thách thức mới. Báo cáo này yêu cầu Mỹ cần:
Lở đất và lũ quét ở Indonesia, nhiều người thương vong

Lở đất và lũ quét ở Indonesia, nhiều người thương vong

14:04:17 24/11/2024
Trong khi đó, lũ quét tấn công huyện Nam Tapanuli lúc 1 giờ 30 phút sáng cùng ngày cũng giờ địa phương khiến 2 người thiệt mạng và 3 người bị thương. Hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang diễn ra.
Nổ súng gần Đại sứ quán Israel tại Jordan

Nổ súng gần Đại sứ quán Israel tại Jordan

14:03:34 24/11/2024
Cảnh sát và xe cứu thương đã nhanh chóng đến khu Rabiah, nơi đặt Đại sứ quán. Trong quá trình truy tìm thủ phạm, cảnh sát đã kêu gọi người dân ở trong nhà.
Tổng thống Nga Putin ký ban hành Luật cấm "Tuyên truyền không sinh con"

Tổng thống Nga Putin ký ban hành Luật cấm "Tuyên truyền không sinh con"

13:50:14 24/11/2024
Việc giảm dân số không chỉ ảnh hưởng đến lực lượng lao động mà còn gây ra áp lực lớn lên hệ thống phúc lợi xã hội và triển vọng kinh tế dài hạn của đất nước.
EU đưa ra 'cành ô liu' tạm thời cho ông Trump về thương mại

EU đưa ra 'cành ô liu' tạm thời cho ông Trump về thương mại

13:46:24 24/11/2024
Tín hiệu hòa giải này nhằm tránh một cuộc chiến thương mại mới, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó nếu các lời đe dọa thuế quan trở thành hiện thực.
Bão Bert gây nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

13:44:09 24/11/2024
Còn tại Ireland, cơ quan khí tượng nước này cũng đã ban hành cảnh báo vàng về gió rất mạnh và mưa lớn. Bão Bert đã khiến ít nhất 60.000 ngôi nhà ở nước này mất điện, trong khi nhiều tuyến đường bộ và một số tuyến tàu hỏa bị đình chỉ do ...

Có thể bạn quan tâm

Đỉnh Fansipan ở Sa Pa xuất hiện băng

Đỉnh Fansipan ở Sa Pa xuất hiện băng

Du lịch

16:50:57 24/11/2024
Chuyên gia thời tiết lý giải băng xuất hiện ở đỉnh Fansipan do khu vực này trời đang quang mây, nhiệt độ xuống thấp. Hơi nước, sương đọng trên bề mặt gặp nhiệt độ thấp sẽ kết thành băng.
Lý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nước

Lý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nước

Sức khỏe

16:16:03 24/11/2024
Khi bàng quang được dung nạp khoảng 250-350 ml nước tiểu, nó sẽ kích thích cơ thể gây nên cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, ở một số người có dung tích bàng quang tương đối nhỏ, nhanh đầy, tần suất đi tiểu sẽ cao hơn.
Nước lũ lên nhanh, người dân Quảng Ngãi chạy lũ trong đêm

Nước lũ lên nhanh, người dân Quảng Ngãi chạy lũ trong đêm

Tin nổi bật

16:15:59 24/11/2024
Tại phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, mực nước đã tràn vào 70 nhà dân ở tổ dân phố 1. Trước tình hình đó, lực lượng chức năng đã kịp thời sơ tán 4 hộ dân với 7 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 24/11/2024: Bọ Cạp có vận may tốt nhất

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 24/11/2024: Bọ Cạp có vận may tốt nhất

Trắc nghiệm

16:09:47 24/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 24/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bé gái 6 tuổi giận dữ bỏ nhà đi, phản ứng của 2 chị em khiến người mẹ ấm lòng

Bé gái 6 tuổi giận dữ bỏ nhà đi, phản ứng của 2 chị em khiến người mẹ ấm lòng

Netizen

16:04:59 24/11/2024
Tình yêu và sự hỗ trợ giữa các thành viên trong gia đình rất cần thiết. Dù có tranh cãi, các chị em vẫn biết bảo vệ và chăm sóc cho nhau, cho thấy gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc.
Sườn cốt lết sốt teriyaki mềm ngon đậm đà cho cuối tuần, chồng con mê mẩn chỉ ở nhà để ăn

Sườn cốt lết sốt teriyaki mềm ngon đậm đà cho cuối tuần, chồng con mê mẩn chỉ ở nhà để ăn

Ẩm thực

16:03:25 24/11/2024
Cuối tuần chị em chỉ cần nấu món sườn cốt lết sốt teriyaki kiểu này là đủ để cả gia đình hào hứng và ăn no căng bụng.
Quả bí ngô "khổng lồ" 10 người vạm vỡ chưa chắc khiêng nổi

Quả bí ngô "khổng lồ" 10 người vạm vỡ chưa chắc khiêng nổi

Lạ vui

15:51:54 24/11/2024
Chủ nhân quả bí ngô đặc biệt này là Travis Gienger - một giáo viên dạy làm vườn và cảnh quan 43 tuổi tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Anoka, anh trồng bí ngô từ khi còn là một thiếu niên theo bước chân của cha mình.
Tuấn Ngọc lên ngôi Á vương 1 Mr World, bạn gái có ngay động thái đặc biệt giữa tin rạn nứt

Tuấn Ngọc lên ngôi Á vương 1 Mr World, bạn gái có ngay động thái đặc biệt giữa tin rạn nứt

Sao việt

15:47:58 24/11/2024
Tuấn Ngọc và mỹ nhân này từng vướng tin chia tay vì không còn xuất hiện chung trong các sự kiện, ít tương tác qua lại trên MXH.
'Lấy danh nghĩa người nhà' bản Hàn dù hay nhưng có rating ảm đạm

'Lấy danh nghĩa người nhà' bản Hàn dù hay nhưng có rating ảm đạm

Phim châu á

14:35:55 24/11/2024
So với bản gốc của Trung Quốc, bộ phim cắt giảm khá nhiều chi tiết vì thời lượng hạn chế. Có lẽ vì vậy mà Family by choice chưa thu hút được khán giả.
Chúc Tự Đan tự sửa kịch bản 'Vĩnh dạ tinh hà' để gần gũi Ngu Thư Hân

Chúc Tự Đan tự sửa kịch bản 'Vĩnh dạ tinh hà' để gần gũi Ngu Thư Hân

Hậu trường phim

14:30:37 24/11/2024
Diễn viên Chúc Tự Đan trong vai Mộ Dao, thừa nhận đã tự thay đổi kịch bản của Vĩnh dạ tinh hà chỉ để... skinship với Ngu Thư Hân.
Quỳnh Nga nhảy samba, hot girl 'Đảo thiên đường' bật khóc ở 'Bước nhảy Hoàn vũ'

Quỳnh Nga nhảy samba, hot girl 'Đảo thiên đường' bật khóc ở 'Bước nhảy Hoàn vũ'

Tv show

14:27:22 24/11/2024
Ở tập 1 của Bước nhảy Hoàn vũ 2024 , Quỳnh Nga nhảy đương đại kết hợp samba, người chơi Đảo thiên đường - Hooyeon bật khóc khi không thể ghép cặp, vì không được nam vũ công nào lựa chọn.