Vì sao sách ‘Cánh diều’ hấp dẫn?
Trong năm bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ GD-ĐT phê duyệt để các trường lựa chọn, bộ sách ‘Cánh diều’ không thuộc Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam được chọn nhiều nhất, vì sao?
GS Nguyễn Minh Thuyết – tổng chủ biên môn tiếng Việt của bộ sách “Cánh diều” – cho biết với kinh nghiệm viết sách lâu năm, các tác giả đã kế thừa những ưu điểm của bộ sách giáo khoa (SGK) hiện hành, đồng thời có nhiều đổi mới.
Vì thế, nhiều giáo viên thấy bộ sách này vừa quen thuộc, dễ dạy, dễ triển khai, vừa có triển vọng nâng cao chất lượng giáo dục của môn học. Đó là một ưu điểm để “Cánh diều” được chọn nhiều.
Tuy nhiên, có một lợi thế rõ ràng nhất để bộ SGK “Cánh diều” thành công trong đợt cạnh tranh đầu tiên chọn SGK lớp 1 lại nằm ở “sự hấp dẫn” của đội ngũ tác giả, chủ biên, tổng chủ biên. Có 40/56 người là tác giả, chủ biên, tổng chủ biên của bộ SGK “Cánh diều” là chủ biên hoặc thành viên xây dựng các chương trình môn học.
Về điều này, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong Sổ tay thực hiện dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông đã thống nhất giữa Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Thế giới có quy định sẽ chuyển toàn bộ đội ngũ làm chương trình sang viết bộ SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức (sử dụng ngân sách) nếu các thành viên này tình nguyện và đáp ứng được yêu cầu biên soạn SGK.
Video đang HOT
Bộ sách giáo khoa “Cánh diều” trong buổi ra mắt tại Hà Nội – Ảnh: V.Hà
Sổ tay thực hiện dự án quy định bộ SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn phải khởi động chậm nhất sáu tháng trước khi công bố chương trình giáo dục phổ thông. Việc bắt tay vào soạn SGK và đem SGK đi dạy thực nghiệm sẽ rất hữu ích đối với việc hoàn thiện dự thảo chương trình. Đáng tiếc là Bộ GD-ĐT đã không thể triển khai được công việc này đúng tiến độ.
Với những thông tin này, liệu các tác giả vừa tham gia chương trình, vừa viết SGK có rơi vào tình huống “vừa là trọng tài, vừa là cầu thủ”? Điểm mạnh của “Cánh diều” để thành công trong cuộc chọn sách liệu có phải yếu tố thiếu công bằng với các bộ SGK khác?
Trao đổi với Tuổi Trẻ về băn khoăn này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết các văn bản quy phạm pháp luật chỉ không cho phép vừa viết SGK vừa tham gia thẩm định SGK và như vậy mới gọi là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Sổ tay thực hiện dự án còn khuyến khích người làm chương trình viết SGK. Việc người hiểu rõ chương trình biên soạn SGK chỉ có lợi cho người học, người dạy.
Như vậy, có một khoảng giao nhau giữa công việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK. Nhưng theo GS Thuyết, nếu không chuẩn bị trước thì không thể có SGK kịp thẩm định và chọn SGK như bây giờ.
Các trường TPHCM chọn bộ sách giáo khoa nào cho lớp 1?
Theo Bộ GD&ĐT, các trường phải công bố kết quả chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới trước ngày 20/5 thay vì đầu tháng 5 theo quy định trước đó. Vậy nên, hiện nay các trường trên địa bàn TPHCM đã hoàn tất việc chọn bộ SGK lớp 1 phù hợp với tình hình dạy học thực tế.
Cô Lê Huỳnh Diễm Thúy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn (quận 8, TPHCM), cho biết: "Công tác chọn SGK của nhà trường đã thực hiện xong và gửi báo cáo về Phòng giáo dục theo các bước đã được hướng dẫn. Trường lựa chọn dựa trên cơ sở xem bộ sách nào có tính ưu việt nhất, nội dung hay, phù hợp với thực tế. Trường đã chọn sách chủ yếu từ 2 bộ là : "Chân trời sáng tạo" và "Cánh diều".
Theo cô Nguyễn Kim Phượng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Gò Vấp, TPHCM), Hội đồng tuyển chọn của trường đã chọn bộ "Chân trời sáng tạo" dùng cho dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc tuyển chọn rất khách quan, theo đúng quy định. Cụ thể, nhà trường đã chia thành các tổ cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận để xây dựng phiếu nhận xét, đánh giá cho từng cuốn. Mỗi bộ sách đều được đưa ra thảo luận công khai. Cùng với đó, các giáo viên, tổ chuyên môn cũng có những ý kiến đánh giá cụ thể. Tiếp đến, tiến hành các bước lựa chọn sách theo đúng quy trình, lập hồ sơ và báo cáo kết quả về Phòng Giáo dục - Đào tạo.
Bộ sách "Cánh diều"
Là trường cũng chọn bộ sách "Chân trời sáng tạo", thầy Lê Thái Trung, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Lạc 1 (Q.Bình Tân), lý giải: "Trường đã thành lập hội đồng chọn SGK cho các em học sinh lớp 1, nhà trường đã chọn bộ sách "Chân trời sáng tạo" vì qua nghiên cứu, chúng tôi thấy bộ sách sát thực với thực tế của TPHCM, bộ sách có nhiều ưu điểm hơn so với các bộ sách khác. Hiện nay, các thầy cô trong nhà trường đã được tập huấn xong chương trình tổng thể vừa trực tuyến vừa trực tiếp".
Các trường trên địa bàn TPHCM đã hoàn tất việc chọn bộ SGK lớp 1. Ảnh minh họa
Thầy Nguyễn Nghĩa Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thế (Q.Tân Bình), cho rằng, sau khi nghiên cứu, tiến hành bình chọn, bỏ phiếu kín, hội đồng đã chọn lựa môn toán, tiếng Việt là bộ sách "Cánh diều". Những môn học còn lại thống nhất sử dụng bộ sách "Chân trời sáng tạo".
Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT quận 8, cho biết, hiện việc chọn SGK của các trường trên địa bàn quận đã hoàn tất. Nhìn chung, việc chọn SGK lớp 1 theo chương trình phổ thông mới được thực hiện khách quan, bên cạnh sự đánh giá chuyên môn từ giáo viên, hội đồng chọn sách còn có sự đóng góp ý kiến từ đại diện Ban cha mẹ học sinh của trường. Các trường tập trung chọn vào các bộ sách như "Chân trời sáng tạo", "Cánh diều"...
Tại TPHCM, bộ sách "Chân trời sáng tạo" chiếm ưu thế
Theo ghi nhận của phóng viên, tại TPHCM, có trường chọn SGK lớp 1 theo bộ và cũng có trường lựa chọn theo môn. Nhưng nhìn chung, bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhiều trường lựa chọn. Lý do đưa ra là bộ sách có cách tiếp cận nhẹ nhàng, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi, phù hợp với văn hóa đặc trưng của học sinh TPHCM.
Theo thống kê của quận Tân Bình, 70% số trường tiểu học chọn bộ sách "Chân trời sáng tạo", 30% số trường còn lại chọn bộ sách "Cánh diều", "Kết nối tri thức với cuộc sống". Các quận 10, Gò Vấp cũng đều chọn bộ "Chân trời sáng tạo".
Bộ sách "Chân trời sáng tạo"
Mặt khác, theo ý kiến của một số trường tiểu học, công tác chọn SGK và tập huấn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Để đưa ra lựa chọn bộ SGK phù hợp với điều kiện của từng trường khá là vất vả. Nhiều trường chủ động tập huấn được tổ chức trực tuyến; nhà trường không thể dạy thử để đưa nhận định sát với thực tế hơn; giáo viên phải nghiên cứu số lượng đầu sách khá nhiều cùng một lúc.
5 bộ sách giáo khoa lớp 1 gồm:
Các bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống"; "Chân trời sáng tạo"; "Cùng học để phát triển năng lực"; "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" là sản phẩm thuộc NXB Giáo dục Việt Nam.
Bộ "Cánh diều" là sản phẩm hợp tác của 3 đơn vị: NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TPHCM và Công ty Đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam.
Có gì mới trong bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên? Năm 2014, trước làn sóng dư luận phản ứng về việc kéo dài tình trạng độc quyền sách giáo khoa (SGK), Nghị quyết số 88 của Quốc hội đã chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK. Sau hơn 2 năm tích cực thực hiện, bộ sách xã hội hóa đầu tiên mang tên "Cánh Diều" đã ra đời. GS. Nguyễn...