Vì sao “thi đua đóng kịch”?
Chi trong vong hai ngay kê tư bai bao “ Thi đua đong kich” đươc đăng (Tuôi Trẻ ngay 6-1), hơn 130 ban đoc đa gưi y kiên bay to sư đông tinh lân bưc xuc. Ban đoc cung ly giai nguyên nhân va đê xuât cac giai phap đê “cơi troi” cho giao viên va hoc sinh khoi nôi khô thi đua.
Ảnh minh họa
* Gần 30 năm làm nghề gõ đầu trẻ, trong từng ấy thời gian tôi đã cảm nhận được rất nhiều điều nghịch lý trong giáo dục: áp đặt và hình thức! Là giáo viên ai cũng biết điều đó nhưng vẫn tung hô hoặc lặng im chấp nhận vì miếng cơm manh áo. Xin được cảm ơn tác giả bài báo đã nói lên những bất cập đã tồn tại từ rất lâu trong ngành giáo dục. Mong lắm một sự thay đổi để người thầy được toàn tâm toàn ý vì học sinh khi đến lớp, chứ không phải bận lòng vì những quy định, ràng buộc thoạt nghe rất hay nhưng cực kỳ phi lý. long851703@…
* Điều quan trọng là ai cũng biết, từ lãnh đạo cấp trên chạy dài xuống dưới. Biết thì biết vậy nhưng có cải tổ được đâu. Trương Văn Đẹp
* Năm nay trường tôi đăng ký trường chuẩn quốc gia, thầy hiệu trưởng yêu cầu bài kiểm tra không được có bài điểm yếu, kém. Trong khi trường tôi là trường vùng ven, học sinh học lực yêu, không it em hạnh kiểm yếu. Việc làm này đúng hay sai? Đào Văn Ngay
Video đang HOT
* Học sinh, sinh viên muốn đánh giá được chất lượng phải thi, giáo viên muốn được công nhận dạy giỏi cũng phải thi, các cấp quản lý giáo dục cũng phải thi thành tích với nhau. Tất cả đều phải thi. Công tác quản lý chất lượng dạy và học không được quản lý hiệu quả, chỉ toàn quản lý trên giấy với các khuôn mẫu được quy định sẵn. Hoàng Nguyễn (giangnh@…)
* Một thầy giáo, cô giáo mới chân ướt chân ráo ra trường, đang còn là tập sự nhưng cô hiệu phó phán: “Các em mới vào trường cũng phải có sáng kiến kinh nghiệm”! Thử hỏi cô, thầy ấy mới ra trường và công tác được ba tháng lấy đâu ra kinh nghiệm thực tế? Và kinh nghiệm rút ra từ cái gì khi họ đang đi học việc?
Rồi nữa, mỗi một thầy, cô giáo năm nào cũng phải có sáng kiến kinh nghiệm riêng cho mình sau một năm giảng dạy. Nhưng khổ nỗi sáng kiến đó làm sao áp dụng cho một năm mà có kết quả liền, và ban kiểm chứng lấy cơ sở nào để xét? Toàn là đạo sáng kiến. Nhưng thông lệ đó mãi không thể xóa được.
Không muốn thi đua
Tôi cũng như rất nhiều người cảm thây công tác thi đua về mặt mục tiêu và bản chất là rất tốt, cần duy trì để tạo ra giá trị vật chất lẫn tinh thần cho xã hội. Song tôi cũng vô cùng bức xúc và trăn trở bởi việc xét thi đua bây giờ đã nhuốm màu tiêu cực ngay từ việc đặt ra tiêu chí, việc nhìn nhận sự việc hình thức thiếu bản chất, có dấu hiệu tung hô, thổi phồng nếu được lòng lãnh đạo, hoặc đổi chác một cái gì đó… Từ đó làm mất đi sự trong sáng, mất đi giá trị thực, mất đi niềm tin trong xã hội. Vì thế mà nhiều người lao động không muốn thi đua
Theo TTO
Ngăn ngừa sự tùy tiện khi ra quyết định đầu tư
Sáng 16-11, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công.
Theo ông Bùi Quang Vinh, việc ban hành Luật Đầu tư công nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.
Riêng về đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được chế định trong Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 7 tới - Bộ trưởng Vinh cho biết thêm.
Các ĐBQH trao đổi bên lề phiên họp sáng 16-11
Dự luật đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư. Bộ trưởng nói: "Đó là điểm khởi đầu quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của chương trình, dự án; nhằm ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu tư. Thực tế quản lý đầu tư công trong thời gian qua cho thấy lãng phí, thất thoát có nhiều nguyên nhân khác nhau, như buông lỏng quản lý, đầu tư dàn trải, tham nhũng, bớt xén trong thi công, nhưng lãng phí lớn nhất là do chủ trương đầu tư không đúng, không hiệu quả".
Cùng với đó, việc quy định về thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn trong Luật Đầu tư công (thể chế hóa các chủ trương, giải pháp trong Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011) sẽ là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế và đi tới chấm dứt việc quyết định chương trình, dự án vượt quá khả năng bố trí vốn, khắc phục tình trạng bố trí dàn trải, kéo dài và gây nợ đọng xây dựng cơ bản lớn như hiện nay.
Thêm một điểm mới đáng lưu ý là trên cơ sở giữ các nguyên tắc về phân cấp quản lý đầu tư công, quyền hạn của các cấp, các ngành như hiện nay, dự án luật đã chế định một cách có hệ thống về quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong toàn bộ quá trình đầu tư của các chương trình, dự án, từ lập kế hoạch, phê duyệt, đến triển khai theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Thẩm tra dự án Luật Đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Đầu tư công. Song có ý kiến cho rằng để bố cục của dự án Luật hợp lý hơn, đề nghị cân nhắc sắp xếp lại thứ tự của Chương II và Chương III theo trình tự triển khai của chương trình, dự án đầu tư công là lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương và sau đó mới phê duyệt quyết định đầu tư từng chương trình, dự án cụ thể...
Cũng trong sáng 16-11, Quốc hội đã thông qua Luật Việc làm với 84,34% ĐBQH tán thành. Luật có hiệu lực thi hành kể từ 1-1-2015. Với 85,34% ĐBQH tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ 1-7-2014.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật hải quan (sửa đổi).
Theo ANTD
Đề nghị chuyển quyền xét thưởng danh hiệu thi đua toàn quốc cho Chủ tịch nước Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước thay mặt nhà nước xét tặng thưởng cho bất kỳ tập thể, cá nhân nào xứng đáng. Không nhất thiết để Chính phủ thống nhất quản lý về vấn đề này vì mọi việc sẽ dồn về Thủ tướng... Chiều 22/10, Quốc hội dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về dự thảo luật Thi đua...