Vì sao Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi trở lại làm việc?
Việc dân số giảm đi lần đầu tiên sau 6 thập kỷ và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh buộc Trung Quốc phải kêu gọi người trên 60 tuổi trở lại lực lượng lao động.
Lời tòa soạn:
Hình ảnh người già tiếp tục làm việc trong những năm tháng hưu trí không còn là hiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề già hóa dân số, thiếu lao động đã được giải quyết phần nào nhờ lực lượng “tóc bạc” này.
Theo tờ Economic Daily, sau hơn 3 thập kỷ thực hiện chính sách một con, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc dự báo, số người trên 60 tuổi ở nước này vào năm 2035 sẽ đạt 400 triệu, bằng 30% dân số. Tới 2050, số người cao tuổi sẽ tăng lên hơn 500 triệu.
Tình trạng này đang gây áp lực nặng nề lên quỹ lương hưu nhà nước, các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi và dịch vụ y tế. Để đối phó với khó khăn trước mắt, truyền thông Trung Quốc đã kêu gọi 137 triệu người cao tuổi khỏe mạnh trở lại làm việc.
“Trước tình trạng dân số già hóa, việc người cao tuổi trở lại lực lượng lao động là cần thiết, và bản thân họ cũng mong muốn tiếp tục làm việc”, một chuyên gia tại Học viện Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc nói.
Hiện tại, tuổi nghỉ hưu ở Trung Quốc là 60 với nam và 55 với nữ, thấp hơn các nước phát triển như Nhật Bản hay Pháp. Bắc Kinh đang tính tới việc kéo dài thời hạn về hưu, nhưng các chính sách cụ thể vẫn đang được thảo luận.
Video đang HOT
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc có 6,6 triệu người lao động từ 60 tuổi trở lên vào năm 2022, tương đương 8,8% lực lượng lao động. Số liệu này cho thấy người cao tuổi ở đại lục sẵn sàng trở lại làm việc nếu có cơ hội.
“Kiềm tiền chỉ là phụ, điều quan trọng nhất là tôi có thể sử dụng kiến thức của mình để đóng góp cho xã hội”, ông Tôn, một nhà nghiên cứu 64 tuổi cho biết.
Người lao động cao tuổi tại Trung Quốc. Ảnh: VGC
Không chỉ trở lại làm việc, người cao tuổi ở Trung Quốc còn không ngần ngại sử dụng công nghệ và mạng xã hội như giới trẻ.
Một chủ nhà hàng ở Bắc Kinh tiết lộ, chỉ ít lâu sau khi nghỉ kinh doanh ở tuổi 60, ông đã mở lại một nhà hàng nhỏ. Lần này, ông sử dụng mạng xã hội Douyin để hỗ trợ việc kinh doanh, và nó đã phát huy hiệu quả rõ rệt. “Tôi có thể bán được 100 suất chân giò mỗi ngày. Tôi cảm thấy thoải mái khi được làm việc”, người chủ nhà hàng nói với Tân Hoa Xã.
Ủy ban Dân số Trung Quốc cho biết, nghề nghiệp của người cao tuổi vô cùng đa dạng, bao gồm bảo vệ, nhân viên bán hàng, kỹ sư, nhà nghiên cứu… Điểm chung của các đối tượng lao động này là khỏe mạnh và năng động, và họ được gọi chung là “người cao tuổi sôi nổi”.
Tuy vậy, việc người cao tuổi trở lại làm việc cũng có nhiều khó khăn, liên quan tới các vấn đề phúc lợi và an toàn lao động.
“Khi thuê người trên 60 tuổi, chủ lao động chỉ cần trả lương mà không phải đóng các chi phí xã hội khác. Luật hiện hành không bảo vệ người cao tuổi khi đi làm. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc tai nạn, họ có thể phải chịu thiệt thòi vì đã quá tuổi nghỉ hưu”, ông Trương, chuyên gia tới từ Đại học Kinh tế và Kinh doanh thủ đô cho biết.
Theo chuyên gia này, Chính phủ Trung Quốc cần có các chính sách để bảo vệ quyền lợi của lao động cao tuổi. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần trở nên linh hoạt khi sử dụng người lao động hơn 60 tuổi, không nên yêu cầu họ đảm nhận các công việc đòi hỏi quá nhiều thể lực hoặc có nguy cơ cao.
Đối phó với tình trạng già hóa, Trung Quốc thúc đẩy hệ thống chăm sóc người cao tuổi
Trung Quốc vừa ban hành hướng dẫn cho tất cả các tỉnh xây dựng hệ thống chăm sóc người cao tuổi cơ bản trước năm 2025, trong một động thái mới nhất nhằm ngăn chặn khủng hoảng nhân khẩu học.
Các nhà dưỡng lão đắt đỏ nằm ngoài tầm với của nhiều người già Trung Quốc. Ảnh: AFP
Ai sẽ chăm sóc người già ở Trung Quốc với đồng lương hưu ít ỏi là một trong những vấn đề đau đầu nhất mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đối mặt khi ứng phó trước cuộc suy thoái nhân khẩu học đầu tiên của đất nước kể từ Cách mạng Văn hóa.
Chính phủ nước này đã huy động các nguồn lực để đảm bảo rằng các nhóm tuổi dễ bị tổn thương sẽ được chăm sóc trong bối cảnh xã hội già đi. Năm 2020, Trung Quốc ghi nhận công dân từ 65 tuổi trở lên chiếm 13,5% dân số, so với 8,87% vào năm 2010.
"Thúc đẩy xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cơ bản là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược quốc gia tích cực ứng phó với già hóa dân số và đạt được sự bình đẳng hóa các dịch vụ công cơ bản", hãng thông tấn Tân Hoa đăng ban hành của chính phủ ngày 21/5.
Chính phủ yêu cầu tất cả các tỉnh thực hiện theo danh sách các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cơ bản, dựa trên các yếu tố như mức độ phát triển kinh tế và xã hội và tình hình tài chính.
Các dịch vụ bao gồm hỗ trợ vật chất, điều dưỡng và chăm sóc. Các tỉnh phải cung cấp dịch vụ thăm nom và chăm sóc người già neo đơn và các gia đình gặp khó khăn về tài chính.
Chính sách một con của Trung Quốc trong giai đoạn 1980-2015 đã đẩy quốc gia tỷ dân này vào tình cảnh ngày càng có nhiều người già sống một mình.
Các nhà dưỡng lão đắt đỏ nằm ngoài tầm với của nhiều người già, trong khi các cơ sở chăm sóc công cộng thường không phù hợp với điều kiện sống, để lại một khoảng trống trên thị trường về nơi ở dành cho người về hưu chất lượng với giá cả phải chăng.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc dự đoán số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ mức 280 triệu hiện nay lên 400 triệu vào năm 2035. Các nhà phân tích cho biết rất có thể sẽ cần khoảng 40 triệu giường trong các cơ sở cộng đồng và viện dưỡng lão so với con số 8 triệu ít ỏi hiện giờ.
Tân Hoa Xã cho biết các cơ sở chăm sóc người cao tuổi mới được xây dựng sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn của chính phủ, trong khi các cơ sở cũ sẽ được cải tạo để mang lại môi trường an toàn, thuận tiện và thoải mái.
Các tỉnh cũng cần phải cải thiện dịch vụ hệ thống lương hưu cơ bản và triển khai hệ thống an ninh chăm sóc dài hạn kết nối bảo hiểm, phúc lợi và hỗ trợ.
11 trong số 31 khu vực pháp lý cấp tỉnh của Trung Quốc đang bị thâm hụt ngân sách lương hưu. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc do nhà nước điều hành dự báo hệ thống hưu trí sẽ cạn tiền vào năm 2035.
Lý do người cao tuổi 'chiếm lĩnh' thị trường lao động ở Hàn Quốc Trong năm 2022, Hàn Quốc lần đầu ghi nhận số người lao động trên 60 tuổi đông hơn những người lao động ở độ tuổi 20. Hình ảnh người già tiếp tục làm việc trong những năm tháng hưu trí không còn là hiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề già hóa dân số, thiếu lao động đã được giải...