Vì sao phụ huynh Hà Tĩnh phải bốc thăm chọn trường mầm non?
Ngoài việc được giao chỉ tiêu thiếu định biên giáo viên, một số trường mầm non ở Hà Tĩnh cơ sở vật chất yếu, buộc phải cắt giảm số lớp.
Hơn một tuần nữa là bước vào năm học mới, nhiều trường mầm non ở TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) vẫn đang lúng túng trong tuyển sinh.
Thành phố có 16 trường mầm non công lập, 7 trường mầm non tư thục. Năm nay, khoảng 2.000 trẻ có nhu cầu vào nhà trẻ, khối công lập đã tuyển được 1.000, tư thục 650. Hiện còn hơn 300 em muốn học công lập nhưng chưa được đáp ứng. Để giải quyết, nhiều trường tổ chức cho phụ huynh bốc thăm, khiến phụ huynh bức xúc, hiệu trưởng thì áy náy không biết giải quyết thế nào.
Ông Nguyễn Trường Thư, chuyên viên Phòng Giáo dục TP Hà Tĩnh, giải thích nguyên nhân cắt giảm số lớp mầm non là UBND tỉnh Hà Tĩnh giao thiếu chỉ tiêu biên chế. Năm ngoái thiếu 10 giáo viên, năm nay thiếu gần 20 người. Tỉnh bù thêm cho địa bàn 16 giáo viên cho năm học mới, song vẫn chưa đủ.
“Định biên giáo viên mầm non của địa bàn là 290 người, hiện chỉ có 270. Việc thiếu giáo viên không phải do khó tuyển mà là quy hoạch tổng thể nhằm giảm biên chế”, ông Thư nói.
Một buổi bốc thăm chọn trường mầm trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng
Cô Văn Thị Hà, Hiệu phó trường Mầm non Trần Phú thông tin, từ nhiều năm nay, nhà trường luôn thiếu giáo viên. Trường có 37 người gồm cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà bếp. Vừa rồi thành phố đề nghị giảm lớp, trường phải tạm cho nghỉ việc 7 giáo viên hợp đồng, hiện còn 22 người đứng lớp.
Năm nay trường Trần Phú chỉ được phép tuyển đầu vào 75 em cho 3 lớp, song hiện mới được khoảng 2 lớp, còn thiếu 25 em, trong khi đó số lượng hồ sơ nộp vào là 55, chưa kể hồ sơ tạm trú.
Video đang HOT
“Trước kia, Phòng Giáo dục cho phép tuyển giáo viên hợp đồng nên có thể mở thêm lớp, nay cắt giảm thì buộc phải cho họ nghỉ, bởi giữ lại thì không có kinh phí trả lương”, cô Hà nói và cho hay, với số học sinh có nhu cầu chưa được vào trường, sắp tới nếu bí quá thì trường phải để cho phụ huynh bốc thăm.
Nữ Hiệu phó tâm sự, đa số trẻ đều là người địa bàn, bố mẹ luôn tham gia đầy đủ các nghĩa vụ, nên nếu tổ chức bốc thăm cũng rất là áy náy. Trước mắt trường sẽ ưu tiên cho con hộ nghèo, cận nghèo, những trường hợp khác tùy vào may rủi. “Tôi thấy buồn, không biết trả lời phụ huynh như thế nào khi họ hỏi: Con tôi không học ở đây thì học ở đâu“, cô Hà kể.
Ngoài việc không được giao đủ chỉ tiêu giáo viên, một số trường ở TP Hà Tĩnh có hệ thống cơ sở vật chất xuống cấp, phải giảm số lớp. Trường Mầm non Thạch Linh có hai dãy nhà xây vài chục năm, khi lũ nước ngập phân nửa. Trường hiện không có phòng cho hai hiệu phó, phải mượn tạm phòng chức năng để làm việc.
Tại buổi thảo luận giữa chính quyền, nhà trường, phụ huynh ba hôm trước, lãnh đạo phường đề xuất nếu được tuyển thêm học sinh trong năm học này thì sẽ mượn tạm Trạm Y tế cũ phường Thạch Linh, cải tạo lại cho các cháu học.
Trạm Y tế cũ của phường Thạch Linh, nơi lãnh đạo phường đề xuất cải tạo để làm lớp học cho các cháu. Ảnh: Đức Hùng
“Trường thiếu vài chục chỉ tiêu, trong khi số hồ sơ nộp vào gần 100. Sắp tới nếu được tuyển thêm thì phải đề xuất cấp trên có phương án khác, chứ không thể để các cháu học ở trạm y tế cũ như đề xuất, bởi nơi đó không phù hợp, kinh phí để cải tạo cũng tốn kém”, Hiệu phó Dương Thị Chương nói.
Khác với trường mầm non Thạch Linh, trường Tân Giang có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, vừa xây thêm một dãy nhà học mới song cũng buộc cắt giảm chỉ tiêu vì chỉ thị của cấp trên. Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: “Việc giảm chỉ tiêu ở trường mầm non công lập có phải là cách để chia học sinh sang các trường tư thục, bởi số trường mầm non tư thục ở địa bàn đang tăng?”.
Ông Nguyễn Trường Thư cho rằng phụ huynh suy nghĩ như vậy là không đúng, bởi không ai ép họ phải cho con học ở trường này trường nọ. Hơn nữa tổng số trẻ học trường tư trên địa bàn chiếm hơn 30%, chứng tỏ chất lượng đào tạo của họ rất tốt, được nhiều người ủng hộ.
Theo khảo sát, bình quân một học sinh ở thành phố Hà Tĩnh học trường mầm non công lập sẽ phải đóng khoảng 1,2 triệu đồng/tháng. Ở trường tư thục, khoản đóng đậu dao động từ 2 đến 4,5 triệu/tháng.
Trường Mầm non Tân Giang có hệ thống cơ sở vật chất tốt, nhưng không thể tuyển thêm học sinh. Ảnh: Đức Hùng
Ông Trần Huy Liệu, Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh giải thích, việc học sinh phải chạy đua suất vào trường mầm non ở TP Hà Tĩnh như năm nay do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là số lớp tăng lên, các đơn vị không tăng được biên chế, dẫn tới thiếu giáo viên và cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
Trước kia, các trường mầm non hợp đồng với nhiều giáo viên, trong đó có những người không nằm trong chỉ tiêu biên chế được giao. Vừa rồi Văn phòng Chính phủ thông báo, chỉ hợp đồng đối với số chỉ tiêu trong biên chế được giao chưa tuyển, còn vượt thì phải cắt giảm.
“Hôm qua, thành phố Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo xin tăng lớp mầm non, Sở Nội vụ đang bàn với Sở Giáo dục xem xét. Còn khoảng 10 ngày nữa là bước vào năm học mới, theo quy trình tuyển dụng thì khó kịp, các đơn vị sẽ phải bổ sung từ từ, nếu khó quá thì địa phương phải linh động sắp xếp”, ông Liệu nói.
Đức Hùng
Theo Vnexpress
Điều tra vụ trẻ 2 tuổi bị chấn thương sọ não ở trường mầm non 'chui'
Cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đang điều tra vụ việc một trẻ 2 tuổi bị chấn thương sọ não tại trường mầm non hoạt động trái phép trên địa bàn.
Cháu H., đang bị liệt nửa người, hôn mê sâu do chấn thương sọ não
ẢNH DO GIA ĐÌNH CHÁU H., CUNG CẤP
Ngày 20.4, trao đổi với phóng viên, chị Vũ Thị Hương (28 tuổi, ngụ tại khu 7, phường Nam Hoà, thị xã Quảng Yên) cho biết, sáng 3.4, chị đưa con gái D.N.H gần 2 tuổi đến Trường mầm non tư thục Phương Nam, phường Nam Hoà. Đến trưa cùng ngày, chị nhận được thông tin từ cô giáo chủ nhiệm là cháu H., phải cấp cứu tại Bệnh viện thị xã Quảng Yên.
"Tại bệnh viện, cháu H., được chẩn đoán rạn hộp sọ, chảy máu não do va chạm mạnh và liên tục co giật, sức khoẻ nguy kịch nên được chuyển lên Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, thành phố Uông Bí, sau đó được gia đình đưa lên điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Đến nay, cháu vẫn hôn mê sâu, liệt nửa người bên phải", chị Hương cho biết.
Cũng theo chị Hương, cháu bé bị chấn thương khi đang học ở trường và trách nhiệm thuộc về nhà trường. Tuy nhiên, khi gia đình đến làm việc thì cả hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm đều chối bỏ trách nhiệm, từ chối làm việc.
Trao đổi với Thanh Niên ngày 21.4, bà Hoàng Thu Hiền, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên, cho biết: "Chúng tôi đã nhận được thông tin vụ việc và đang mời cơ quan công an phối hợp điều tra để làm rõ nguyên nhân dẫn đến chấn thương của cháu bé. Qua thông tin ban đầu, cháu H., bắt đầu đi học tại trường này từ ngày 1.4, đến ngày 3.4, khi đang ngủ trong lớp thì bị co giật. Sau đó, cô giáo gọi hàng xóm đưa cháu đi cấp cứu tại bệnh viện. Vụ việc xảy ra cách đây đã lâu nhưng gia đình và chính quyền phường không báo cáo về vụ việc".
Cũng theo bà Hoàng Thu Hiền, Trường mầm non Phương Nam hoạt động trái phép, không được chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên cấp phép hoạt động. "Ngay trong chiều nay (21.4), chúng tôi sẽ yêu cầu đóng cửa trường mầm non trái phép này", bà Hiền nói.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Đường, Chủ tịch UBND phường Nam Hoà, cho biết: "Trường mầm non Phương Nam treo biển hiệu công khai, hàng ngày có khoảng 15 trẻ em được học tại đây. Hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hà, người địa phương, đã nhận trông giữ trẻ từ nhiều năm nay. Ngay trong ngày 21.4, chúng tôi sẽ triệu tập hiệu trường và giáo viên chủ nhiệm để làm rõ vụ việc".
Theo thanhnien.vn
Gia Lai kiểm tra thực hiện quy chế trường mầm non tư thục Sở GD&ĐT Gia Lai lên kế hoạch kiểm tra thực hiện Quy chế trường mầm non tư thục, năm học 2017 - 2018 trên địa bàn. ảnh minh họa Theo đó, thời gian kiểm tra từ ngày 29/1/2018 đến hết ngày 2/2/2018, tại các cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Pleiku. Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với...