Vì sao Samsung ‘bất bại’ trên thị trường smartphone Việt?
Nhiều năm qua, cứ 10 smartphone bán ra trên thị trường thì có 3 của Samsung và cứ 10 đồng người Việt bỏ ra để mua smartphone thì 3,5 đồng là để trả cho Samsung.
Thành công một phần vì là thương hiệu lớn
Trong số các ông lớn di động trên toàn cầu, Samsung có lẽ là cái tên gạo cội duy nhất còn sót lại sau khi hàng loạt các tên tuổi khác biến mất hoặc phải lùi lại để nhường chỗ cho các hãng smartphone mới nổi. Kể từ khi Apple gia nhập làng smartphone và tạo ra cuộc đua song mã giữa 2 hệ điều hành IOS với Android, chỉ có Samsung được coi là đối thủ đồng cân đồng lạng. Đến giờ, một mặt phải cạnh tranh với Apple, mặt khác Samsung cũng đang phải chạy đua khốc liệt trong thế giới Android trước sức ép từ Huawei, Xiaomi, OPPO… nhưng Samsung vẫn giữ được ngôi vương trên cầu. Đối với người tiêu dùng thế giới nói chung và người Việt nói riêng, Samsung là một thương hiệu lớn. Vì thế, khi có 2 sản phẩm tương đồng, tâm lý chung luôn sẽ chọn sản phẩm của thương hiệu lớn. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ giúp Samsung thành công.
Samsung vẫn giữ vững ngôi vương trước các đối thủ
Thành công lớn nhờ sách lược “gậy ông đập lưng ông”
Sự tăng trưởng thần kỳ của các smartphone Trung Quốc một thời gian dài đều theo công thức: Model đa dạng giá rẻ nhiều tính năng mới thiết kế bắt mắt quảng cáo. Điều này đánh vào sự trì trệ của các tên tuổi gạo cội và khiến nhiều hãng đã phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất, giảm quy mô vì không thể cạnh tranh nổi. Samsung cũng đã trải qua nhiều khó khăn nhưng không lựa chọn cách lùi lại, mà sử dụng chính công thức đó để giành lại thị trường. Năm 2019 là một năm siêu thành công của Samsung với các dòng tầm trung A và M. Năm 2020, Samsung tiếp tục tổng tấn công thị trường này và thậm chí đã thò 1 chân xuống thị trường giá rẻ với Galaxy A01 có giá chỉ hơn 2 triệu đồng.
Galaxy A01 luôn lọt tốp smartphone bán chạy nhất
Video đang HOT
Tới giờ, nếu hỏi hãng smartphone nào đang có nhiều Model nhất toàn thị trường, đó chính là Samsung. Nếu hỏi hãng nào có đầy đủ các smartphone ở các phân khúc, đó cũng là Samsung. Nếu hỏi hãng nào có tần suất tung ra các smartphone dày đặc nhất, vẫn là Samsung. Và nếu hỏi hãng nào có thời gian “lên đời” smartphone nhanh nhất, có lẽ cũng là Samsung. Thay vì 12 tháng như thông lệ, các dòng A, dòng M của Samsung đôi khi chỉ cần 6 tháng, thậm chí ngắn hơn để tung ra một bản nâng cấp. Tất cả những cái nhất đó khiến người dùng choáng ngợp và luôn nghĩ tới Samsung mỗi khi định mua smartphone, đồng thời cũng khiến “đất diễn” của các đối thủ bị thu hẹp lại rất nhiều.
Người dùng và đối thủ đều “hoa mắt” với tốc độ, số lượng, tần suất Samsung ra mắt smartphone
Thành công chính là dám thay đổi
Dám thay đổi ở đây chính là triết lý mà Samsung theo đuổi với các dòng smartphone tầm trung khi đối xử với các dòng này chẳng khác gì các Flagship. Hãy đặt lên bàn cân để so sánh giữa các tính năng và công nghệ của các dòng siêu phẩm như Galaxy S hay Note với các dòng A sẽ thấy, khoảng cách chưa bao giờ lại gần tới như thế từ thiết kế, cấu hình, pin, cho tới camera. Vì thế, trên toàn cầu cũng như Việt Nam, Samsung luôn có một loạt các smartphone lọt tốp “best seller” và đó đều là những cái tên ở dòng A hay M.
A71 của Samsung không khác là mấy các dòng cao cấp
Trong số 25 smartphone bán chạy nhất Việt Nam từ đầu năm 2020 tới nay, Samsung luôn chiếm khoảng gần 1/3 số này với số lượng bán ra trung bình vài chục nghìn chiếc mỗi tháng/1 Model, cao hơn hẳn các đối thủ. Samsung cũng là hãng duy nhất có smartphone 10 triệu lọt tốp này với Galaxy A71. Đồng thời, xét về giá trị trung bình của các smartphone bán ra, Samsung cũng là hãng thu lợi nhiều nhất bởi đa số là các smartphone có giá từ 5 triệu trở lên, trong khi tất cả các đối thủ còn lại hầu hết là từ 5 triệu trở xuống. Đó là lý do vì sao, Samsung giữ số 1 thị trường Việt Nam cả về thị phần và doanh thu. Thậm chí doanh thu của Samsung còn lớn hơn thị phần, với tỷ lệ tương ứng khoảng 35% so với 30%. Điều này có quan trọng không, đương nhiên là quan trọng bởi Apple tuy chỉ lẹt đẹt ở vị trí thứ 5-6 về thị phần nhưng lại đang chiếm số 2 về doanh thu ở thị trường Việt. Đơn giản vì Apple bán ít nhưng bán đồ đắt. Samsung thì lại khác, Samsung bán nhiều và bán cả đồ đắt cùng đồ rẻ với phương châm smartphone cho mọi nhà. Vì thế, ngôi vương của Samsung trên thị trường Việt là cực kỳ vững chắc.
Samsung đang cho người dùng quá nhiều lựa chọn tốt về smartphone ở mọi phân khúc
Cũng cần phải nói thêm rằng, sở dĩ Samsung chạy đua cả về chất lượng và số lượng trên thị trường smartphone còn vì một lý do quan trọng khác, đó là hệ sinh thái Samsung đang theo đuổi. Trong hệ sinh thái đó, smartphone chỉ là một yếu tố nhưng lại ở vị trí trung tâm. Vì thế, Samsung sẽ không ngừng chạy đua và đầu tư để giữ vững ngôi vương của mình trên thị trường smartphone, không chỉ riêng ở Việt Nam.
Smarthome của Samsung đang bắt đầu được “khởi động”
Kim Chi
Thị trường smartphone cao cấp ngày càng cạnh tranh
Ngoài Apple, Samsung, Huawei, mới đây, Oppo đã trở lại phân khúc smartphone cao cấp khiến sức cạnh tranh trong khoảng giá trên 20 triệu đồng ngày càng lớn.
Cuối năm 2019, phân khúc smartphone giá trên 20 triệu đồng được coi là "sân chơi" của riêng Apple và Samsung, với các dòng sản phẩm ra mắt đều đặn hàng năm và được nhiều người biết đến, như bộ ba iPhone 11, bộ đôi Galaxy Note10. Nhưng sau hơn hai tháng đầu năm 2020, thị trường có thêm loạt sản phẩm tiến vào phân khúc này, như bộ ba Galaxy S20 và mới nhất là Find X2 của Oppo.
Nếu tính thêm các mẫu máy ra mắt từ đầu 2019 và vẫn còn bán, như Asus ROG Phone 2, Sony Xperia 1, Huawei Mate 30 Pro, thị trường smartphone giá trên 20 triệu đồng tại Việt Nam hiện nay có sự tham gia của sáu nhà sản xuất: Apple, Samsung, Oppo, Huawei, Sony và Asus.
Từ trái sang phải: Oppo Find X2 Pro, Samsung Galaxy S20 Ultra, iPhone 11 Pro Max.
Sự sôi động của thị trường không chỉ nằm ở số nhà sản xuất tham gia, mà còn ở số lượng sản phẩm lên kệ và phản ứng của thị trường với các sản phẩm này.
Apple hiện có năm model giá trên 20 triệu đồng, gồm bộ đôi iPhone XS và bộ ba iPhone 11. Samsung ngoài dòng Note, dòng S, còn "tham chiến" bằng những mẫu máy màn hình gập giá cao, như Galaxy Fold, Galaxy Z Flip. Các hãng còn lại, mỗi hàng đều có ít nhất một sản phẩm thuộc phân khúc này. Doanh số tốt của những sản phẩm cao cấp nhất, như iPhone 11 Pro Max, Galaxy S20 Ultra, cho thấy tiềm năng của smartphone cao cấp tại Việt Nam không hề nhỏ.
Mặc dù nhu cầu về smartphone cao cấp lớn, theo một số chuyên gia công nghệ, các hãng mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia phân khúc này.
"Về dài hạn, thị trường smartphone cao cấp tại Việt Nam có phát triển lớn bởi nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua smartphone ưng ý. Tuy nhiên về ngắn hạn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mảng thị trường cao cấp khó có thể phát triển như kỳ vọng của các hãng hay nhà bán lẻ", chuyên gia công nghệ Nguyễn Mạnh Hưng nhận định.
Cũng theo anh Hưng, các nhà sản xuất sẽ gặp nhiều thử thách trong việc thuyết phục người dùng bỏ ra "nghìn đô" mua sản phẩm của mình. "Thương hiệu và công nghệ là các yếu tố quan trọng nhất khi mua điện thoại cao cấp, Apple và Samsung đang làm rất tốt điều này. Để có thị phần, các hãng khác cần có kế hoạch dài hơi để xây dựng thương hiệu và đặc biệt là có những yếu tố đủ hấp dẫn để người dùng chấp nhận mạo hiểm với những cái tên mới", anh nói.
Theo đại diện một hệ thống bán lẻ điện thoại lớn, việc thuyết phục người dùng bỏ ra hơn 20 triệu đồng để mua smartphone không hề đơn giản. "Nhiều hãng điện thoại Trung Quốc có thể công bố những công nghệ mới giúp họ có lợi thế cạnh tranh về truyền thông trong thời gian ngắn, nhưng để có doanh số tốt, thương hiệu vẫn quan trọng hơn", anh này cho biết.
Theo số liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, tại Việt Nam năm 2019, Apple và Samsung là hai hãng duy nhất có sản phẩm giá trên 20 triệu đồng lọt top 20 smartphone bán chạy. Năm 2019, người Việt tiêu thụ khoảng 15 triệu điện thoại thông minh, trong đó, các sản phẩm cao cấp giá trên 10 triệu đồng chỉ chiếm dưới 10%.
Theo vnexpress
Thị trường smartphone Việt Nam phân hóa mạnh với sự xuất hiện của Vsmart Sự xuất hiện của Vsmart đã khiến cho thị trường smartphone trong nước ngày càng chứng kiến những cuộc đua vô cùng hấp dẫn. Số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Gfk cho thấy thị trường di động Việt Nam vào tháng 11 đang có dấu hiệu chững lại. Doanh số giảm 303,000 máy so với tháng 10. Chưa dừng lại...