Vì sao Phó Tổng thống Afganistan bật khóc trên đất Chechnya?
Quyền lãnh đạo Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov đã kể lại câu chuyện vị Phó Tổng thống Afganistan AbdulRashid Dustum đã bật khóc khi đến thăm nước cộng hòa này.
Nhà lãnh đạo Ramzan Kadyrov (hết nhiệm kỳ Tổng thống vào ngày 5-4, vừa được tái cầm quyền Tổng thống Cộng hòa Chechnya vào ngày 25-3 vừa qua) đã thuật lại cảm xúc của Phó tổng thống Afganistan Abdul-Rashid Dustum khi ông nhìn thấy cuộc sống ở Chechnya.
Hồi tháng 10-2015, tướng Dustum, Phó tổng thống Afganistan, đã đến Moscow nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ về vũ khí trang bị của Nga, trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố cực đoan Taliban và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang hoành hành ở nước này.
Sau đó, ông đã tới nước Cộng hoà Chechnya, đúng dịp nhà lãnh đạo lãnh đạo Ramzan Kadyrov kỷ niệm sinh nhật lần thứ 39. Trong chuyến thăm này, vị Phó Tổng thống đồng thời là một tướng lĩnh dày dạn trận mạc của Afganistan đã bật khóc khi thấy cảnh yên bình ở Chechnya.
“…làm thế nào mà các vị đã lập lại trật tự, làm thế nào để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố? Chúng tôi cũng đã chiến đấu hàng chục năm trời và đã thiệt hại tới hai triệu người. Các vị đã làm được bằng cách nào trong thời gian ấy, tôi không tài nào hiểu nổi” – ông Kadyrov thuật lại lời tướng Dustum.
Nhà lãnh đạo Chechnya kể rằng, ông Dustum luôn mong một cuộc sống hoà bình. Cả cuộc đời vị tướng này đã cầm quân trên chiến trường, các con trai ông cũng tham gia chiến đấu, nhưng đất nước Afghanistan vẫn chưa một ngày bình yên.
Thành phố Grozny – thủ đô của Cộng hòa Chechnya thuộc Liên bang Nga
Kể từ năm 2009 đến nay, đã có gần 59.000 dân thường bị chết và bị thương vì bom đạn chiến tranh. Số người chết vẫn tiếp tục gia tăng hàng năm, trong khi đó, khoảng 30% lanh thô nước này vẫn năm dươi sư kiểm soát của tổ chức khủng bố Taliban.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, đã có ít nhất 3.545 người thiệt mạng và 7.457 người bị thương do chiến sự tại Afghanistan, tăng 4% so với năm 2014. Trong đó, 37% dân thường thương vong do giao tranh trên bộ, 21% do bị đánh bom trên đường và 17% do tấn công liều chết.
Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị thương vong nhiều nhất. Tỉ lệ phụ nữ thiệt mạng tăng 37%, trong khi số trẻ em bị chết hoặc bị thương tăng 14% so với năm 2014.
Ngoài ra, còn có tới 28% người dân chết vì bom đạn của các lực lượng vũ trang ủng hộ chính phủ. Số người chết vì bom đạn của các lực lượng an ninh quốc tế cũng tăng thêm 9%.
Video đang HOT
Trong đó đáng kể nhất là vụ máy bay chiến đấu của Mỹ ném bom vào bệnh viện của tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) ở tỉnh Kunduz, thuộc miền bắc nước này vào tháng 10-2015 làm 42 người thiệt mạng và 43 người khác bị thương.
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan kết thúc vào tháng 12-2014 với việc 30% lãnh thổ nước này bị Taliban kiểm soát
Do đó, vị Phó Tổng thống Afghanistan đã rất xúc động và kinh ngạc trước những thành quả mà người Chechnya đã đạt được. “Ông ấy đã đi thăm khắp nước Cộng hoà, xem xét tất cả, từ các đơn vị cho đến các công trình. Ông ấy không dám tin đó là sự thật…” – ông Kadyrov kể lại.
“Người lính” Kadyrov còn nhấn mạnh, không chỉ riêng ông Dustum mà ngay cả các quan chức lần đầu từ Moscow đến nước cộng hòa cũng không dám tin là mình đang ở Chechnya “Tôi trả lời rằng: Đúng rồi, các vị đang ở Chechnya, ở thành phố Groznyi” – ông Kadyrov kể.
Nhà lãnh đạo Kadyrov đã cho ông Dustum xem những hình ảnh và video mô tả lại việc làm thế nào mà Chechnya thành công.
Ông Kadyrov nói với vị Phó Tổng thống Afghanistan rằng, Chechnya bình yên và phát triển mạnh như bây giờ do được sự giúp đỡ chân thành của lãnh đạo Liên bang Nga và ý nguyện của dân chúng, chứ không phụ thuộc vào bất cứ ai, giống như Afghanistan (ý nói phải theo “hiệu lệnh” của Mỹ).
Nhà lãnh đạo Chechnya cũng thẳng thắn nói rằng, Afghanistan sẽ không thể xây dựng được cuộc sống hoà bình khi Hoa Kỳ còn nắm vai trò chính ở đây. “Khi mà người Mỹ còn ở đó, thì không có cơ hội cho cuộc sống hoà bình tại đất nước này” – ông Kadyrov nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik hôm 3-4 vừa qua.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao tên lửa AIM-54 của Iran khiến Mỹ "lạnh gáy"?
Sợ hãi chính loại vũ khí do mình sáng tạo ra, nhưng thực vậy Mỹ sẽ phải rất e dè tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix có tầm bắn lên tới 190km của Iran.
AIM-54 Phoenix là loại tên lửa không đối không nguy hiểm nhất của Không quân Iran hiện nay, có tầm bắn lên tới 190km. Với loại vũ khí này, Iran có thể bắn hạ được các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hay những cỗ máy do thám điện tử - bộ chỉ huy trên không tối tân bậc nhất thế giới như E-3 Sentry....
Trớ trêu thay, tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix lại vốn do công ty máy bay Hughes và Tập đoàn Raytheon phát triển cho Hải quân Mỹ từ năm 1966. Giữa những năm 1970, Mỹ đã cung cấp cho chính quyền quân chủ Iran 280 tên lửa Phoenix cùng 79 tiêm kích F-14A Tomcat. Nghiễm nhiên, sau Cách mạng Hồi giáo Iran 1979, số vũ khí khủng khiếp này lọt vào tay Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Hiện nay, phương tiện mang phóng AIM-54 Phoenix là tiêm kích hạng nặng F-14A Tomcat vẫn còn trong biên chế Không quân Iran. Còn AIM-54 tùy đã hao hụt nhiều sau hàng chục năm sử dụng, tuy nhiên một số nguồn tin cho rằng Iran đã sao chép và sản xuất được loại tên lửa này với tên gọi là Fakour 90.
Tên lửa không đối không AIM-54 được phát triển từ những năm 1960 cho Hải quân Mỹ nhằm đối đầu với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-16, Tu-22M của Không quân Liên Xô.
Tên lửa AIM-54 chủ yếu được triển khai trên hai loại máy bay chiến đấu gồm F-14 Tomcat và F-111B. Trong ảnh, F-14B mang tới 6 tên lửa AIM-54 Phoenix.
AIM-54 là một loại tên lửa không đối không rất lớn với đường kính đến 380mm, dài 4m, nặng 450-470kg.
Hiện nay, trên thế giới chỉ còn duy nhất Iran sở hữu AIM-54, trong khi Hải quân Mỹ đã loại biên năm 2004 cùng tiêm kích F-14.
AIM-54 được thiết kế với kiểu cánh khác biệt với tên lửa hiện đại, trên thân được bố trí đến 4 cánh tứ giác kéo dài nửa thân về đuôi, đuôi được bố trí 4 cánh lái hình chữ nhật.
Tên lửa được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bay tối đa đến 190km, độ cao đánh chặn tối đa từ 24-30km, tốc độ bay Mach 5 đủ bắt kịp mọi loại chiến đấu cơ trên thế giới.
Radar kiểm soát hỏa lực AWG-9 trên F-14 Tomcat cho phép phóng gần như cùng lúc 6 tên lửa AIM-54 trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc chủ động về phía mục tiêu.
Theo một số tài liệu kỹ thuật, cách mục tiêu 11km, radar chủ động trên tên lửa sẽ tự kích hoạt và dẫn đường tên lửa tấn công mục tiêu.
Bia bay QF-4B bị tên lửa không đối không AIM-54 lắp đầu nổ nặng 61kg với ngòi nổ cận tiếp xúc phá hủy.
Theo_Kiến Thức
Vì sao Nga tăng tốc, mở rộng sản xuất S-400? Trang Gazeta vừa đưa ra một vài lí giải cho việc Nga tăng cường năng lực sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không S-400. "Chúng tôi đang làm việc 7 ngày một tuần để hoàn thành các hệ thống tên lửa phỏng không S-400", một thành viên của Cục thiết kế Globus ở Ryazan tiết lộ vào năm 2015. Globus là...