Vì sao thí sinh vẫn chần chừ chưa đăng ký nguyện vọng khi ‘hạn chót’ đang đến gần?
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã nhắc nhở và các chuyên gia khuyên thí sinh nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 sớm để tránh gặp rủi ro, nhưng đa phần thí sinh chưa đăng ký, vì sao?
Nguyễn Đức Quang (ở Yên Bái) cho biết, em không đủ điều kiện trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm nên mọi nguyện vọng của em đều đổ dồn vào phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT.
“Em vẫn đắn đo chưa đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học bởi ngành nghề, trường học mà em mong muốn, với quỹ điểm hiện tại chỉ ngang bằng điểm chuẩn năm 2021. Em dự định trong ngày hôm nay mới bắt đầu thực hiện đăng ký”.
Thí sinh nghe tư vấn xét tuyển đại học năm 2022 tại Hà Nội.
“Một phần là em muốn có thời gian để tham khảo thêm và phân tích khả năng trúng tuyển của các trường. Nhưng phần khác là do mấy ngày trước em đã mất nhiều thời gian để thực hiện đăng ký nhưng hệ thống liên tục báo lỗi, dù thao tác đăng ký không quá khó đối với em”, Nguyễn Châu An – thí sinh dự định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Y tế công cộng năm nay cho biết.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tính đến 17 giờ, ngày 17/8, cả nước có trên 940.800 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022; trong đó, 577.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng. Tổng số lượng nguyện vọng là trên 2,7 triệu. Trung bình mỗi thí sinh có 4,7 nguyện vọng.
Như vậy, tính đến thời điểm này, chỉ còn đúng 2 ngày nữa là hết thời hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT nhưng vẫn còn hơn 30% thí sinh chưa đăng ký khi “hạn chót” đang đến rất gần.
Để tránh tình trạng này, nhiều chuyên gia khuyến cáo thí sinh không nên để đến ngày cuối cùng (20/8) mới đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Theo các chuyên gia, thận trọng khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học là cần thiết nhưng không vì thế mà thí sinh tự đẩy mình vào thế khó khi vào những ngày cuối rất dễ xảy ra sai sót, khó kiểm soát, khó điều chỉnh. Với những thí sinh đã xác định rõ nguyện vọng, ngành nghề yêu thích cũng không nên thay đổi vào những ngày cuối.
Tư vấn cho thí sinh để hạn chế những rủi ro không đáng có, PGS.TS Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam khuyên, ở giai đoạn “nước rút”, các em cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển càng sớm càng tốt, đề phòng hệ thống bị nghẽn, tránh những sơ sẩy không đáng có.
Theo quy định, sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh vẫn được điều chỉnh nguyện vọng, không giới hạn số lần đến trước 17 giờ ngày 20/8. PGS.TS Trần Quang Tiến lưu ý, ngoài việc chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, thí sinh cần nghiên cứu kỹ từ tổ hợp xét tuyển cho đến mã ngành, mã trường để việc đăng ký được chính xác, không có sai sót. “Mỗi phương thức xét tuyển có tỷ lệ chỉ tiêu tuyển nhất định, nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình thích nhất bằng phương thức xét tuyển sớm thì nên đăng ký ngành đó là nguyện vọng 1″.
Thí sinh cả nước đã đăng ký gần 2,5 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học
Chỉ còn 4 ngày nữa hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học sẽ đóng. Tuy nhiên, theo Vụ Giáo dục đại học, tính đến thời điểm này, cả nước đã có trên 940.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết thêm, tính đến 17 giờ ngày 15/8, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là hơn 548.600. Tổng số lượng nguyện vọng là gần 2,5 triệu. Trung bình mỗi thí sinh có 4,54 nguyện vọng.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo quy định, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đến trước 17 giờ ngày 20/8. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ thí sinh chắc chắn đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể. Vì thế, các em không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học lưu ý, từ ngày 21/8 đến 17 giờ 00 ngày 28/8/2022: Thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin, xác nhận số lượng NVXT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, các cơ sở đào tạo phải có biện pháp kiểm soát các điều kiện sơ tuyển khi yêu cầu thí sinh trong tuyển sinh, không để có tình trạng thí sinh đã trúng tuyển nhưng bị loại khi nhập học do không đủ điều kiện sơ tuyển.
Theo ThS. Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội, để có được "chiến lược" lựa chọn nguyện vọng xét tuyển thành công, thí sinh có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ về các ngành học, xác định rõ bản thân yêu thích hoặc phù hợp ngành học nào? Điều này là quan trọng nhất bởi có đỗ vào ngành yêu thích, hoặc phù hợp thì mới mong chất lượng học tập tốt, ra trường có công việc như mong muốn.
Bước 2: Liệt kê danh mục các trường đại học có tuyển sinh ngành học mà bản thân đã chọn kèm theo điểm chuẩn 2 - 3 năm gần nhất. Nên lựa chọn từ 8 - 12 ngành tương đương với 8 - 12 nguyện vọng.
Bước 3: Chia danh mục thành này thành 3 nhóm. Nhóm 1: Điểm chuẩn trung bình các năm gần đây nhiều hơn điểm tự xác định từ 1 - 3 điểm. Nhóm 2: Điểm chuẩn trung bình các năm gần đây và điểm thi đạt được (có thể hơn kém nhau 1 điểm). Nhóm 3: Điểm chuẩn trung bình các năm gần đây ít hơn điểm thi đạt được từ 1 - 3 điểm
Bước 4: Lựa chọn nguyện vọng. Mỗi nhóm đã chia ở trên phải có ít nhất 1 nguyện vọng được lựa chọn. Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên giảm dần về sự yêu thích và phù hợp của bản thân. Lựa chọn các trường theo một số tiêu chí: Đã được kiểm định chất lượng; có học phí phù hợp với điều kiện gia đình; nhiều học bổng để phấn đấu học tập; tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao; có nhiều ngành nghề đào tạo để có thể học song song 2 văn bằng để tăng cơ hội có việc làm tốt khi ra trường.
Đã có hơn 2,6 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 Tính đến 17h00 chiều 16/8 đã có hơn 2,6 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,6 nguyện vọng. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đã có hơn 563 nghìn thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 trên hệ...