Vì sao phạm nhân thời xưa bị hành hình vào giờ Ngọ ba khắc?
Việc hành hình phạm nhân Trung Quốc thời xưa vào giờ Ngọ ba khắc được đề cập trong phim ảnh, sách vở. Đây là quãng thời gian nào trong ngày và vì sao lại có quy định trên?
Theo lịch pháp cổ đại Trung Hoa, “thời” và “khắc” là 2 đơn vị tính thời gian. Một ngày đêm chia thành 12 thời (mỗi thời tương đương 2 tiếng), phân làm 100 khắc (vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nước rỏ hết một thùng, mỗi khắc tương đương 15 phút).
Phép tính thời, khắc của người xưa
Giờ Ngọ tương đương 11h đến 13h. Giờ Ngọ ba khắc là gần 12h trưa, lúc Mặt trời ở đỉnh điểm, bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất. Theo cách tính này, giờ Ngọ ba khắc tương đương 11h45 phút trưa.
Người xưa quan niệm đây là thời điểm mà dương khí mạnh nhất.
Cách tính giờ, khắc của người xưa.
Video đang HOT
Cách tính khắc của người xưa.
Hành hình phạm nhân vào giờ Ngọ ba khắc
Theo sách Công môn yếu lược, người xưa khá mê tín về chuyện hành hình. Họ cho rằng kết liễu sự sống của ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, hồn ma của họ có thể lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan phán quyết xử tử.
Vì vậy, hành hình vào giờ Ngọ ba khắc – lúc dương khí cực thịnh – sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “ giờ Ngọ tam khắc”.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa, một nguyên nhân nữa liên quan chính phạm nhân. Giờ Ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức, dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn.
Hình luật triều Đường, Tống ở Trung Quốc quy định: Mỗi năm từ tiết lập xuân đến thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9; các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày “cấm sát” trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình.
Ngoài ra, quy định khi gặp thời tiết “mưa chưa tạnh, Mặt trời chưa mọc” cũng không được hành hình. Theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.
Dưới thời Minh, Thanh, hình pháp cũng quy định thời gian hành hình như triều Đường, Tống nhưng không quy định giờ giấc cụ thể.
Sách Tỉnh danh hoa chép rằng: “Bây giờ là cuối thu đầu đông. Phàm trong lao ngục của các phủ, châu, huyện, những trọng phạm thuộc vào dạng ‘thập ác bất xá’ đều đưa ra xử quyết. Hôm ấy, tri huyện Song Lưu là Cao Tiệp, tiếp được thánh chỉ, bèn cho đưa mấy phạm nhân có tên ra ngã tư phố hành hình vào lúc canh năm”.
Như vậy, thời điểm hành quyết không phải là giữa trưa.
Theo Zing
"Triều Tiên xử tử 340 quan chức kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền"
Triều Tiên đã xử tử tổng cộng 340 quan chức kể từ khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, một tổ chức nghiên cứu của Hàn Quốc ngày 29/12 cho biết.
Ông Kim Jong-un và các quan chức quân đội theo dõi một cuộc tập trận (Ảnh: Reuters)
Yonhap đưa tin, Viện Chiến lược an ninh quốc gia, một tổ chức nghiên cứu thuộc Cơ quan an ninh quốc gia Hàn Quốc, đã công bố sách trắng có tựa đề "Sai lầm của ông Kim Jong-un trong 5 năm nắm quyền", tiết lộ chi tiết cách thức nhà lãnh đạo Triều Tiên dùng các vụ xử tử để củng cố quyền lực.
Theo tài liệu trên, Triều Tiên đã xử tử tổng cộng 340 người dưới thời lãnh đạo của ông Kim Jong-un, trong số đó có 140 quan chức cấp cao trong chính quyền, quân đội và đảng Lao động Triều Tiên. Một trong những quan chức bị xử tử là người chú dượng từng giữ vị trí quyền lực, Jang Song-thaek, vốn bị xử tử vào năm 2013 vì tội phản quốc.
Số các quan chức cấp cao bị xử tử đã tăng mạnh từ con số 3 người vào năm 2012 lên 60 người vào năm ngoái, 30 người vào năm 2013 và 40 người vào năm 2014, sách trắng cho hay.
Trong sách trắng, Viện Chiến lược an ninh quốc gia cũng chỉ trích chính quyền của ông Kim vì lãng phí tiền của vào việc phát triển tên lửa và hạt nhân.
"Bất chấp kinh tế khó khăn, Triều Tiên đã đổ 300 triệu USD vào 29 cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa, tài liệu cho hay.
Viện Chiến lược an ninh quốc gia cũng dự báo rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách "Byongjin" đẩy mạnh đồng thời hướng phát triển kinh tế và năng lực hạt nhân nhằm chống lại các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Ông Kim Jong-un lên nắm quyền từ cuối năm 2011 sau khi người cha Kim Jong-il qua đời.
An Bình
Theo Yonhap
Hoàng tử Arab Saudi bị phạt roi, ngồi tù vì phạm lỗi Arab Saudi phạt roi và bỏ tù một hoàng tử vì phạm trọng tội nhưng không thông báo là tội gì. Một người bị phạt roi ở Arab Saudi. Ảnh: Press TV. Một hoàng tử, không nêu danh tính, bị phạt đòn cùng một nhóm phạm nhân tại thành phố Jeddah hôm 31/10, nhật báo tiếng Arab Okaz đưa tin. Tờ báo không...