Vì sao sinh viên “cắn răng” đóng tiền “chống trượt” tiếng Anh?
Để có chứng chỉ tiếng Anh mới được tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học đã phải đóng tiền “chống trượt” hàng triệu đồng, thực chất đây là tiền ôn luyện để học “mẹo” thi đỗ.
Mới đây, điều tra của nhóm phóng viên của một tờ báo cho thấy rằng, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy “dối trá”. Cụ thể, các sinh viên trường này phải đóng tiền “chống trượt” kỳ thi cấp chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh.
Theo đó, giảng viên khoa Ngoại ngữ của trường này sẽ thu của mỗi sinh viên 1,9 triệu đồng cho việc ôn luyện thi lấy chứng chỉ TOIEC, nhưng thực chất là để “chống trượt”.
Cũng theo điều tra nói trên, những sinh viên tham gia ôn luyện được dạy học thuộc lòng bộ đề thi cho sẵn và tập tô. Theo phản ánh của sinh viên, các câu hỏi trong đề thi thật môn tiếng Anh giống tới 80% như đề đã được cho khi học ôn “chống trượt”. Những sinh viên đã đóng phí “chống trượt” không làm được bài, đều mặc định được 460 điểm TOIEC.
Trong phòng thi dành cho sinh viên đã nộp tiền “chống trượt” (học ôn). Ảnh: Báo Lao động
Thông tin trước báo chí, ông Trần Đức Qúy – Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho rằng, nhà trường đã họp và xác minh nội dung thông tin báo chí đăng tải. Đồng thời cho rằng, trường chưa bao giờ có khoản tiền chống thi trượt. Khoản tiền các sinh viên phải nộp là khoản thu dành cho các sinh viên yếu về kỹ năng ngoại ngữ. Đó là tiền đăng ký học bổ sung kiến thức nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo quy định.
Video đang HOT
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội không tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ mà chỉ có một kỳ thi nội bộ để kiểm tra và công nhận đạt chuẩn đầu ra. Ban lãnh đạo nhà trường vẫn sẽ tổ chức họp và làm tường trình báo cáo tới cơ quan chủ quản là Bộ Công thương và Bộ GD&ĐT, tiếp tục làm việc với các cá nhân, đơn vị để xác minh thông tin và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).
Sự việc vẫn đang trong quá trình xác minh, làm rõ, song với TS. Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, cần xử lý nghiêm túc theo quy chế. Không bất ngờ với việc làm này, theo TS. Khuyến, sự việc có nguồn gốc sâu xa từ… cơ chế quy định đã nảy sinh ra gian lận.
Cụ thể, Quy chế Đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT) quy định sinh viên phải tích lũy được số tín chỉ các môn học theo quy định. Môn nào cũng phải thi và đạt kết quả điểm từ trung bình trở lên, trong đó có môn tiếng Anh, mới đảm bảo điều kiện tốt nghiệp. Một số trường quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ TOIEC, IELTS đạt số điểm cho phép của trường. Những sinh viên không đạt không được cấp bằng, điều này là sai quy chế thi tốt nghiệp.
“Các điều kiện được đặt ra như trên là hành vi “lách” quy chế, tổ chức thi chứng chỉ, lớp ôn mà lệ phí được gọi là tiền “chống trượt”. Các trường cho rằng điều này là nâng cao chất lượng, song lại dễ nảy sinh tiêu cực, vi phạm quy chế” – TS. Lê Viết Khuyến chia sẻ thêm.
Thời gian qua, câu chuyện sinh viên các trường ĐH, CĐ chật vật để đạt chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn mới phổ biến ở các trường cũng đã được bàn luận rất nhiều. Bên cạnh mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo nguồn chất lượng có trình độ ngoại ngữ đáp ứng hội nhập quốc tế… song chuyện hàng năm ở một trường đại học có hàng trăm, thậm chí cả ngàn sinh viên trước nguy cơ bị đuổi học, không được cấp bằng tốt nghiệp.
Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực đào tạo ngoại ngữ “lỏng”, bất cập nhưng thi lại rất khó, điều này buộc sinh viên phải học thêm, luyện thi mới đáp ứng dược yêu cầu cấp chứng chỉ. Ngoài ra, quy chuẩn ngặt nghèo này cũng dễ nảy sinh tiêu cực, các trường “đua nhau” mở các khóa bồi dưỡng, luyện thi mà nhiều người gọi là tiền “chống trượt”, không đăng ký thì dễ trượt vì đề thi khó, đăng ký học ôn lệ phí cao, nhưng chỉ học cốt sao qua kỳ thi, chứ không phải là nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Theo Người lao động
Sôi nổi Hội thi Olympic Tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc
Chiều 14-10, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức Hội thi "Olympic Tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc" lần thứ II năm 2018, vòng 2, Cụm Đoàn trực thuộc.
Hội thi năm 2018 được tổ chức với quy mô toàn quốc dành cho 2 đối tượng là học sinh và sinh viên với 3 vòng thi, gồm thi trực tuyến trong 4 tuần trên địa chỉ trang website https://OlympicEnglish.vn và trên nền tảng ứng dụng Facebook Messenger https://m.me/olympicta.hssv; thi tập trung tại phòng thi cấp cụm và Vòng chung kết toàn quốc, với nội dung thi được xây dựng theo dạng thức bài thi IELTS giản lược với nội dung là tiếng Anh thường thức.
Nội dung thi bao gồm 60 câu hỏi trực tuyến và 1 bài viết luận. Bài thi trực tuyến bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm hiểu biết chung, 40 câu hỏi trắc nghiệm theo thể thức IELTS, 10 câu đánh giá phát âm chấm điểm tự động bằng máy tính. Tổng thời gian làm bài tối đa là 60 phút.
Tại Học viện CSND, công tác chuẩn bị cho hội thi vòng 2 đã diễn ra rất chu đáo, Đoàn thanh niên Học viện phối hợp với các đơn vị chức năng trong Học viện đã bố trí một phòng máy tính, hệ thống mạng được chuẩn bị và luôn duy trì tốc độ cao giúp cho các ứng viên hoàn thành xuất sắc bài thi của mình.
Hi vọng rằng, thông qua Hội thi, 54 thí sinh vòng 2 cụm Đoàn trực thuộc tham gia tranh tài sẽ có thêm những kiến thức bổ ích, những kĩ năng ngoại ngữ tốt hơn, phục vụ cho công tác sau này.
L.Ly - L.Nguyễn
Theo cand
Người trẻ thời nay quá ích kỷ? Chỉ biết nghĩ đến bản thân mình; Không quan tâm lợi ích của số đông; Sống ích kỷ, vô tâm... Đó là những nhận xét tiêu cực về giới trẻ hôm nay. Sự thật như thế nào? Các bạn trẻ trong một hoạt động làm sao để thoát khỏi trầm cảm được tổ chức bởi sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM -...