Vì sao phải quy định ngặt nghèo với trường đại học tổ chức kỳ thi riêng?
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, việc đưa ra các quy định với trường tổ chức kỳ thi riêng trong dự thảo quy chế tuyển sinh là để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội.
Đại diện Trường đại học y Hà Nội tư vấn tuyển sinh cho các em học sinh – ẢNH LÊ ANH HOA
Hôm nay, 6.5, PGS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đã giải thích với báo chí vì sao trong những phiên bản gần đây của dự thảo quy chế tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã dành hẳn một điều khoản với những quy định quy định chi tiết dành cho các trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh.
Tự chủ tuyển sinh không phải “muốn làm gì thì làm”
Theo bà Thủy, việc tự chủ tuyển sinh của các trường đại học đã được xác định trong luật. Tuy nhiên, tự chủ cũng gắn liền với trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin, và tự chủ thì không có nghĩa là “muốn làm thế nào thì làm”. Tự chủ đại học đi kèm với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng và chịu giám sát của toàn xã hội.
Việc dự thảo quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, đúng quy định, quy trình và chất lượng.
“Để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường đại học phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm), cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máy tính, phần mềm…),… Đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyển sinh thành công, chất lượng. Đây cũng là những quy định cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội”, bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, những cơ sở đào tạo chưa kịp chuẩn bị đủ các điều kiện này có thể phối kết hợp hoặc sử dụng chung kết quả thi với các trường đại học khác có các điều kiện tương đồng như cùng khối ngành đào tạo, cùng khu vực…
Thực tế cho thấy, ngoài các trường đào tạo đặc thù (nghệ thuật, công an, quân đội), chỉ một số ít các trường có mức độ cạnh tranh cao, đòi hỏi điều kiện đầu vào khắt khe hơn so với mặt bằng chung mới có nhu cầu tổ chức thi tuyển sinh riêng. Đa số các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi THPT và/hoặc kết hợp với các phương thức xét tuyển khác để tuyển sinh.
Video đang HOT
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, do tình hình học tập không đồng đều trên toàn quốc nên đề thi sẽ giảm bớt độ khó, cũng như thời lượng làm bài thi so với 2019. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng đã chuẩn bị các giải pháp để các trường đại học có thể sử dụng tốt nhất kết quả này phục vụ cho công tác tuyển sinh.
Theo bà Thủy, dự thảo quy chế vẫn đang trong giai đoạn tập hợp ý kiến góp ý của các chuyên gia, của đại diện các trường đại học để hoàn thiện. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý để quy chế tuyển sinh đáp ứng đúng yêu cầu của luật pháp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các trường đại học, của thí sinh, của toàn xã hội, đồng thời các kỳ thi tuyển sinh riêng (nếu có) đảm bảo chất lượng, nghiêm túc, minh bạch”, bà Thủy nói.
Có thể “yên tâm sử dụng” kết quả thi THPT để xét tuyển
Trước thông tin một số trường đại học bỏ phương án tuyển sinh riêng, quay về với phương án dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, bà Thủy bình luận: “Bài thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có độ phân hóa, đánh giá được học sinh đạt chuẩn, trên chuẩn (chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục THPT).
Bên cạnh đó, đây sẽ là kết quả của một kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, có sự chuẩn bị kỹ càng, rút kinh nghiệm điều chỉnh từng năm với sự giám sát của lực lượng chức năng và toàn xã hội. Vì thế, tôi cho rằng, không nên quá lo lắng với chất lượng nguồn tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp năm nay”.
Bà Thủy cũng cho rằng, mặc dù điểm đầu vào cũng là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng đầu ra, nhưng không phải tất cả. Luật Giáo dục đại học đã nhấn mạnh, các cơ sở đào tạo phải chú trọng đến các điều kiện đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo, trong đó có đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, công tác tổ chức, quản lý… để đảm bảo chất lượng toàn bộ quá trình đào tạo.
Do vậy, song song với quá trình triển khai tự chủ đại học, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cũng sẽ được đẩy mạnh, quan tâm. Học sinh đã tốt nghiệp THPT là có thể có cơ hội vào học đại học, hoặc cao đẳng, hoặc học nghề… nhưng trong quá trình học nếu không đáp ứng được thì cũng sẽ bị đào thải, không thể tốt nghiệp.
Bộ GD-ĐT đang khẩn trương xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các trình độ của giáo dục đại học, tiếp theo đó là chuẩn chương trình của các ngành, nhóm ngành để định hướng đảm bảo mặt bằng chung của chất lượng nguồn nhân lực mà hệ thống giáo dục đại học đào tạo nên.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn kiểm định chất lượng giáo dục đại học để góp phần thực hiện tốt việc đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Bộ GD-ĐT hội nghị trực tuyến tại 300 điểm cầu bàn đào tạo đại học trực tuyến
Tại hơn 300 điểm cầu trên cả nước đang diễn ra hội nghị "Đào tạo trực tuyến giáo dục đại học trong dịch Covid-19". Đây là hội nghị trực tuyến có số điểm cầu nhiều nhất mà Bộ GD-ĐT tổ chức từ trước đến nay.
Ông Nguyễn Văn Phúc (bên phải), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, điều hành hội nghị trực tuyến với sự tham gia của hơn 300 điểm cầu - Ảnh Quý Hiên
Sáng nay, 17.4, tại hơn 300 điểm cầu trên toàn quốc đang diễn ra hội nghị "Đào tạo trực tuyến giáo dục đại học trong dịch Covid-19" với sự chủ trì của Bộ GD-ĐT.
Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm. Đặc biệt, các nhà cung cấp công nghệ, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam và thế giới như Tập đoàn Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnam Mobile, Microsoft, Google, Amazon, FPT... cũng tham gia hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức một hội nghị trực tuyến có sự tham gia của hàng trăm điểm cầu.
Sẽ cho phép tỷ lệ đào tạo trực tuyến trong đào tạo đại học chính quy
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hội nghị được tổ chức nhằm tạo ra diễn đàn kết nối hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và các tập đoàn công nghệ để chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học, đặc biệt là trong đào tạo trực tuyến; hướng tới phát triển các hoạt động này cho giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai, chứ không chỉ trong bối cảnh có dịch Covid-19.
Ông Phúc cũng cho biết, các trường đại học có đầy đủ căn cứ pháp lý để đào tạo, công nhận kết quả trực tuyến. Bộ GD-ĐT cũng đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy đại học theo hướng cho phép các trường được triển khai một số tỷ lệ nhất định đào tạo trực tuyến trong toàn bộ chương trình.
Đây là cách thức mà các trường đại học nước ngoài đã thực hiện và cho thấy hiệu quả bởi kết hợp được ưu điểm của đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến, tạo điều kiện cho sinh viên học mọi lúc mọi nơi, phát huy được khả năng tự học.
Cũng theo ông Phúc, để ứng phó với dịch Covid-19, đã có 110 trường triển khai đào tạo trực tuyến (trong tổng số 240 trường) ở các mức độ từ đơn giản đến nâng cao.
Bên cạnh đó, có nhiều trường thực sự khó khăn do chưa bao giờ triển khai đào tạo trực tuyến (riêng 33 trường khối an ninh - quốc phòng vẫn đào tạo tập trung suốt thời gian qua).
Cơ hội bắt nhịp xu hướng số hóa
Theo PGS Nguyễn Thu Thủy, Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), về đào tạo trực tuyến, hiện nay, cả hệ thống còn gặp nhiều thách thức như các trường còn hạn chế về hạ tầng công nghệ, chưa có quy trình và kinh nghiệm về đào tạo trực tuyến, học liệu điện tử còn nghèo nàn, chưa được chuẩn hoá, chưa kiểm soát tốt về chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá.
Về phía người học, sinh viên còn hạn chế về thiết bị, hạ tầng internet (đặc biệt là sinh viên vùng khó khăn), thiếu kỹ năng để học trực tuyến (kỹ năng sử công nghệ; phương pháp học...).
Đào tạo trực tuyến còn đối mặt với nguy cơ không đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, nguy cơ tiềm ẩn từ internet và mạng xã hội... Trong khi đó, chúng ta chưa có những cảnh báo, kỹ năng cần thiết cho sinh viên học tập trên môi trường mạng; chưa có giải pháp tránh quấy rối lớp học, mất thông tin cá nhân.
Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư về công nghệ đào tạo trực tuyến cho giáo dục đại học. Đặc biệt, các ngành đào tạo thực hành, chuyên sâu đặc thù khó triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, bà Thủy cũng cho rằng, việc phải ngừng dạy học tập trung của các trường đại học để phòng chống dịch Covid-19 là một cơ hội cho việc phát triển giáo dục đại học theo hướng số hóa trong đào tạo. Đây cũng là cơ hội để các trường đại học thúc đẩy cơ hội hợp tác, phối hợp với doanh nghiệp ICT quốc gia, đa quốc gia; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ cho hình thức đào tạo truyền thống...
Theo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đến ngày 13.4, cả nước có 110 trường tham gia đào tạo trực tuyến (với các mức độ từ đơn giản đến hoàn chỉnh), trong đó có 63 trường công lập (42,3% trong các trường công lập), 42 trường ngoài công lập (70% trong các trường ngoài công lập). Có 5 trường nước ngoài đều có đào tạo trực tuyến.
Có 104 trường chưa đào tạo trực tuyến, trong đó công lập là 86 trường (57,7% trong số trường công lập), 18 trường ngoài công lập (30% trong số trường ngoài công lập).
Ngoài ra, 33 trường khối an ninh - quốc phòng đều học trực tiếp, không đào tạo trực tuyến.
Quý Hiên
Dạy online không phải 'thú vui nhàn nhã' Nhìn trên mạng xã hội, tôi thấy các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã. Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và...