Vì sao quy mô tối đa của trường đại học là 15.000 sinh viên?
Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 32 quy định chỉ tiêu tuyển sinh đối với đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ gây nhiều ý kiến khác nhau.
Đại diện một đại học lớn của Hà Nội chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý của Thông tư 32.
Nhiều bất hợp lý
Thứ nhất, với cách thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa đối với đào tạo đại học chính quy thì việc áp dụng tiêu chí 1 (số tối đa SV/ giảng viên quy đổi theo khối ngành) và tiêu chí 3 (quy mô sinh viên chính quy tối đa của trường) nhằm kiểm soát quy mô đào tạo ĐH chính quy, đồng thời khuyến khích gia tăng số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ của trường là một chủ trương tốt.
Tuyển sinh mới gây ra nhiều bất hợp lý. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên với một số trường có số lượng lớn giảng viên quy đổi theo khối ngành sẽ đạt được tiêu chí 1 nhưng không thể đạt tiêu chí 3 do quy mô đào tạo đại học chính quy đã cao hơn mức quy định trong bản dự thảo nhiều năm gần đây.
Điều này có nghĩa là, việc cắt giảm nhanh chỉ tiêu tuyển sinh trong các năm sắp tới (để đưa quy mô sinh viên về mức quy định), gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ giảng viên về quy mô và chất lượng vốn là mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển nhà trường.
Theo vị đại diện này, số các trường ĐH công lập ở tình trạng như vậy không hiếm trong hệ thống, và do đó không thể coi đây là trường hợp đặc biệt cần sự xem xét và quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT như thông tư hướng dẫn. Ngoài ra, bản dự thảo chưa đề cập tới quy mô sinh viên chính quy tối đa của các trường ĐH trọng điểm.
Thứ hai, theo nhà tuyển sinh này phân tích, đã có sự mâu thuẫn lớn trong quy định của thông tư. Cụ thể là: theo khoản 1 Điều 6 thì các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh thì sinh viên chính quy hàng năm phải thỏa mãn đồng thời cả 3 tiêu chí.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoản 1C Điều 5 quy định: Nếu tiêu chí 1 không đạt thì vẫn có thể xác định chỉ tiêu tuyển sinh (không quá 1/4 năng lực đào tạo tối đa của khối ngành đó).
Cũng bất nhất, theo nhà tuyển sinh trường này, khoản 3 Điều 8 quy định: cơ sở giáo dục đại học xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trên cơ sở giảng viên cơ hữu theo khối ngành quy định tại Điều 3 của thông tư này”. Tuy nhiên, trong công thức tính chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tối đa không có yếu tố số lượng giảng viên theo khối ngành.
Quy mô tối đa 15.000 sinh viên, vì sao?
Đó là ý kiến của Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Vũ Văn Hóa, khi ông đưa ra câu hỏi: Căn cứ vào đâu để Bộ GD&ĐT quy định quy mô đào tạo tối đa của các trường là 15.000 sinh viên?
Ông Hóa cảnh báo, sắp tới vì quy định quy mô tối đa 15.000 sinh viên này mà rất nhiều trường, hiện nay đã vượt gấp đôi, gấp 3 lần quy mô quy định sẽ thừa cơ sở vật chất, thừa giáo sư, phó giáo sư.
Theo ông Vũ Văn Hóa, Bộ GD&ĐT phải xuất phát trên thực tế của nền kinh tế để biết số lượng cử nhân/vạn dân là bao nhiêu chứ không vì thấy dư luận kêu mà hạn chế là không đúng.
Cũng theo ông Vũ Văn Hóa, hiện nay trường ông có quy mô hơn 30.000 sinh viên (gấp đôi số quy định) và nhiều trường khác rơi vào tình cảnh tương tự thì theo thông tư này sẽ không biết giải quyết bằng cách nào.
Thông tư thực hiện từ năm 2016, thì 4 năm nữa toàn bộ hệ thống giảng viên sẽ bị tác động, nhưng ngay từ năm 2016, những giáo viên dạy cơ bản sẽ bị loại trừ và những năm sau, đội ngũ giáo viên nghiệp vụ sẽ chịu cảnh tương tự. Ông Hóa đặt câu hỏi: đội ngũ giáo viên sẽ đi đâu bây giờ?
Theo Hồ Thu/Tiền Phong
Thổ Nhĩ Kỳ loay hoay mua dầu ở đâu nếu thiếu Nga?
Công khai bắn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ dùng dây buộc mình khỏi nguồn cung dầu khí, một bước đi sơ sẩy nữa sẽ khép nước này vào mối liên quan tới IS.
Sau vụ bắn vào lưng người bạn thân Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vật lộn trong những khó khăn từ các nguồn cung dầu khí công khai.
Hàng hóa, đường dẫn dầu khí, các nhà máy điện hạt nhân từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ là những vấn đề quan trọng với một quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã từng là những người bạn thân.
Nhận trừng phạt kinh tế từ Nga là "đóng băng" vô thời hạn kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí Turkish Stream đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, nước này cũng chịu mất khoảng 20 tỷ USD khí tự nhiên mỗi năm. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang tự mình cắt đi những nhà cung cấp dầu khí khác vốn đã không có nhiều.
Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng về phía tổ chức Anh em Hồi giáo Ai Cập, chỉ trích gay gắt Saudi Arabia. Đồng nghĩa với việc này, Thổ Nhĩ Kỳ đang tự mình làm mất đi những nguồn cung dầu từ các quốc gia này.
Về tiềm năng, Israel có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, một cựu đồng minh của nhà nước Do Thái này, đã từng công khai đối đầu với Israel.
Một bước tính từ phía Thổ Nhĩ Kỳ được cho là thân phương Tây và sẽ tận dụng các ưu ái của họ để mua khí đốt bằng việc công khai đối đầu với các kẻ thù châu Âu. Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đã nghĩ sẽ nhận được sự trợ giúp từ EU.
Song điều này có vẻ là một bước đi sai lầm của Tổng thống Tayyip Erdogan khi hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đơn phương độc mã và không có ai, phương Tây hay Mỹ hay bất cứ bạn bè trước đó nào đứng ra giúp đỡ.
Nguồn cung dầu khí cạn kiệt sẽ giết chết nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, thỏa thuận xây dựng 4 nhà máy hạt nhân 1.200 megawatt giữa Moskva và Ankra được bắt đầu vào năm 2013 dự kiến khai trương vào 2019 nhưng đến giờ vẫn chưa được thực hiện do đối mặt với các vấn đề pháp lý quốc tế.
Khi đó, đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, không rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phản ứng thế nào để chống chọi lại việc thiếu hụt nguyên liệu cho mọi hoạt động của quốc gia này.
Dù thực tế, nhà máy điện hạt nhân mà Nga hứa xây cho Thổ Nhĩ Kỳ không dừng hẳn mà chỉ chậm lại và đòn trừng phạt kinh tế từ Nga vẫn chưa tới giai đoạn thực hiện (tức vào đầu năm 2016) song những khó khăn mà đủ mọi lĩnh vực của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang vấp phải cũng là vấn đề đáng quan ngại.
Chưa ai hiểu ra nước cờ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong việc xử lý các mối quan hệ đa phương phức tạp giữa Mỹ, phương Tây, Nga, các nước Đông Âu láng giềng khi những cáo buộc buôn bán vàng đen với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn chưa nguôi ngoai.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khi đến bước đường cùng liệu có lộ mặt?
Tổng thống Erdogan có lẽ đang đau đầu khi chỉ một nước đi sơ sẩy nữa sẽ tự mình chạy vào chân tường, không có khí đốt, không có người bán và trông theo tiếng mời gọi từ các giếng dầu của khủng bố IS bên kia hàng xóm.
Người ta đặt ra câu hỏi, liệu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công khai các mối quan hệ thương lái với lực lượng khủng bố Hồi giáo IS như mọi tin đồn đã lôi cả gia tộc Tổng thống Erdogan vào hay không?
Đông Phong
Theo_Báo Đất Việt
Giá vàng ngày 30/11: Loay hoay không có lối thoát! Trước áp lực từ phiên họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng chấp nhận giao dịch quanh mức thấp nhất hơn 5 năm qua trong phiên đầu tuần. Tại thị trường trong nước, giá vàng được điều chỉnh giảm nhẹ theo diễn biến của thị trường quốc tế. Vàng SJC lúc đầu ngày mua vào - bán...