Vì sao tiêu thụ quá nhiều protein làm giảm ham muốn?
Protein là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein mang lại không ít rủi ro cho cơ thể, trong đó có nguy cơ giảm ham muốn chuyện ấy .
Protein là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp các axit amin giúp tăng cường sửa chữa mô, bảo vệ khối lượng cơ và hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein, nghĩa là vượt quá mức mức khuyến cáo từ 10% đến 35% trong chế độ ăn uống, không chỉ làm giảm ham muốn mà có thể gây ra các biến chứng khác ảnh hưởng đến ham muốn và chức năng chuyện ấy.
Ăn quá nhiều protein ảnh hưởng đến chức năng chuyện ấy – Ảnh minh họa: Shutterstock
Ăn quá nhiều protein có thể dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ sỏi thận và nếu bạn tiêu thụ các nguồn protein béo như thịt đỏ và phô mai, nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và một số loại ung thư sẽ cao hơn. Chế độ ăn giảm cân low-carb hoặc ketosis, khiến cơ thể bạn phải dựa vào chất béo để tạo ra năng lượng, gây thêm rủi ro cho các vấn đề sức khỏe. Mặc dù chế độ ăn ketogenic có thể hữu ích trong một số trường hợp nhưng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì chế độ này không lành mạnh hoặc có hiệu quả để giảm cân, và thậm chí có thể gây buồn nôn, nôn, khó thở, táo bón, chán ăn.
Phần protein hấp thụ thừa do ăn quá nhiều, cũng như tác dụng phụ của chế độ ăn low-carb, chẳng hạn như buồn nôn và hơi thở hôi, có thể làm cho chuyện ấy kém hấp dẫn hơn, nhìn từ quan điểm về thể chất và cảm xúc.
Nguồn protein giàu chất béo bão hòa có thể góp phần gây tắc nghẽn động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục, khiến cho việc kích thích trở nên khó khăn. Ngoài ra, việc dung nạp thiếu carbohydrates làm cho não bộ sản xuất serotonin- một chất hóa học tạo cảm giác tốt, dễ chịu trong não bộ. Điều đó có thể khiến bạn trở nên kích động và chán nản, là những trạng thái ngăn ngừa sự hưng phấn, ham muốn chuyện ấy .
Video đang HOT
Ăn quá nhiều protein vào ban đêm có thể làm cho giấc ngủ trở nên khó khăn bằng cách ngăn chặn sản xuất serotonin, nhường chỗ cho sự mệt mỏi. Nghiên cứu do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia thực hiện năm 2009 cho thấy 20% người Mỹ đã mất quan tâm đến chuyện ấy hoặc ít quan hệ hơn do buồn ngủ.
Đề xuất lượng protein lý tưởng cho chức năng chuyện ấy
Theo nghiên cứu, mức nhu cầu protein hàng ngày đáp ứng tốt nhất cho hoạt động cơ thể là khoảng 46 gram đối với hầu hết phụ nữ và 56 gram đối với hầu hết nam giới, tính tất cả các nguồn protein dinh dưỡng trong bữa ăn cân bằng và đồ ăn nhẹ.
Theo kienthuc.net.vn
Mỡ máu cao ảnh hưởng tới chuyện ấy thế nào?
Cholesterol máu cao hay còn gọi là mỡ máu cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, trong đó có những ảnh hưởng nhất định tới ham muốn và khả năng tình dục.
Cholesterol - Một nhân tố giúp hình thành hormon giới tính
Mọi người đã biết nhiều đến tác hại của cholesterol nhưng lại chưa hiểu nhiều về tác dụng của nó. Cholesterol là một hợp chất không thể thay thế, đóng vai trò trung tâm xây dựng màng tế bào, hormon sinh dục và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, trong đó có việc hình thành các hormon giới tính. Ở nữ giới, cholesterol giúp hỗ trợ hình thành estrogen và progesterone. Còn ở nam giới, nó kích thích sản xuất testosterone. Nếu không có những hormon này thì chúng ta sẽ không có những đặc điểm sinh lý riêng biệt như ngực nở ở phụ nữ và lông ở đàn ông. Cholesterol cũng rất cần thiết cho quá trình sinh sản. Ngoài ra, nó cũng chịu trách nhiệm trong việc tạo ra vitamin D trong cơ thể, giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
Cholesterol làm giảm ham muốn ở nữ giới
Cholesterol cao cũng làm giảm ham muốn ở nữ giới, là "thủ phạm" gây ra giảm hứng thú tình dục ở nữ giới. Ở phụ nữ, mỡ máu cao có thể tác động đến sự bôi trơn, gây đau khi giao hợp và làm giảm ham muốn. Lời khuyên của bác sĩ khi xác định được nguyên nhân gây ảnh hưởng đến "chuyện yêu" là do cholesterol máu cao là thay đổi lối sống và chế độ ăn. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ kê đơn uống thuốc giúp giảm nồng độ cholesterol.
Mỡ máu cao ảnh hưởng ham muốn và khả năng tình dục.
Cholesterol cao dẫn đến rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương ở nam giới là hệ quả của nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương như: căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng của một vài loại thuốc và cholesterol cao.
Khi cholesterol máu cao sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, làm máu lưu thông không tốt, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đồng thời, việc máu giảm lưu thông do mỡ máu cao gây ra sẽ có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Hơn nữa, khi cholesterol máu cao sẽ làm tắc nghẽn mạch máu vùng xương chậu. Nam giới có cholesterol máu cao có thể bị rối loạn cương dương do cậu nhỏ không nhận được đủ máu.
Sở dĩ chứng rối loạn cương biểu hiện sớm hơn những biến chứng về tim mạch trên bệnh nhân tăng cholesterol máu là do đường kính động mạch của dương vật nhỏ hơn động mạch vành. Vì vậy, một mảng vữa xơ động mạch tại các mạch dẫn máu tới dương vật sẽ có mức độ bít tắc lớn hơn. Lượng máu tới thể hang của dương vật giảm, làm giảm khả năng cương dương. Rối loạn cương trên bệnh nhân có cholesterol máu cao thường biểu hiện trước một thời gian khá dài so với nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Đồng thời, những mảng xơ vữa tại thành mạch cũng làm giảm chức năng của tế bào nội mô gây ra giảm tiết ôxít nitric (NO) - một chất rất cần thiết điều tiết việc cương cứng của dương vật. Thiếu oxit nitric, áp lực máu trong thể hang tại dương vật không tăng lên đủ mạnh để đóng các tĩnh mạch làm cho máu thoát ra khỏi thể hang và không duy trì sự cương cứng.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để ngăn ngừa những tác hại do cholesterol máu cao gây ra trên tình dục, cần kết hợp nhiều yếu tố. Người bệnh nên đi kiểm tra mỡ máu thường xuyên để phát hiện kịp thời tình trạng mỡ trong máu cao để điều trị.
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn là yếu tố rất quan trọng để làm giảm cholesterol máu. Người bệnh có cholesterol máu cao cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn những chất có nhiều cholesterol. Người bệnh cần chú ý kiểm soát mỡ máu ở ngưỡng an toàn, ngăn chặn việc hình thành các mảng xơ vữa và tổn thương mạch máu. Nên điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn thích hợp. Phần năng lượng do chất béo cung cấp hàng ngày chỉ được chiếm dưới 30% so với tổng năng lượng cần dùng hàng ngày (khoảng 2.200kcalo). Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, pho-mát...).
Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...) vì chúng làm giảm cholesterol toàn phần và giảm cholesterol có hại. Không ăn nhiều thức ăn có cholesterol cao (như thịt, sữa, gan, bơ, lòng súc vật...). Mỗi tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng là vừa. Thịt có màu đỏ (bò, trâu, lợn...) có nhiều cholesterol và acid béo hão hòa và sự hiện diện cả 2 chất này là không lợi cho bệnh tim mạch. Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm cholesterol máu.
Nên ăn nhiều rau quả như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng ớt...
Đồng thời, người có cholesterol máu cao cần có chế độ vận động hợp lý, nên tập thể dục thể thao đều đặn, tránh thừa cân béo phì cũng là một trong những biện pháp có tác dụng phòng ngừa chứng cholesterol máu cao.
Theo khoeplus24h.vn
Dấu hiệu tiền mãn kinh dễ nhận biết nhất chị em cần lưu ý Khi đến tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường khiến các chị em bất ngờ và lo lắng. Những dấu hiệu tiền mãn kinh và triệu chứng tiền mãn kinh thường xuất hiện khi chị em từ ngoài 40 tuổi. Trong giai đoạn này sự suy giảm và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và rối loạn nội tiết tố nữ gây ra...