Vì sao rất ít vắc xin được dùng cho người cao tuổi?
Người cao tuổi dễ bị tổn thương trước bệnh tật, nhưng vì sao họ ít khi được tiêm phòng bệnh?
Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể – Ảnh: GETTY
Vắc xin được tìm ra lần đầu vào năm 1796 dùng để chống lại bệnh đậu mùa. Từ đó đến nay, bằng tiến bộ khoa học kỹ thuật, loài người tạo thêm ra nhiều loại vắc xin mới, nâng cao được sức khỏe con người, giảm đáng kể những thiệt hại về người và kinh tế do bệnh tật gây nên.
Tuy nhiên, có một vấn đề cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa thể khắc phục được, đó là hầu hết các loại vắc xin chỉ có tác dụng hữu hiệu trên trẻ em và người trẻ tuổi. Trong khi đó, nhóm rất dễ bị tổn thương trước bệnh tật là người cao tuổi thì rất khó tiêm phòng.
Lý do là bởi sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của họ với các nhóm tuổi còn lại.
Cũng giống như nhiều bộ phận khác của cơ thể, hệ thống miễn dịch của chúng ta có dấu hiệu lão hóa theo độ tuổi.
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới rất phức tạp của các loại tế bào tương tác với nhau. Nếu một cái gì đó, một nơi nào đó trong hệ thống không hoạt động, nó sẽ làm gián đoạn sự cân bằng vốn rất mong manh của phản ứng miễn dịch.
Video đang HOT
Đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, một số tế bào miễn dịch không còn chức năng vốn có nữa.
Khi một người bị nhiễm mầm bệnh, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ có phản ứng liên kết và bắt đầu tấn công tiêu diệt mầm bệnh tại vị trí lây nhiễm, ngăn không cho mầm bệnh lan sang các khu vực khác của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của vắc xin là đưa kháng nguyên vào để kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch “bắt chước” giống như nhiễm trùng tự nhiên.
Vấn đề là trong cơ thể người cao tuổi, sự liên kết các tế bào miễn dịch bị suy giảm chức năng và phá vỡ. Điều đó có nghĩa khi nhiễm bệnh hoặc có kháng nguyên vào, cơ thể sẽ mất đi khả năng ứng phó, không thể nhận diện nó như là “vật lạ”. Do đó, không thể kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên được nữa.
Trong khi đó, ở cơ thể trẻ em và nhóm người trẻ tuổi, hệ miễn dịch không bị lão hóa mà vẫn có thể có các phương pháp để bổ sung, tăng cường sự liên kết tế bào. Bởi vậy, vắc xin áp dụng trên nhóm đối tượng này có hiệu quả hơn.
Mặc dù một số người cao tuổi sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn những người cùng độ tuổi do chăm sóc bản thân điều độ hoặc may mắn có được cấu tạo di truyền phù hợp. Nhưng điều đó cũng không đủ để có được hiệu quả tối ưu khi dùng vắc xin, đặc biệt với các virus mới mà khoa học chưa có nhiều hiểu biết về chúng, ví dụ như virus corona.
Khi dịch bệnh "tấn công" người trẻ
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi. Thế nhưng, trên thế giới và tại Việt Nam đã ghi nhận những người trẻ mắc Covid-19 và tử vong vì bệnh này.
Đa phần người trẻ tử vong do Covid-19 đều trên những bệnh nền có sẵn, như: Tim mạch, suy thận, đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp... Do đó, không chỉ người cao tuổi mà mọi người đều phải nâng cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Khám và tư vấn về bệnh tăng huyết áp cho người dân tại Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức. Ảnh: Phương Thu
Covid-19 làm bệnh nền tăng nặng
Theo Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến sáng 15-8, nước ta đã ghi nhận 22 bệnh nhân Covid-19 tử vong, trong đó có 3 ca bệnh tuổi đời 33, 37 và 47 đều có sẵn bệnh nền.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, nhiều người vẫn nghĩ, chỉ người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền khi mắc Covid-19 mới diễn biến tăng nặng, nguy cơ tử vong; còn với người trẻ khi mắc bệnh này cũng chỉ như cảm cúm thông thường. Đây là một luận điểm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, tất cả những người nhiễm Covid-19 đều có nguy cơ diễn biến nặng.
Điển hình như một ca bệnh Covid-19 42 tuổi ở Hà Nội điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Khoảng 3 ngày sau khi nhập viện, các triệu chứng của bệnh nhân mỗi lúc một nặng dần. Ban đầu chỉ là đau người giống như cảm cúm, cổ họng ngứa râm ran. Sau đó, cả cơ thể bệnh nhân luôn trong trạng thái mỏi mệt nặng nề, đau đầu kéo dài, sốt rất cao kèm khó thở...
"Khả năng tấn công của vi rút SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan phủ tạng, trong đó tổn thương phổi là cơ bản và diễn biến trầm trọng với cả người già, người trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cảnh báo.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, vi rút SARS-CoV-2 tấn công phổi, làm bệnh nền tiến triển nặng lên, kéo theo suy hô hấp, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Do đó, không chỉ người tuổi cao, sức khỏe yếu, mà cả người trẻ mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 cũng khó chống cự.
"Ở nước ta, số ca Covid-19 tử vong ở người trẻ đều có sẵn các bệnh nền, như: Suy tim, suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì... Covid-19 chỉ như "giọt nước tràn ly", khiến các bệnh sẵn có tiến triển nặng hơn", bác sĩ Nguyễn Viết Nhung lưu ý.
Thay đổi lối sống, tích cực phòng bệnh
Đoàn công tác của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) kiểm tra tại Bệnh viện Thận Hà Nội - nơi điều trị những bệnh nhân có nhiều nguy cơ, dễ tổn thương khi mắc Covid-19. Ảnh: Lê Hảo
Thực tế cho thấy, nhiều căn bệnh trước đây chỉ gặp ở người cao tuổi, thì hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bác sĩ Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch - hô hấp (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức) cho biết, tăng huyết áp là căn bệnh rất nguy hiểm và người mắc bệnh này ngày càng trẻ hóa. Mới đây, bệnh viện đã tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh tăng huyết áp cho hơn 100 người. Trong số đó, người trẻ bị tăng huyết áp chiếm 30%-40%, thậm chí có 2 bệnh nhân mới 22 tuổi đã mắc bệnh.
Tương tự, tại Khoa Thận lọc máu của bệnh viện này đang quản lý hơn 160 bệnh nhân chạy thận và hơn 700 bệnh nhân sau ghép thận, trong đó có những người bệnh mới 30 tuổi. Còn tại Bệnh viện Nhi trung ương, trước đây trung bình một năm chỉ ghi nhận 5-10 trẻ mắc đái tháo đường týp 1, thì 4-5 năm trở lại đây đã ghi nhận tới 100 trẻ. Tại Bệnh viện Nội tiết trung ương cũng đã từng điều trị cho một bé trai 9 tuổi (ở Hà Nội) mắc đái tháo đường týp 2 do béo phì.
Những bệnh mạn tính không lây đang ngày càng trẻ hóa do lối sống công nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học... Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, những căn nguyên góp phần khiến bệnh tật trẻ hóa nói trên hoàn toàn có thể thay đổi.
Do đó, ngay từ bây giờ mọi người hãy từ bỏ những thói quen gây hại, đặc biệt chú trọng việc vận động hằng ngày. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong ngày, mọi người nên tập trung dinh dưỡng vào bữa ăn sáng, bữa trưa ăn nhẹ và bữa tối ăn rất hạn chế. Trong chế độ ăn uống cần bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, cân bằng chất béo và chất xơ, hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả...
Trước thực tế công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang phải đối mặt với những diễn biến mới, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền khuyến cáo, không chỉ người cao tuổi, mà những người trẻ, kể cả không có bệnh lý nền cũng cần hết sức cảnh giác, nâng cao tinh thần phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành Y tế để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như an toàn cho người xung quanh.
Mọi người dân phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng, tăng cường sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn, không nên ra ngoài khi không có việc cần thiết, không tụ tập đông người. Khi đi, đến những nơi có ổ dịch, người dân phải tự giác khai báo y tế, tuân thủ việc cách ly y tế theo hướng dẫn, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
WHO khuyến cáo người trẻ tuổi nên thận trọng với Covid-19 Dù người cao tuổi là đối tượng dễ bị virus SARS-CoV-2 tấn công nhất nhưng chủng virus gây chết người này cũng không bỏ qua những người trẻ tuổi hơn. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters) Trong cuộc họp báo về tình hình dịch Covid-19 diễn ra hôm qua, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros...