Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, sáu quốc gia – gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pháp – đã có tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân và nhiều nền kinh tế sử dụng điện hạt nhân.

Vậy vì sao người Australia lại cảm thấy phiền vì thỏa thuận an ninh mới với Mỹ và Anh.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 1
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia, USS John Warner của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

Mỹ và Anh sẽ chia sẻ công nghệ và chuyên môn với Australia để giúp nước này đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên như một phần của hiệp ước an ninh mới được công bố giữa ba nước. Động thái này đã dấy lên cơn thịnh nộ ở Pháp, quốc gia vì đó bị mất thoả thuận trên 65 tỉ USD cung cấp tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel cho Australia.

Nhưng không chỉ người Pháp tức giận. Các nhóm chống hạt nhân ở Australia, và nhiều người dân, đang bày tỏ sự tức giận với thỏa thuận này, lo ngại nó có thể là “Con ngựa thành Troy” đối với ngành công nghiệp điện hạt nhân, mà Australia đã phản đối trong nhiều thập kỷ qua.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã trao đổi riêng với người đồng cấp Australia, Scott Morrison, nói với ông rằng các tàu của Canberra sẽ không được chào đón trong vùng biển của đất nước bà, vốn là vùng cấm hạt nhân kể từ năm 1984.

Hiện nay, sáu quốc gia – gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pháp – đã có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều nền kinh tế phát triển lớn, bao gồm Mỹ và Anh, sử dụng hạt nhân để cung cấp năng lượng. Ở Pháp, 70% điện năng sử dụng là từ điện hạt nhân.

Vậy vì sao người Úc lại cảm thấy phiền vì thỏa thuận này.

Điện hạt nhân được tạo ra như thế nào?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng hạt nhân là nguồn đóng góp lớn thứ hai trên thế giới về điện carbon thấp sau thủy điện. Nó chiếm khoảng 10% sản lượng điện trên thế giới, được tạo ra bởi hơn 440 lò phản ứng điện.

Năng lượng được giải phóng từ một quá trình được gọi là phân hạch hạt nhân, bao gồm sự phân tách các nguyên tử uranium trong một lò phản ứng, làm nóng nước để tạo ra hơi nước. Hơi nước này được sử dụng để làm quay các tua-bin, từ đó sản xuất ra điện.

Video đang HOT

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 2
Các viên urani nguội đi sau khi đi qua lò bên trong nhà máy hạt nhân ở Ust-Kamenogorsk, Kazakhstan. Ảnh: Getty Images

Urani là một kim loại nặng được tìm thấy trong đá và dưới đáy biển, và nó là một nguyên tố rất mạnh mẽ. Theo công ty GE Hitachi Nuclear Energy, một viên urani đã được làm giàu – có kích thước chỉ bằng cục tẩy trên đầu bút chì – chứa năng lượng tương đương với một tấn than hoặc ba thùng dầu.

Bản thân quá trình này không tạo ra khí thải, nhưng khí nhà kính lại được thải ra trong quá trình khai thác urani và quá trình làm giàu có thể thải nhiều carbon.

Năng lượng hạt nhân có tái tạo được không?

Câu trả lời đơn giản là không. Hơi nước được tạo ra trong các lò phản ứng hạt nhân có thể được tái chế và biến trở lại thành nước để sử dụng lại trong quá trình phân hạch hạt nhân.

Tuy nhiên, các vật liệu được sử dụng để sản xuất điện lại không thể tái tạo, vì kim loại về mặt kỹ thuật là hữu hạn. Nhưng có một lập luận rằng nó có thể được sử dụng bền vững; tài nguyên urani trên toàn thế giới lớn đến mức các chuyên gia năng lượng không lường trước được là nó sẽ cạn kiệt.

Tuy nhiên, nhiều nhóm hoạt động phản đối năng lượng hạt nhân vì sự tàn phá môi trường do khai thác urani gây ra.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 3
Đám cháy cỏ gần một mỏ urani ở khu vực Núi Brockman trong Vườn Quốc gia Kakadu, Australia. Ảnh: Getty Images

Chính phủ ở nhiều nơi trên thế giới đang dựa vào năng lượng hạt nhân để giúp khử cacbon cho nền kinh tế của họ. Năng lượng hạt nhân được nhiều người coi là một cách sản xuất điện hiệu quả và có thể là một nguồn điện không phát thải.

Ngoài việc phát thải carbon thấp, năng lượng hạt nhân được coi là có hệ số công suất cao nhất so với bất kỳ nguồn năng lượng nào, có nghĩa là các nhà máy hạt nhân chạy với công suất tối đa trong thời gian dài hơn các loại khác. Ở Mỹ, chúng chạy với công suất cao 92,5% thời gian, trong khi với than, tỉ lệ này là khoảng 40% và năng lượng gió là khoảng 35%.

Năng lượng hạt nhân có thể ngăn hàng triệu tấn khí thải xâm nhập vào khí quyển mỗi năm, so với nhiên liệu hóa thạch.

Tại sao rất nhiều người Australia lại phản đối?

Trên thực tế không chỉ là Australia. Một số quốc gia đã kìm hãm sự phát triển hơn nữa của ngành điện hạt nhân kể từ sau thảm họa Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm hoạ Chernobyl (Ukraine) vào năm 1986.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 4
Một cuộc biểu tình phản đối uranium bên ngoài Nhà hát Opera Sydney vào ngày 4/6/1979. Ảnh: Getty Images

Nhưng phong trào chống hạt nhân của Australia còn đi xa hơn thế, trở thành một phong trào phản đối mạnh mẽ vào những năm 1970. Điều này nổi lên phần lớn là do những lo ngại xung quanh tác động môi trường của việc khai thác urani – thứ mà Australia có trữ lượng khổng lồ – nhưng cũng do những lo lắng xung quanh rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra còn có những lo ngại xung quanh việc làm thế nào để lưu trữ chất thải hạt nhân một cách an toàn. Các vụ nổ hoặc rò rỉ chất thải lưu trữ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mặc dù những thảm họa như vậy ít xảy ra hơn nhiều so với trước đây.

Năm 1977, Phong trào Chống khai thác Urani ở Australia đã thu thập được 250.000 chữ ký cho lệnh cấm khai thác kim loại này, mặc dù năng lượng hạt nhân không được sử dụng ở nước này. Nhưng ngày nay Australia vẫn khai thác urani và xuất khẩu để sản xuất điện hạt nhân ở các khu vực khác trên thế giới.

Áp lực chính trị ngày càng gia tăng ở Australia đến từ các nhà lãnh đạo của Đảng Tự do cầm quyền về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Nếu không có nguồn năng lượng này, một số người cho rằng việc đạt tới phát thải khí nhà kính đạt mức “0 ròng” vào năm 2030 sẽ là không thể. Australia chủ yếu chống lại hạt nhân vì nước này có trữ lượng than và khí đốt dồi dào, nhưng họ lại đang chịu áp lực phải giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Khi công bố thỏa thuận mới, Thủ tướng Morrison cho biết Australia không tìm cách phát triển “năng lực hạt nhân dân dụng”, bao gồm các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng Xanh, Adam Bandt đã chỉ trích thỏa thuận với Mỹ – Anh trong một dòng tweet cho rằng “đặt những Chernobyl nổi ở trung tâm các thành phố của Australia” sẽ “khiến Australia trở nên kém an toàn hơn”.

Bob Brown, một cựu lãnh đạo đảng Xanh, cũng cho rằng thoả thuận an ninh mới cho phép Australia tiến gần hơn đến việc phát triển ngành năng lượng hạt nhân và cảnh báo sẽ có phản ứng dữ dội. “Tôi nghĩ rằng những gì chính phủ đã làm là rất hèn nhát. Họ đưa ra một quyết định mà không có sự tham khảo của công chúng, biết rằng công chúng sẽ phản đối nó”, ông Brown nói.

Pháp tố Australia 'đâm sau lưng' đồng minh

Giới chức Pháp chỉ trích Australia "phản bội" vì hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm trị giá gần 40 tỷ USD để theo đuổi thỏa thuận với Mỹ, Anh.

"Đây là cú đâm sau lưng. Chúng tôi thiết lập được quan hệ tin cậy với Australia và niềm tin này đã bị phản bội", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên đài phát thanh hôm nay, sau khi Australia thông báo sẽ được Mỹ, Anh chuyển giao công nghệ để sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết nước này đang nghiên cứu những biện pháp để hạn chế thiệt hại tài chính sau khi Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm ký với tập đoàn đóng tàu Naval Group, đồng thời để ngỏ khả năng Paris sẽ yêu cầu Canberra bồi thường.

Tập đoàn Naval Group bày tỏ thất vọng trước và cho biết "quá trình phân tích hậu quả từ quyết định của Australia" sẽ được tiến hành trong những ngày tới.

Pháp tố Australia đâm sau lưng đồng minh - Hình 1

Tàu ngầm Suffren thuộc lớp Barracuda của Pháp chạy thử hồi tháng 10/2020. Ảnh: Hải quân Pháp .

Quan chức Pháp cũng chỉ trích Mỹ, cho rằng hành động của Washington thể hiện sự thiếu thống nhất trong giai đoạn hai nước đồng minh đang đối mặt với những thách thức chung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. "Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể dự đoán này khiến tôi nhớ về những hành động của ông Donald Trump. Đó là hành động phá vỡ niềm tin và tôi đang cực kỳ tức giận", Ngoại trưởng Le Drian nói thêm.

Chính phủ Australia hồi năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group để chế tạo 12 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda, nhằm thay thế lực lượng 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins sắp hết niên hạn. Đây là một trong những hợp đồng quân sự lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, nhưng liên tục bị chậm tiến độ vì Canberra yêu cầu phần lớn linh kiện và quá trình đóng tàu diễn ra tại Australia.

Chính phủ Australia hồi tháng 6 cho biết đang chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho hạm đội tàu ngầm lớp Collins. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia hồi tháng 8 tái khẳng định cam kết theo đuổi hợp đồng với những người đồng cấp Pháp.

Tuy nhiên, trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison bất ngờ thông báo Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia chế tạo 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Thủ tướng Morrison cho biết Australia dự kiến đóng các tàu ngầm hạt nhân này ở thành phố miền nam Adelaide, nhấn mạnh Canberra sẽ tuân thủ mọi cam kết về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Đây là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia kể từ sau lần chuyển giao cho Anh vào năm 1958. "Đó là công nghệ cực kỳ nhạy cảm, đây có thể coi là ngoại lệ với nhiều chính sách của chúng tôi. Điều này sẽ không diễn ra trong tương lai. Chúng tôi coi đây là sự kiện chỉ diễn ra một lần", quan chức giấu tên nói thêm.

Australia là quốc gia biển và sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng hiện chỉ có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins được biên chế từ năm 1996. Đây là phiên bản mở rộng của lớp tàu ngầm Type 471 do Thụy Điển phát triển, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.400 tấn khi lặn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bitcoin tăng lên kỷ lục mới, vượt mốc 105.000 USDBitcoin tăng lên kỷ lục mới, vượt mốc 105.000 USD
08:37:37 16/12/2024
TikTok tiếp tục bị từ chối tại MỹTikTok tiếp tục bị từ chối tại Mỹ
07:48:15 16/12/2024
Bị thương khi đi công tác nước ngoài, bà Nancy Pelosi phải phẫu thuật thay khớp hángBị thương khi đi công tác nước ngoài, bà Nancy Pelosi phải phẫu thuật thay khớp háng
07:51:32 16/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024
Khả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu NgaKhả năng Ukraine phải chấp nhận kịch bản ít mong muốn nhất khi đối đầu Nga
16:46:45 17/12/2024
Bão Chido quét qua đảo Mayotte của Pháp, hàng trăm người có thể đã thiệt mạngBão Chido quét qua đảo Mayotte của Pháp, hàng trăm người có thể đã thiệt mạng
08:44:42 16/12/2024
Ông Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinhÔng Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinh
08:45:23 17/12/2024

Tin đang nóng

"Tại sao Jung Woo Sung cứ phải chối bỏ mẹ của con trai mình?""Tại sao Jung Woo Sung cứ phải chối bỏ mẹ của con trai mình?"
17:36:13 17/12/2024
Chồng lên tiếng bênh vực màn nhảy sexy của Khánh Vân trong tiệc cướiChồng lên tiếng bênh vực màn nhảy sexy của Khánh Vân trong tiệc cưới
21:02:34 17/12/2024
Lo ông bà bị sốc, người phụ nữ đóng giả em gái đã qua đời suốt 5 nămLo ông bà bị sốc, người phụ nữ đóng giả em gái đã qua đời suốt 5 năm
18:47:30 17/12/2024
Sự thật clip cô dâu Sóc Trăng thất thần trước mâm quả sơ sài của nhà traiSự thật clip cô dâu Sóc Trăng thất thần trước mâm quả sơ sài của nhà trai
18:46:43 17/12/2024
Người đàn ông bị "gái xinh, lương thiện" trên mạng lừa gần 1 tỷ đồngNgười đàn ông bị "gái xinh, lương thiện" trên mạng lừa gần 1 tỷ đồng
20:23:18 17/12/2024
Hyun Bin lần đầu có phản hồi thẳng thắn về 1 tin đồn với bà xã cách đây 6 nămHyun Bin lần đầu có phản hồi thẳng thắn về 1 tin đồn với bà xã cách đây 6 năm
19:47:35 17/12/2024
Lưu Diệc Phi đọ sắc với sao nữ "cả đời bị chê xấu", bị cam thường bóc gương mặt sưng phùLưu Diệc Phi đọ sắc với sao nữ "cả đời bị chê xấu", bị cam thường bóc gương mặt sưng phù
17:28:36 17/12/2024
Không phải Yoona hay Jessica, tài tử hot nhất nhì Kbiz bị "tóm sống" hẹn hò với 1 cô gái có danh tính bất ngờKhông phải Yoona hay Jessica, tài tử hot nhất nhì Kbiz bị "tóm sống" hẹn hò với 1 cô gái có danh tính bất ngờ
19:10:31 17/12/2024

Tin mới nhất

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt

22:07:53 17/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên chuẩn bị thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm.
Nga lên tiếng về tương lai của căn cứ quân sự ở Syria sau chính biến

Nga lên tiếng về tương lai của căn cứ quân sự ở Syria sau chính biến

20:56:16 17/12/2024
Một cuộc tấn công bất ngờ của các nhóm đối lập do Hayat Tahrir-al-Sham (HTS) dẫn đầu hồi đầu tháng này đã dẫn đến việc lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar Assad
Bắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệp

Bắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệp

20:52:30 17/12/2024
Trong phiên xét xử ngày 12/12, tòa án giữ nguyên phán quyết trước đó cấm ông Yang nhập cảnh vào Anh. Ông cũng đã từ bỏ quyền ẩn danh của mình vào ngày 16/12 để có thể phản bác các cáo buộc.
Ông Trump không mời Tổng thống Ukraine dự lễ nhậm chức

Ông Trump không mời Tổng thống Ukraine dự lễ nhậm chức

20:45:52 17/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump xác nhận không mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới. Nga dường như cũng chưa nhận được lời mời.
Thông điệp của ông Trump về kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel

Thông điệp của ông Trump về kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel

20:40:46 17/12/2024
Một quan chức chức Cộng hòa đã nhận định rằng đây sẽ là một sai lầm , nhấn mạnh rằng Israel đang ở trong một tình hình quốc tế khó khăn và một động thái như vậy sẽ chỉ gây thiệt hại cho Tel Aviv.
Nga công bố kết quả chiến dịch quân sự, nêu thương vong của Ukraine

Nga công bố kết quả chiến dịch quân sự, nêu thương vong của Ukraine

20:39:20 17/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng Moscow đã giành quyền kiểm soát hàng nghìn km2 lãnh thổ trong các cuộc giao tranh từ đầu năm đến nay.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bác cáo buộc nổi loạn vì ban bố thiết quân luật

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bác cáo buộc nổi loạn vì ban bố thiết quân luật

20:30:49 17/12/2024
Nhóm luật sư bào chữa cho Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol tuyên bố lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn của ông Yoon không cấu thành tội nổi loạn.
Mỹ phản ứng trong cuộc đua tên lửa siêu vượt âm với Trung Quốc, Nga

Mỹ phản ứng trong cuộc đua tên lửa siêu vượt âm với Trung Quốc, Nga

20:12:38 17/12/2024
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, Mỹ đã thực hiện một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm, đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đua công nghệ quân sự với Trung Quốc và Nga.
Căng thẳng gia tăng ở Biển Baltic: Cuộc đối đầu 'ngầm' giữa Nga và NATO

Căng thẳng gia tăng ở Biển Baltic: Cuộc đối đầu 'ngầm' giữa Nga và NATO

20:10:38 17/12/2024
Những cuộc chạm trán như vậy đang dần trở nên thường xuyên hơn. Từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, tàu chiến và máy bay Nga hoặc NATO nhiều lần bắn cảnh cáo hoặc có hành động quấy rối lẫn nhau.
Israel để ngỏ khả năng áp đặt chế độ quân quản tại Gaza

Israel để ngỏ khả năng áp đặt chế độ quân quản tại Gaza

20:06:37 17/12/2024
Hamas gần đây được cho là đã đồng ý nhượng bộ 2 yêu cầu chính của Tel Aviv để ngừng bắn ở Gaza, trong khi Thủ tướng Israel tuyên bố cũng sẵn sàng đạt thỏa thuận .
Syria ở giữa ngã ba đường

Syria ở giữa ngã ba đường

20:04:50 17/12/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Syria sẽ cần tới hơn 400 tỷ USD - một con số đáng lo ngại sẽ làm trì hoãn việc tái định cư an toàn cho người tị nạn.
Tiktok đã giúp sức cho ông Trump trong chiến dịch bầu cử Mỹ?

Tiktok đã giúp sức cho ông Trump trong chiến dịch bầu cử Mỹ?

19:47:31 17/12/2024
Nhiều nhà phân tích đánh giá, việc bán TikTok từ công ty mẹ ở Trung Quốc có thể tránh nguy cơ đối diện với lệnh cấm hoạt động tại Mỹ. Tuy nhiên, thương vụ này được nhìn nhận là một một giao dịch cực kỳ phức tạp và tốn kém.

Có thể bạn quan tâm

Ngọc Trinh gây sốt MXH với sắc vóc quyến rũ, chỉ nói đúng 1 câu về việc nghỉ chơi với Vũ Khắc Tiệp

Ngọc Trinh gây sốt MXH với sắc vóc quyến rũ, chỉ nói đúng 1 câu về việc nghỉ chơi với Vũ Khắc Tiệp

Hậu trường phim

23:27:23 17/12/2024
Chị Dâu là dự án phim điện ảnh Việt gây nhiều tò mò cho khán giả bởi sở hữu dàn diễn viên toàn những gương mặt quen thuộc, nổi tiếng trong làng giải trí Việt.
Kraven the Hunter - Màn chào sân hoành tráng và mãn nhãn của ác nhân Kraven

Kraven the Hunter - Màn chào sân hoành tráng và mãn nhãn của ác nhân Kraven

Phim âu mỹ

23:19:15 17/12/2024
Dù là một phản diện ít được khán giả để ý đến nhưng Sony đã hoàn thành tốt việc đưa Kraven lên màn ảnh rộng qua một Kraven the Hunter theo phong cách hành động bạo lực và mãn nhãn.
1 mét vuông 10 "yêu tinh" Giáng sinh: Sự thật về màn "đụng hàng" quy mô lớn chưa từng thấy của "hội không răng"

1 mét vuông 10 "yêu tinh" Giáng sinh: Sự thật về màn "đụng hàng" quy mô lớn chưa từng thấy của "hội không răng"

Netizen

22:58:42 17/12/2024
Ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết năm, chỉ còn 1 tuần nữa là đến Giáng sinh. Từ trong nhà ra đến ngoài phố, từ biệt thự giới thượng lưu đến các quán cà phê đều trang trí Noel hoành tráng.
Nữ ca sĩ ở Việt Nam là bà chủ chỉ ăn diện, qua Mỹ làm đủ việc: "Không chữa kịp là tôi bị điên"

Nữ ca sĩ ở Việt Nam là bà chủ chỉ ăn diện, qua Mỹ làm đủ việc: "Không chữa kịp là tôi bị điên"

Sao việt

22:56:13 17/12/2024
Tôi cảm giác như có ai hét lên trong tai mình nên bảo chồng rằng: Em chịu không nổi nữa . Chồng tôi sợ quá, vội dẫn tôi lên chỗ bác sĩ , ca sĩ Lan Ngọc nói.
Thần đồng Barcelona chấn thương nặng

Thần đồng Barcelona chấn thương nặng

Sao thể thao

22:16:33 17/12/2024
Thần đồng Lamine Yamal dính chấn thương nghiêm trọng phải nghỉ trận đại chiến Barcelona - Atletico Madrid tại vòng 18 La Liga.
Lý do Wean Lê không mời hết dàn 'Anh trai say hi' vào MV mới?

Lý do Wean Lê không mời hết dàn 'Anh trai say hi' vào MV mới?

Nhạc việt

22:12:44 17/12/2024
Wean Lê tiết lộ muốn mời toàn bộ các anh em trong Anh trai say hi vào MV Thờ ơ nhưng không thể vì xung đột lịch trình.
Nguyên chủ tịch xã ở Nghệ An bị bắt vì buôn ma túy

Nguyên chủ tịch xã ở Nghệ An bị bắt vì buôn ma túy

Pháp luật

22:10:57 17/12/2024
Mùa Dua Thái từng là Chủ tịch xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) bị công an bắt giữ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
'Người sói' Hugh Jackman có bạn gái mới

'Người sói' Hugh Jackman có bạn gái mới

Sao âu mỹ

22:06:59 17/12/2024
Hugh Jackman (56 tuổi) trông trẻ trung trong suốt chuyến nghỉ mát, nói với các tay săn ảnh rằng cảm giác trở lại bãi biển giống như thiên đường .
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh

Tin nổi bật

22:05:04 17/12/2024
Ngày 17/12, lãnh đạo UBND xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) cho biết, chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm người thân của một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn.
Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?

Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?

Sức khỏe

21:56:35 17/12/2024
Nghệ không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là siêu thực phẩm với nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe, đặc biệt trong mùa đông.
Cô gái U.40 đến show hẹn hò, muốn lấy chồng 'càng sớm càng tốt'

Cô gái U.40 đến show hẹn hò, muốn lấy chồng 'càng sớm càng tốt'

Tv show

21:55:36 17/12/2024
Cô gái 36 tuổi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn đời, được Quyền Linh mai mối với chàng thợ điện ở Hậu Giang.