Vì sao phi tần tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế không khép chân?
Khi được tìm thấy, hầu hết hài cốt của những các phi tần trong lăng Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế không khép chân, rốt cuộc họ đã gặp phải chuyện gì?
Nhiều người từng nghĩ, các cung tần mỹ nữ trong chốn hoàng cung nguy nga tráng lệ đều sống trong vinh hoa, phú quý. Tuy nhiên đằng sau sự hào nhoáng đó là những hiểm nguy luôn sẵn sàng ập tới vào bất cứ lúc nào. Hủ tục tuẫn táng là một trong những điều đáng sợ với các cung tần mỹ nữ thời phong kiến xưa.
Phi tẫn tuẫn táng theo vua
Sohu mới đây đăng tải bức ảnh nhiều bộ hài cốt nằm tư thế rất kỳ lạ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) khiến nhiều người xôn xao. Chân tay của họ không thể duỗi ra như thi hài khác. Sau khi kiểm tra ADN, các nhà khoa học phát hiện họ đều là phụ nữ. Họ là ai và tại sao xương cốt của họ lại xuất hiện điểm đặc biệt như vậy?
Những hài cốt được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế rất kỳ lạ. (Ảnh: Sohu)
Các nhà khảo cổ xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng hoàng đế nhà Tần. Lúc sinh thời, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng sẽ đem những người đẹp của nước đó về cung. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, các phi tần, mỹ nữ này bị ép phải tuẫn táng theo.
Mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng, Sử ký của Tư Mã Thiên chép: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.
Các phi tần bị đưa vào lăng mộ khi vẫn còn sống. Họ không còn cách nào ngoài gào khóc, đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Vì thế, thi hài của họ sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường.
Hoàng đế Chu Nguyên Chương để lại di chúc lệnh cho 46 phi tần của mình phải tuẫn táng theo. (Ảnh minh họa: Sohu)
Sự đáng sợ của hủ tục tuẫn táng cũng thể hiện trong lễ an táng của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Theo sử sách chép lại, năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị.
Video đang HOT
Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang vọng khắp nơi.
Các phi tần trong danh sách tuẫn táng này được đưa vào một phòng chung, có đặt ghế “thái sư ỷ” (ghế thái sư), trên ghế treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m) để tự treo cổ.
Vì sao có hủ tục tuẫn táng?
Theo quan niệm cổ xưa, nghi lễ tuẫn táng giúp người đã khuất có bầu bạn, chăm sóc ở “ thế giới bên kia”.
Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu. Tục này thường chỉ dành cho tầng lớp cao nhất – vua chúa. Những người được chọn tuẫn táng gồm: phi tần, người hầu hạ thân cận, nô lệ… Thậm chí, thợ xây lăng tẩm cho vua chúa cũng có thể nhận kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này.
Sau khi vua qua đời, trong số các phi tần, hoàng hậu được phong làm hoàng thái hậu, những phi tần có con không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không địa vị hoặc được vua lựa chọn đều phải chịu tuẫn táng.
Theo sử sách, tục tuẫn táng diễn ra theo nhiều hình thức: chôn sống, hạ độc, ép treo cổ trước khi chôn… dã man nhất là đổ thủy ngân.
Người Trung Quốc xưa tin rằng, thủy ngân làm cơ thể người chết không bị mục rữa, giữ được hình dáng nguyên vẹn sau khi chôn cất. Nếu chọn cách này, những phi tần bị chọn sẽ được đưa vào một căn phòng, cho uống trà có thuốc mê. Sau khi ngất đi, họ sẽ bị khắc hình chữ thập trên đỉnh đầu, sau đó rót thủy ngân vào vết cắt rồi khâu lại. Lượng thủy ngân này sẽ ngấm vào người và khiến họ tử vong vì nhiễm độc.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều bằng chứng về hủ tục tuẫn táng đáng sợ này trong các lăng mộ xưa. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, còn cách tuẫn táng đặc biệt khác là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị lựa chọn, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống.
Dù hủ tục tuẫn táng được thực hiện theo cách nào thì đều có thể thấy sự phi nhân đạo và tàn ác nhất trong lịch sử của Trung Quốc, số phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến thật nhỏ nhoi và đáng thương.
Phát hiện mới về đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: "Sống động như người thật"
Tiếng hát Người làm báo mở rộng 2023: Nhiều màu sắc, giàu cảm xúc
Với cách sắp xếp đặc biệt này, đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau khi chiến đấu.
Theo đó, trong đợt khai quật lần thứ 3 tại hố số 1 ở lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng tại thành phố Tây An (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học vừa có phát hiện mới về cách sắp xếp đội ngũ của đội quân đất nung.
Trong quá khứ, cách sắp xếp đội ngũ tại hố số 1 được cho là đôi xứng theo trục bắc - nam, tập trung tại đường hầm thứ 6.
Ông Shen Maosheng, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, cho biết: "Lần này, chúng tôi có một số phát hiện đột phá. Trong đợt khai quật thứ 3 trên diện tích hơn 400 m2, chúng tôi nhận thấy binh sĩ đất nung ở phía trước đường hầm thứ 8 có trang bị vũ khí dài, còn binh sĩ ở phía sau thì sử dụng cung tên. Điều tương tự cũng đúng với đường hầm thứ 9. Tất cả binh sĩ ở đường hầm thứ 10 đều cầm vũ khí dài".
Các nhà nghiên cứu phát hiện đội quân đất nung được sắp xếp theo kiểu tóc, trang phục và vũ khí khác nhau (Ảnh: CGTN)
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng, phần lớn chiến binh đất nung tại đường hầm thứ 11 đều dùng cung tên. Một vài chiến binh được trang bị vũ khí dài và đều là chỉ huy.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra một phần mô hình sắp xếp của đội quân tại hố số 1. Chẳng hạn, phía trước xếp đầy chiến binh đất nung mặc áo giáp, các chuyên gia gọi đó là quân tiên phong. Ở hai bên của quân tiên phong là chiến binh đất nung quàng khăn. Tất cả chiến binh đất nung ở hàng giữa đều có búi tóc. Phía sau họ lại là tượng binh sĩ với búi tóc dẹt. Điều kỳ lạ là các chiến binh có kiểu tóc khác nhau lại đứng ở vị trí khác nhau và có thể họ phụ trách nhiệm vụ riêng biệt trong khi chiến đấu.
Qua cách sắp xếp, bố trí này, các nhà nghiên cứu có thể có thêm hiểu biết trực quan và cụ thể hơn về đội quân.
"Chúng tôi muốn công bố nghiên cứu sớm hết mức có thể để nhiều người có thể tìm hiểu về đội quân hơn", ông Shen Maosheng chia sẻ.
Đội quân đất nung: Phát hiện chấn động trong thế kỷ 20
Vào năm 1974, các nông dân ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (thuộc tây bắc Trung Quốc) đã có phát hiện phi thường. Nhờ đó, đội quân đất nung, một phần trong tổ hợp lăng mộ rộng lớn dành cho Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, được khai quật. Giới nghiên cứu đã tìm thấy các chiến binh đất nung tại chân núi Lệ Sơn.
Các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1974 (Ảnh: National Geographic)
Đội quân đất nung gồm hơn 8.000 chiến binh được chôn ở các hố đất cách xa trung tâm của lăng mộ. Khi được phát hiện và khai quật lần đầu tiên, các bức tượng chiến binh vẫn còn giữ được màu sơn trên mặt và trang phục. Theo các chuyên gia, không chỉ tư thế, trang phục, mặt tượng còn sống động đến mức trông như người sống.
Các chuyên gia ngạc nhiên khi các binh sĩ đất nung có khuôn mặt sống động như người thật (Ảnh: Historycollection)
Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng nằm ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Theo sử gia Tư Mã Thiên, lăng mộ này được xây dựng bởi hàng trăm nghìn người, kéo dài trong gần 40 năm và hoàn thành vào khoảng năm 208 TCN. Với diện tích lớn gấp 70 lần Tử Cấm Thành, đây được coi là lăng mộ cá nhân lớn nhất trên thế giới. Những cấu trúc ngầm ở bên dưới lòng đất vẫn gần như còn nguyên vẹn.
Sau khi kiểm tra toàn bộ khu vực và không phát hiện ra lỗ hổng nào cho thấy những kẻ trộm mộ từng đột nhập, một số nhà khảo cổ cho rằng, ngôi mộ trung tâm có chứa hài cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn chưa bị xáo trộn sau hàng nghìn năm.
Khu vực trung tâm của lăng mộ, nơi chứa hài cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một bí ẩn lớn chưa thể khám phá (Ảnh minh họa của Ancientorigins)
Tìm thấy đội quân đất nung vẫn được coi là một trong những phát hiện lớn nhất tại lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay, các nhà khảo cổ, nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu về đội quân đất nung cũng như những bí mật ẩn giấu bên trong lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Pho tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Có một bức tượng đất nung với tư thế rất kỳ lạ đã được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, thu hút sự quan tâm rộng rãi. Đội quân đất nung là một phần của quần thể lăng mộ hoàng gia cổ đại lớn nhất thế giới - lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Khoảng 8000 bức tượng, được phát hiện ngày...