Vì sao sinh viên ‘chê’ đại học ngoài công lập?

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập giảm còn 12,7% so với số lượng sinh viên cả nước; tốc độ thành lập chỉ xấp xỉ 1,3% so với các trường công lập.

Sáng 26/9, Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập được tổ chức tại trường ĐH Thăng Long. Trong hội nghị này, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, yếu kém của hệ thống ngoài công lập.

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Trần Hồng Quân – Chủ tịch hiệp hộp các trường ĐH, CĐ ngoài công lập – cho biết hơn 20 năm qua đã có trên 80 ĐH, CĐ ngoài công lập ra đời, chiếm 1/5 tổng số trường và gần 1/7 sinh viên cả nước, trong khi nhà nước không tốn đồng nào củangân sách nhưng lại đào tạo được một nguồn nhân lực lớn phục vụ cho đất nước.

Tuy nhiên, con số này đang ngày càng giảm đi. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập giảm còn 12,7% so với số lượng sinh viên cả nước; tốc độ thành lập chỉ xấp xỉ 1,3% so với các trường công lập.

Trong nội dung trả lời đại biểu quốc hội, Bộ trưởng GD – ĐT Phạm Vũ Luận cũng chỉ ra một thực thế nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chỉ tuyển được chưa đến 100 sinh viên.

Vì sao sinh viên &'chê' đại học ngoài công lập? - Hình 1

ĐH Hà Hoa Tiên là một trong những trường dân lập tỷ lệ tuyển sinh thấp… kỷ lục mặc dù cơ sở vật chất rất khang trang, hiện đại.

Video đang HOT

Nhiều trường chưa ra trường

Phát biểu tại hội nghị, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – GS Trần Phương – thẳng thắn cho biết: “Có trường ở tỉnh Nam Định đặt vấn đề “mượn” giảng viên của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để mở ngành học nhằm qua mặt Bộ GD-ĐT. Lại có trường nổi phải “thuê” một giáo sư chuyên ngành hóa học làm hiệu trưởng dù trường hoàn toàn không đào tạo ngành này. Có trường còn “mượn” của sinh viên của trường khác để đào tạo!”.

Thực tế, một số trường vẫn để xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, nảy sinh mất đoàn kết. Một số trường, các nhà đầu tư tài chính thuần túy nắm quyền làm chủ hoàn toàn; các nhà giáo, nhà khoa học trở thành người làm thuê.

Bên cạnh đó, nhiều trường chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa tạo được uy tín trong xã hội. Cá biệt, có một số trường, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, làm mất môi trường sư phạm.

GS Trần Hồng Quân nhận định: “Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã đóng góp đáng kể cho nền giáo dục nước nhà, cùng gánh một phần tải trọng với hệ thống trường công. Dù mang mới sứ mệnh to lớn là vậy, thế nhưng đến nay các trường này vẫn chưa được cơ quan quản lý quan tâm đúng mức, xã hội vui vẻ thừa nhận”.

Cơ chế nhiều bất cập

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng khó khăn về vấn đề tuyển sinh và phát triển hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập còn do nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách của Bộ GD – ĐT.

GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng, cho biết: “Bộ GD – ĐT “một cửa” nhưng… nhiều khóa. Chúng tôi chờ tự chủ, rồi chờ khảo sát, đán.h giá rất lâu. Chưa bao giờ tôi có cảm giác càng làm càng khó như bây giờ. Trước đây, tất cả cùng xã hội hóa rất hưng phấn nhưng bây giờ chúng tôi như “dân phe phẩy” đi làm, chịu nhiều sức ép”.

GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT ĐH Dân lập Thăng Long, nhấn mạnh chính các quy chế quy định hoạt động và tổ chức các cơ sở giáo dục ngoài công lập cùng với mạng lưới các trường đại học hình thành trong 3 năm gần đây đã gây cản trở nhiều cho việc phát triển mô hình này.

Vị lãnh đạo này thắc mắc: “Theo Luật Giáo dục ĐH vừa có hiệu lực, HĐQT các trường ngoài công lập phải có thêm thành viên mới, đó là người đại diện cho chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở. Theo Bộ trưởng GD – ĐT, người này có mặt trong HĐQT để trông nom tài sản chung của trường nhưng người này ở cấp nào, phường, quận hay tỉnh, thành, có am hiểu gì về giáo dục không?”.

Trước những bức xúc của đại diện các trường ngoài công lập, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga cho biết sắp tới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau hội nghị tổng kết này, Bộ GD – ĐT sẽ trình Chính phủ cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát triển cho các trường.

Tuy nhiên, ông Ga cũng cho rằng có ba vấn đề lớn của các trường ngoài công lập nên bàn thảo và đưa ra phương pháp xử lý tập trung, đó là cơ chế chính sách, vấn đề tuyển sinh và việc xác định chiến lược để phát triển bền vững. Khó khăn trước mắt và vấn đề lớn nhất của các trường ngoài công lập hiện nay là việc tuyển sinh. Bởi nếu không giải quyết được bài toán này sẽ rất khó khăn trong hoạt động.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ GD – ĐT đã lắng nghe ý kiến Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và có điều chỉnh để số lượng thí sinh trên điểm sàn dồi dào hơn nhằm tạo nguồn tuyển cho các trường nhưng nhiều trường vẫn khó khăn. Điều đó cho thấy không phải vì vấn đề học phí mà vì chất lượng. Vì vậy, các trường cần phân tích cụ thể nguyên nhân xuất phát từ đâu.

Theo TNO

Nguyên Bộ trưởng 'hiến kế' cứu đại học ngoài công lập

Ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT bức xúc vì hiện nay, hàng loạt đại học ngoài công lập (NCL) khó tồn tại trong khi chủ trương thì "hoành tráng" coi học sinh, sinh viên công lập và NCL như nhau.

- Theo ông đâu là giải pháp để cứu các trường NCL?

- Thứ nhất là thực hiện bình đẳng sinh viên: Nhà nước bao cấp kinh phí đào tạo cho sinh viên công lập thì cũng nên "bao" luôn cả sinh viên ngoài công lập. Thứ hai là miễn hẳn thuế cho các trường NCL vì có đán.h thuế cũng là đán.h vào sinh viên. Thứ ba, cấp đất sạch cho các trường.

Nguyên Bộ trưởng hiến kế cứu đại học ngoài công lập - Hình 1

- Các trường NCL không tuyển sinh được là do chất lượng kém?

- Nói như thế cũng có mặt đúng. Nhưng nay các trường đã khá hơn nhiều. Vả lại các trường công lập địa phương mới thành lập trong 5 năm qua còn khó hơn nhiều về giáo viên và điều kiện nhưng vẫn tuyển sinh được vì họ được bao cấp, học phí rẻ hơn. Nguồn tuyển sinh 3 năm nay ít hẳn đi là do Bộ siết chặt điểm sàn. Nếu định điểm sàn cao thì nguồn tuyển sẽ ít hơn và người học sẽ chọn trường công lập. Nếutuyển sinh ba chung thì nên bỏ điểm sàn!

- Nếu được tự quyết định vận mệnh, ông và các ĐH NCL sẽ làm gì để tồn tại?

- Xã hội hóa GD là chủ trương đúng và chúng tôi sẽ tiếp tục cho phát triển và tạo điều kiện cho các trường NCL phát triển. Điều này đòi hỏi phải có chính sách của nhà nước để phát triển chứ không thả nổi như hiện nay. Nhìn chung, chỉ cần nghị định về XHH GD được thực hiện đúng là đã rất hiệu quả!

Theo Tiề.n Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
20:25:58 04/10/2024
Anh Hoàng Văn Thới gửi tặng mỗi bé mầm non Làng Nủ 1 triệu đồng: "Học thay phần con chú nghe chưa"
16:36:27 04/10/2024
HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Lee Min Ho tệ với Song Hye Kyo, lén quen ái nữ tài phiệt, danh tính chẳng xa lạ?
16:29:30 04/10/2024
Bức ảnh làm dấy tin hẹn hò của "Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" với Ảnh đế kém 7 tuổ.i
19:55:31 04/10/2024
Người thầy nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ: Giờ tôi là người "ham sống" nhất!
17:41:12 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
BB Trần: "Tôi làm sai nên không có quyền bắt người ta tha lỗi cho mình"
20:21:42 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ

Netizen

23:46:26 04/10/2024
Mới đây, Xoài Non lại có một drama từ trên trời rơi xuống khi cô bị nói công khai giữa buổi livestream vì nhân viên (bên phía nhãn hàng) quên tắt mic.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Rộ tin Baifern Pimchanok có tình mới hậu chia tay Nine Naphat, nhà trai b.ị ghé.t vì từng "bắt cá 2 tay"

Hậu trường phim

23:05:48 04/10/2024
Thời gian gần đây, Baifern và Jespipat Tilapornputt bỗng rộ lên nghi vấn phim giả tình thật khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

Phim châu á

23:00:53 04/10/2024
Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!

Xã hội

22:26:36 04/10/2024
Bên cạnh phát ngôn thiếu chuẩn mực, Negav còn gây phẫn nộ khi thành lập group với hàng ngàn thành viên chỉ để bàn vấn đề nhạy cảm. Theo luật sư, 1 hành động anh làm trong nhóm là vi phạm pháp luật.

B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy

Tin nổi bật

22:04:58 04/10/2024
Ngày 4.10, Công an xã Lê Minh Xuân, Công an xã Tân Nhựt (H.Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận tin báo của người dân về vụ việc b.é tra.i 9 tuổ.i và b.é gá.i 5 tuổ.i mất liên lạc với gia đình nhiều ngày nhưng chưa tìm thấy.

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'

Pháp luật

22:04:28 04/10/2024
Tự bào chữa, bà Trương Mỹ Lan khẳng định vẫn đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục cho các trái chủ. Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ , bị cáo này nói.

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

Thế giới

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.