Vì sao tiền ảo đa cấp vẫn lôi kéo được người tham gia?
Dù được cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ít người vẫn rơi vào cạm bẫy đa cấp tiền ảo và ma trận nhị phân.
Sau khi các bài đăng của nghệ sĩ Việt hôm 11/5 bị bóc mẽ là quảng cáo cho tiền ảo đa cấp, không ít độc giả gửi thắc mắc đến cho PV đặt câu hỏi vì sao vẫn có người bị lừa đảo kiểu này.
Nếu đã làm quen với Internet từ những ngày đầu, hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nhận được email đến từ một nhân vật tự xưng là hoàng tử Nigeria cần tiền trợ cấp. Trò lừa này cực kỳ nổi tiếng ở các nước Tây Phi, lan sang khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và sau đó là toàn thế giới với nhiều biến thể khác nhau, nhưng được gọi chung là Nigerian Prince scam.
Và có một thống kê khó tin nhưng sẽ khiến người ta phải giật mình. Đến năm 2018, trò lừa này vẫn khiến người Mỹ mất 700.000 USD mỗi năm, theo báo cáo của ADT Security Services.
Dạng lừa đảo như Coolcat được thiết kế sao cho người bình thường nhất cũng có thể nhận ra đó là lừa đảo, ngược lại những người không nhận ra chính là nạn nhân.
Nói vậy để thấy rằng, ngay ở những nước được cho là văn minh tiến bộ nhất thế giới, những trò lừa đảo như vậy vẫn có đất sống nhờ đánh vào lòng tham của con người.
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao có người suốt ngày trở thành mục tiêu để kẻ lừa gạt ‘cuỗm’ tiền hay chưa? Đó là một chiêu trò rất cơ bản của kẻ lừa đảo, xin tạm gọi là học thuyết kém thông minh.
Video đang HOT
Bằng việc thiết kế ứng dụng, lập website, gửi email hay bất cứ thứ gì khác, kẻ lừa đảo sẽ cố tình tạo ra những lỗi sơ đẳng, thậm chí là ngớ ngẩn khiến ngay cả một người bình thường nhất cũng sẽ nhận ra đấy là lừa đảo. Chẳng hạn, website bị lỗi font chữ, email sai chính tả, ứng dụng sơ sài kèm theo đó là cam kết lợi nhuận khủng đến vô lý, bảo hiểm rủi ro 100%…
Một khi đã có người mắc bẫy bởi những chiêu trò như vậy, đó chắc chắn là một con mồi cực kỳ béo bở. Thậm chí, những con mồi như vậy sẽ dễ dàng lôi kéo giúp kẻ lừa đảo những con mồi khác còn dễ làm thịt hơn.
Một số hình thức lừa đảo khác cao tay hơn như thuê mướn nghệ sĩ, lồng ghép quảng cáo tiền ảo đa cấp giữa một rừng tiền ảo đang hot trend hiện nay.
Nhưng không phải chỉ có những người kém hiểu biết mới bị lừa gạt. Ngay cả những người bình thường đôi khi cũng bị mờ mắt bởi những trò lừa. Chẳng hạn, trong mô hình đa cấp, kẻ lừa đảo sẽ trả lãi rất cao cho người tham gia và chỉ bỏ chạy khi đã ôm một số tiền đủ lớn. Nhiều người lựa chọn hình thức đầu tư mạo hiểm này và chấp nhận rủi ro có thể mất trắng tiền bạc, một dạng của học thuyết rủi ro cao lợi nhuận khủng (high risk high return).
Cuối cùng, những trò lừa đảo luôn có đất sống trong thế giới công nghệ ngày nay bởi sự tinh vi và thủ đoạn biến đổi từng ngày. Chẳng hạn như dùng người nổi tiếng chiêu dụ, tổ chức các buổi hội thảo hoành tráng, đặt tên nhái theo tên của các loại tiền ảo nổi tiếng thế giới…
“Chung quy cũng chỉ là đánh vào lòng tham. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cứ để người ta mất tiền để trải nghiệm mới tỉnh ra được. Chứ khuyên bảo nhiều lại bị mắng là cắt đường làm giàu của họ. Nghệ sĩ quảng cáo bậy bạ thì trách 1 nhưng ai đâm đầu vào không tìm hiểu thì đáng trách 10″, bạn Trần Hồng (TP.HCM) nhận xét.
Dấu hiệu nhận biết ứng dụng lừa đảo
Các ứng dụng không có sẵn trong "kho", yêu cầu nạp tiền thủ công, lôi kéo người dùng kiểu đa cấp, có thể là lừa đảo.
Không có trên kho ứng dụng
Các ứng dụng bị tố là lừa đảo, như Coolcat, thường không có trên các kho App Store hoặc CH Play. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ứng dụng có uy tín hay không.
Để cài, người dùng được yêu cầu tải về file .apk với máy Android, hoặc sử dụng một cấu hình riêng trên iOS để cài đặt ứng dụng lên iPhone. Một số có thêm phiên bản web để người dùng sử dụng.
Về bảo mật, việc cài đặt file từ bên ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ dính mã độc hoặc phần mềm gián điệp. Ngoài ra, theo các chuyên gia, các ứng dụng lừa đảo thường không thể đưa lên kho vì vi phạm chính sách, hoặc nhà phát triển có ý định "ăn xổi" nên không đầu tư nghiêm túc.
Một trang web giả giao diện App Store và yêu cầu tải cấu hình lên iPhone.
Nạp tiền thủ công
Các ứng dụng lừa đảo thường yêu cầu người dùng nạp tiền để giao dịch hoặc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, cách thức nạp tiền tương đối thủ công. Thay vì có các công cụ nạp/rút tiền tích hợp, người dùng thường được yêu cầu chuyển khoản đến một số tài khoản cá nhân. Chẳng hạn, với Coolcat, người dùng được yêu cầu chuyển tiền đến tài khoản Pham Thi Hong, Nguyen Minh Nhat.
Với phương thức này, người dùng có thể mất tiền nếu sai cú pháp. Ngoài ra, trong trường hợp bị lừa, việc truy tìm các tài khoản cá nhân trên cũng sẽ gặp khó khăn bởi không ít trường hợp lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tạo tài khoản mạo danh.
Mô hình đa cấp
Người dùng không thể tự tạo tài khoản, cần có mã giới thiệu từ người đi trước. Người giới thiệu (cấp 0) cũng được tặng thưởng hoặc nhận hoa hồng từ số tiền nạp của người được giới thiệu (cấp 1). Một số ứng dụng còn cho phép nhận thưởng từ số tiền của người dùng cấp 4, cấp 5.
Các ứng dụng thường sử dụng mô hình đa cấp này để phát triển người dùng, đồng thời hứa hẹn nếu giới thiệu được càng nhiều người, sẽ có càng nhiều tiền mà không cần làm gì. Đây cũng là một trong những dấu hiệu lừa đảo, bởi thực tế hệ thống không tạo ra giá trị mà sẽ dùng tiền của người sau trả cho người trước, dẫn đến "sập", như trường hợp của Coolcat, Pchome, ShoppingMall mới đây.
Người dùng được hứa hẹn có thu nhập cao với Coolcat.
Chỉ cần chọn "lên" hay "xuống"
Trước Coolcat, Binomo - một ứng dụng được quảng cáo nhiều ở Việt Nam - cũng đi theo hình thức này. Hệ thống sử dụng biểu đồ giá của một số mặt hàng, như Bitcoin, vàng, ngoại tệ..., làm căn cứ để người chơi dự đoán.
Giao diện của ứng dụng giống giao diện của các sàn chứng khoán hay tiền điện tử, nhưng thực tế, người dùng chỉ cần đưa ra một trong hai lựa chọn "giá tăng" hoặc "giá giảm". Kết quả sẽ được công bố sau 30 giây hay vài phút. Nếu kết quả đúng, người chơi sẽ nhận được tiền sau khi trả phí cho sàn (khoảng 25%), nếu sai sẽ mất toàn bộ.
Đây là kiểu đầu tư "quyền chọn nhị phân" (BO - Binary Options). Hình thức này tuy đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường chỉ được sử dụng ở những sàn giao dịch uy tín. Theo các chuyên gia, thời gian 30 giây là bất khả thi trong việc dự đoán thị trường. Ngoài ra, khi chơi trên các ứng dụng không tên tuổi, kết quả có thể bị thao túng và việc đầu tư này tương tự trò đánh bạc tài xỉu với phần thiệt luôn là người dùng.
Lợi thế của Ethereum trước Bitcoin Ether được ví như smartphone với nhiều ứng dụng cho người dùng, trong khi Bitcoin được mô tả như máy tính số bỏ túi và không có nhiều tác dụng. Ether (ETH), loại tiền ảo lớn thứ hai thế giới, đang giành sự chú ý của người chơi khỏi Bitcoin. Đồng tiền này vừa lập kỷ lục khi vượt mức 4.000 USD đổi...