Vì sao trẻ mãi không trưởng thành?
Trang Verywell Family chỉ ra năm sai lầm trong cách dạy dỗ của bố mẹ khiến con ngày càng ỷ lại và không thể trưởng thành.
Tự làm mọi thứ
Nhiều bố mẹ thường không muốn con làm việc nhà vì sợ sẽ làm vỡ, làm hỏng cái gì đó. Họ giành làm luôn mọi thứ cho con, chẳng hạn nhiều bà mẹ tự rửa bát, giành việc sắp xếp hành lý, đóng gói vali với con vì sợ con quên, bỏ sót thứ gì đó.
Bố mẹ tự làm thì mọi việc sẽ nhanh hơn. Nhưng nếu trẻ được tự làm thì sẽ học thêm kỹ năng sống, xử lý mọi việc độc lập. Đôi khi trẻ có thể gây rối, làm mọi việc đổ bể nhưng chính từ những kinh nghiệm đó, chúng mới rút ra được bài học.
Can thiệp ngay khi con gặp khó khăn
Nhiều bố mẹ lo lắng thái quá đến mức ngay khi thấy con gặp chút khó khăn trong cuộc sống là can thiệp. Chẳng hạn con kêu bài tập về nhà khó, bố mẹ vội vàng ngồi xuống giải giúp. Hay khi con chẳng may ngã, bố mẹ hốt hoảng lao vào, xuýt xoa rồi đỡ dậy.
Nếu muốn trẻ trưởng thành, bố mẹ cần dạy cho chúng cách đối phó với những cảm xúc khó chịu như thất vọng, hụt hẫng. Trẻ cũng cần cơ hội tự thực hành các kỹ năng giải quyết vấn đề. Bài tập khó, hãy để trẻ tự suy nghĩ tìm cách giải. Trẻ bị ngã, hãy để chúng tự đứng lên, tự phủi quần áo.
Vội vàng giải cứu ngay khi trẻ chớm gặp khó khăn có thể khiến chúng không thể học được cách tự vượt qua thử thách.
Bố mẹ không nên vội vàng can thiệp khi con gặp khó khăn. Ảnh: Psycom
Video đang HOT
Quản lý tất cả hoạt động của con
Nhìn con tự làm mọi thứ theo cách riêng có thể khiến bố mẹ lo lắng vì sợ sẽ làm không đúng. Nhiều bố mẹ muốn mọi việc đi đúng quỹ đạo nên quản lý mọi hoạt động của con, yêu cầu con báo cáo tất cả những gì đã làm.
Chẳng hạn trẻ muốn mặc bộ nào đó đi chơi với bạn, bố mẹ cũng phải quản lý và đưa ra ý kiến. Tư tưởng này rất có hại, khiến trẻ ý lại, phụ thuộc vào người lớn. Trẻ cần được bố mẹ cho cơ hội để cư xử có trách nghiệm với hành động của bản thân.
Không để trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi
Có rất nhiều đứa trẻ, mặc dù lớn bố mẹ vẫn không dám để ở nhà một mình, hay để tự sang đường. Nhiều phụ huynh lo sốt vó, sợ chẳng may con gặp rủi ro, hay tổn thương nào đó. Họ không nhận ra con đủ tuổi để tham gia, trải nghiệm một số hoạt động xã hội, hoạt động cuộc sống thường ngày.
Trẻ đôi khi mắc sai lầm, bị tổn thương nhưng nếu hậu quả ở mức chấp nhận được thì bố mẹ nên để chúng trải nghiệm. Chịu những hậu quả tự nhiên do sai lầm bản thân gây ra sẽ khiến trẻ trưởng thành, cứng cáp hơn và cũng đưa ra các lựa chọn chính xác hơn.
Đề ra nguyên tắc cứng nhắc
Một số phụ huynh duy trì nguyên tắc cứng nhắc trong nhà, dù chúng thật sự chẳng cần thiết. Chẳng hạn việc cứ đúng một giờ trưa là con phải đi ngủ hay bữa tối phải ăn đúng giờ, không được chậm trễ. Các quy tắc này tất nhiên bố mẹ đưa ra để tốt cho con, nhưng đôi khi những điều lệ quá cứng nhắc và độc đoán có thể gây hại cho chúng.
Quy tắc là tốt, nhưng trẻ cần hiểu rằng sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ con bạn không được nói leo, nhưng nếu có vấn đề không ổn xảy ra như cháy nhà thì con cần xen vào để thông báo cho bố mẹ.
Thay vì chỉ đưa ra quy tắc cứng nhắc, bố mẹ hãy dạy cho tư duy linh hoạt, sẵn sàng bẻ cong quy tắc nếu cần.
Thanh Hương
Theo Verywell Family/VNE
"Năm học mới mong con không phải cắm mặt vào sách vở và học thêm"
Vào năm học mới, phụ huynh có vô vàn ước vọng con họ được học những điều riêng biệt ở trường.
Hơn 22 triệu học sinh cả nước đã chính thức trở lại trường học bằng khai giảng hôm qua 5/9. Ngoài mong con được học kiến thức, kỹ năng phụ huynh có những mong ước riêng biệt cho con họ trong môi trường học đường.
Anh Tiến, có con năm nay vào học lớp Chồi, Trường Mầm non ở Thủ Đức (TP.HCM) cho hay, hôm qua anh rất vất cả mới đưa con quay lại lớp bởi ba tháng hè đã chơi quen. Dù vậỵ anh rất vui trước sự trưởng thành của con sau một năm theo học ở ngôi trường này.
(Ảnh: Lê Anh Dũng)
"Nghỉ hè nhưng cháu nhớ tên hai cô giáo dạy lớp mầm ở trường và tên của nhiều bạn trong lớp. Những ngày nghỉ hè Nguyên thường xuyên nhắc hai cô và khi được hỏi có thích đi học không thì trả lời có. Điều tôi vui nhất là sự ân cần, yêu thương, quan tâm của hai cô giáo đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng một đứa bé ba tuổi. Chứng kiến nhiều lần con nhắc tên hai cô giáo tôi vui lắm. Hôm qua, đưa con tới trường, thấy hai cô giáo cũ, con chạy lại vòng tay chào"- anh kể.
Tuy nhiên, điều anh Tiến còn lấn cấn đó là mỗi khi thấy một món đồ yêu thích Nguyên đều đòi cho bằng được và nếu không được mua thì lăn ra ăn vạ. Dù anh đã uốn nắn nhưng con vẫn chưa bỏ được tình này. "Năm học mới, tôi chưa thể đòi hỏi nhiều ở con- một đứa bé 4 tuổi. Nhưng tôi cũng không thể quên câu "dạy con từ thuở còn thơ". Vì vậy tôi mong con được cô giáo uốn nắn để biết kìm nén sở thích trước một đồ vật mà con thích, biết học cách tự lập, biết chia sẻ, ngoan ngoan. Tất nhiên tôi muốn cô giáo mới của con vẫn luôn yêu thương, nhẹ nhàng, ân cần với con, để hết năm học 4 tuổi con luôn nhớ về như hai cô giáo cũ"- anh nói.
Anh Phùng, Quận 2, có hai con, một học lớp 7, một học lớp 3 thì chia sẻ, điều anh mong không có gì lớn lao mà hai con sẽ được học bình thường như những đứa trẻ khác. Đó là con học kiến thức ít lại, chơi nhiều hơn một chút để đừng mất tuổi thơ.
"Con lớn của tôi hiện nay học 1 buổi ở trường nên thời gian của cháu khá thoải mái. Buổi còn lại tự học ở nhà và như thế có thời gian để chơi những thứ cháu thích. Nhưng còn con nhỏ thì học bán trú nên về nhà chỉ chơi thôi. Điều tôi vui là cả hai con đều học ở môi trường học tốt" - anh Phùng nói.
Theo anh Phùng, con lớn của anh hiện nay khá ổn. Cháu đã học kỹ năng ở trường và được giáo dục rất kỹ lưỡng nên dù ở thành phố cháu cũng khá tự lập. Nhiều gia đình phải đưa đi đón về thì con lớn tự đi về tới trường.
"Cháu cũng biết chia sẻ, thương người, mỗi khi thấy hoàn cảnh nào khó khăn đều rất mủi lòng. Do vậy điều tôi mong là con cứ lớn lên đúng lứa tuổi cho nhẹ nhàng chứ không cần học gì thêm. Còn cháu nhỏ hiện mới học lớp 3 và chỉ lo chơi nên không biết muốn gì nữa.Thôi thì bé còn nhỏ hãy cho bé một tuổi thơ đúng nghĩa.Tôi mong con ở trường cũng được thoải mái, được chơi đúng với lửa tuổi. Tất nhiên tôi cũng mong con được học những lễ nghĩa cơ bản để sau này con biết yêu thương, chia sẻ và cảm thông..."- anh nói.
Có con gái vào học lớp 7, chị Ngân, quận Tân Bình TP.HCM lại mong ngoài học những điều theo quy định sẽ được học thêm nhiều kỹ năng ở trường. "Tôi nghĩ kiến thức như vậy là quá nhiều nhưng con gái thì phải biết nhẹ nhàng, khéo léo. Do vậy mong cô giáo dạy cho cháu nhiều kỹ năng mềm hơn".
Còn chị Hương có con đang học cấp 3 ở TP.HCM thì mong con sẽ không phải suốt ngày bù đầu vào sách vở và học thêm khi tới trường trong năm học mới. Thừa nhận tính thẳng thắn, chị Hương nói "tôi chỉ mong con không phải cắm mặt vào sách vở và học thêm. Mỗi lúc ở trường con không phải áp lực bài vở mà có thêm thời gian học thêm kỹ năng sống, chơi thể thao rèn luyện thể chất".
Mong con không phải cắm mặt vào sách vở mà được học nhiều kỹ năng hơn (Ảnh: Thanh Tùng)
Nhưng chị Hương cũng lo mong muốn không bị áp lực điểm số là câu chuyện nhiều tập, nói mãi vẫn thế.
Người mẹ này cho hay, chị mong như vậy vì lâu nay phụ huynh dường như chỉ mong con tới trường được học thầy giỏi, cô giỏi và thành một học sinh giỏi. Phụ huynh cấp một thì mong con được học thầy giỏi, cô giỏi để vào cấp hai. Có con học cấp 2 lại mong học thật nhiều kiến thức để vào cấp 3 trường chuyên, còn vào cấp 3 rồi thì mong đỗ đại học, vào đại học lại học giỏi xin việc như...như vậy mất 16 năm chỉ để mong con học giỏi và đứa trẻ từ nhỏ tới lớn chỉ biết vùi đầu vào kiến thức.
Còn phụ huynh Kim Cương, TP.HCM cho rằng giáo dục là dạy tất về cả kỹ năng, kiến thức, hành vi, nhân cách, đạo đức và kiến thức. Là một phụ huynh anh Cương muốn con mình ở trường được giáo dục đúng nghĩa: tiếp thu kiến thức, hoàn thiện nhân cách, từ đó mới có những kỹ năng sống, hành vi, thái độ tốt đối với xung quanh, đối với đồng loại, xa hội... "Tóm lại, là một phụ huynh thì luôn muốn con mình tới trường được giáo dục để sống tốt, có kiến thức, để có tương lai và đóng góp hoặc tồn tại trong xã hội.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Cha mẹ Việt dạy con điều hay lẽ phải nhưng khi ra đường lại hay khôn vặt, lách luật trước mặt chính con của mình Chị Phan Hồ Điệp từ lâu đã nổi tiếng trong giới phụ huynh khi là người đứng sau sự thành công của con trai, thần đồng Đỗ Nhật Nam. Mới đây chị Hồ Điệp đã chia sẻ kinh nghiệm dạy con đến những phụ huynh thay vì dạy điều hay lẽ phải, thì thường xuyên có hành động sai trái trước mặt con...