Vì sao OPPO thành công ở Việt Nam?
Đã có không ít hãng điện thoại thành công ở Việt Nam, nhưng không hãng nào như OPPO.
Như hầu hết các hãng smartphone khác, OPPO cũng gặp không ít khó khăn khi còn là tân binh của làng di động. Nhưng sau khi vượt rào thành công, xét về tốc độ tăng trưởng thì OPPO thuộc vào nhóm thần tốc. Chỉ sau chưa đầy 10 năm gia nhập làng di động toàn cầu, OPPO đã đứng thứ 5 thế giới, đứng số 1 ở rất nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, OPPO hiện đứng thứ 2 trên thị trường smartphone với khoảng 20% thị phần. Nếu tính cả Realme, thương hiệu con của OPPO thì khoảng cách của OPPO với Samsung ở vị trí số 1 chỉ còn 1-2%.
Nguồn: Canalys
Công thức thành công chung của các hãng smartphone Trung Quốc trên toàn cầu là: giá rẻ, thiết kế đẹp, nhiều Model, cấu hình cao và không thể không nói tới các chương trình quảng cáo. Và OPPO cũng không ngoại lệ. Nhưng điểm nổi bật hơn của OPPO là khả năng sáng tạo. OPPO không sa đà quá nhiều vào cuộc đua về cấu hình mà tập trung theo đuổi sự độc lạ trong các ý tưởng thiết kế xoay quanh những chấm camera của smartphone. Sau nhiều năm theo đuổi, người dùng và giới công nghệ đều thừa nhận OPPO là chuyên gia selfie, thậm chí là chuyên gia camera phone. Gần 10 năm qua, OPPO sáng tạo chỉ với camera selfie nhưng luôn mang lại sự đột phá, bất ngờ và chưa bao giờ làm người dùng phải thất vọng.
Hãng đầu tiên có camera selfie 5 MP là OPPO (Ulike 2 năm 2012), hãng đầu tiên dùng camera chính là camera selfie cũng là OPPO (N1 năm 2013). Hãng đầu tiên đưa chế độ làm đẹp lên camera selfie cũng là OPPO (F1 năm 2016). Hãng đầu tiên đưa công nghệ camera selfie góc rộng cũng là OPPO (F3 năm 2017). Hãng đầu tiên đưa công nghệ AI lên camera selfie cũng là OPPO (F5 năm 2017). Hãng đầu tiên đưa camera trượt lên camera selfie cũng là OPPO ( Find X năm 2018). Hãng đầu tiên đưa camera vây cá mập, Popup cũng là OPPO (Reno2 và Reno 2F năm 2019). Hãng đầu tiên đưa camera selfie lên 44 MP kèm công nghệ siêu chụp đêm cũng là OPPO (Reno3 và Reno3 Pro năm 2020).
Một yếu tố quan trọng khác giúp OPPO thành công ở Việt Nam là phân khúc và giá. OPPO có ở mọi phân khúc, bao gồm cả giá rẻ và Flagship, nhưng mặt trận chính là tầm trung và cận cao cấp. Nhìn tổng thể, số lượng Model của OPPO ít hơn Samsung, nhưng xét ở phân khúc tầm trung và cận cao cấp thì OPPO lại đậm đặc hơn. Ở thị trường Việt, phân khúc từ 5 đến 10 triệu hiện tại gần như là cuộc chơi tay đôi của OPPO và Samsung. Ở phân khúc này, OPPO mang đến nhiều sự lựa chọn khác nhau cho người dùng với mức giá cạnh tranh và những công nghệ nổi bật để nếu người dùng không chọn A91 với Pin 4025 mAh, chip MediaTek thì đã có A92 với Pin 5000 mAh, chip Snapdragon, với mức chênh chỉ có 500 ngàn đồng. Trung bình người Việt bỏ ra khoảng gần 6 triệu đồng để mua 1 smartphone mới, đúng bằng mức giá phổ biến mà OPPO đang bán một loạt smartphone của mình.
Video đang HOT
Nhưng còn có những lý do khác giúp OPPO thành công, ví dụ như khả năng tạo xu hướng trên thị trường và nắm bắt được nhu cầu thực của giới trẻ về việc thể hiện cái tôi trên smartphone của mình. Chẳng thế mà OPPO đang là hãng tỏ ra rất chịu chơi khi thiết kế riêng những bộ vỏ xịn sò, thậm chí có phần nổi loạn cho dòng Reno chỉ để tặng khách hàng.
Rồi sau sự phá cách đó, OPPO lại tham gia “cuộc chơi thời thượng” với những chiếc ốp lưng đẳng cấp thế giới phủ vàng hoặc đính đá Swarovski được thiết kế bởi Prof. Jimmy Choo, OBE, một trong những tên hàng đầu của làng thời trang thế giới cũng chỉ để tặng khách hàng nhưng với số lượng giới hạn làm tăng chất chơi đẳng cấp.
Tốc độ ra mắt các sản phẩm cũng là một yếu tố giúp OPPO thành công. Tính suốt từ đầu năm tới nay, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng, OPPO vẫn là một trong số ít hãng có tần suất lên kệ nhiều nhất. Chỉ tính riêng dòng Reno, vòng đời sản phẩm đang được OPPO tính bằng tháng. Reno2 vẫn đang hot thì Reno3 đã ra mắt. Và khi Reno3 vừa lên kệ tại Việt Nam thì Reno4 cũng đã sẵn sàng ở Trung Quốc.
Nhiều người Việt có “định kiến” với smartphone Trung Quốc nhưng OPPO đang làm thay đổi định kiến đó. Cứ 10 smartphone người Việt mua hàng tháng, có tối thiểu 2 smartphone của OPPO.
Bphone liệu có thể thành công như Vsmart?
Vsmart hiện đang là ông lớn thứ 3 trên thị trường nên hy vọng Bphone có thể tiếp tục giương cao ngọn cờ smartphone Việt. Hôm nay, Bphone B86 và Bphone B86s mở bán chính thức.
Bphone và Vsmart chỉ là 2 trong số nhiều các thương hiệu smartphone Việt. Nhưng ở thời điểm này, đây là 2 thương hiệu được chú ý nhất. Bphone ra mắt sớm hơn, gây chú ý nhiều hơn từ thời điểm năm 2015. Khi đó, thị trường smartphone Việt cũng chưa "chật chội" như bây giờ. Đến nay, Bphone đã ra mắt thế hệ thứ 4, cũng nhiều hơn Vsmart về mặt vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, Bphone lại chưa thể thành công như Vsmart, dù đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dùng.
Bphone từng nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dùng
Vsmart chỉ mới bước chân vào thị trường smartphone Việt từ cuối năm 2018 nhưng chỉ sau 15 tháng, Vsmart đã làm được điều mà ngay cả các ông lớn nước ngoài ở Việt Nam từ 5-7 năm không làm được đó là giành được TOP 3 một cách thuyết phục. Vì sao thuyết phục vì ở vị trí TOP 3 này, trước kia các hãng luôn chỉ ở mức dưới 10% thị phần và chỉ hơn các hãng ở phía sau 1-2%. Nhưng Vsmart đã luôn duy trì mức thị phần trên 2 con số. Thậm chí, tuần cuối tháng 3 là 16,7%. Vậy nhìn vào thành công của Vsmart, liệu Bphone có thể làm điều tương tự? Hy vọng không phải không có dù câu trả lời thực sự rất khó.
Vsmart không cần nhiều thời gian để chứng minh đẳng cấp
Vấn đề đầu tiên là việc chọn phân khúc. Thành công của Vsmart đến từ sự lựa chọn khôn ngoan về phân khúc, đúng kiểu biết mình biết người. Trên thị trường Việt, phân khúc dưới 5 triệu đang chiếm 70%, phân khúc dưới 3 triệu chiếm 30%. Vsmart đã thống trị phân khúc dưới 2 triệu, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng lớn ở phân khúc 2-3 triệu. Vì thế, Vsmart lên TOP 3 rất nhanh nhưng chắc. Ngược lại, Bphone không hề định bán một sản phẩm giá rẻ. B40 rẻ nhất cũng là 5,49 triệu đồng và cả 4 sản phẩm của Bphone đều thuộc vào phân khúc tầm trung với chỉ hơn 20% thị phần, nơi đã bị Samsung, OPPO và Apple bao sân.
Phân khúc của Bphone chọn là rất hẹp trên thị trường (Ảnh: Bkav.com.vn)
Vấn đề thứ hai của Bphone là yếu tố liên quan tới năng lực sản xuất và cung ứng. Ở 3 thế hệ Bphone trước, Bphone mất điểm trong mắt người dùng vì không đúng hẹn. Nếu ở lần thứ 4 này, chuyện cũ lại lặp lại thì sẽ rất khó cho Bphone. Vsmart đã chứng minh rõ năng lực sản xuất với các nhà máy ở Hải Phòng, Hòa Lạc. Còn về cung ứng, chuỗi phân phối của Bphone là trực tuyến, hệ thống Bphone Store cùng các cửa hàng Mobifone. Chuỗi này nếu so sánh với các chuỗi hệ thống bán lẻ lớn như Thế giới Di Động, FPT Shop, Cellphone S...đang phân phối Vsmart thì còn quá khiêm tốn.
Chuỗi phân phối cũng là một điểm mạnh của Vsmart
Vấn đề thứ ba của Bphone là số lượng Model quá ít để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc. Hiện tại ở phân khúc 5-10 triệu, Samsung và OPPO có không dưới 10 Model khác nhau, hầu hết đlà các TOP smartphone bán chạy nhất thị trường. Số Model nhiều giúp các ông lớn tạo ra mật độ dày đặc về giá và lựa chọn cho người dùng khiến các hãng khác rất khó chen chân vào sân chơi này. Vsmart cũng dựa vào số lượng Model để giành thị trường. Ở phân khúc smartphone dưới 3 triệu, Vsmart cũng có cả chục Model với nhiều tùy chọn khác nhau về RAM/ROM cho người dùng.
Số lượng Model hiện tại của Vsmart không thua kém các đối thủ ngoại
Vấn đề thứ tư là tần suất tung ra các Model mới. Bphone cần 5 năm để cho ra mắt được thế hệ thứ 4 trong khi trên thị trường hiện tại, tất cả các ông lớn đều đang rút ngắn vòng đời sản phẩm xuống từ 3-6 tháng. Vsmart chỉ cần 16 tháng đã có thể tung ra thế hệ thứ 3 của rất nhiều Model. Nhiều hệ thống bán lẻ nhận định, chuẩn mực về vòng đời sản phẩm đã thay đổi và người Việt luôn thích chọn các smartphone mới nhất. Hãng nào muốn thành công, không thể bắt người dùng đợi tới 12 tháng. Chỉ dòng Flagship mới có tiêu chuẩn đặc biệt này, kiểu như iPhone, Galaxy S, Note, hay dòng P của Huawei, Find X của OPPO.
Vòng đời sản phẩm của Bphone hiện là quá dài
Vấn đề thứ năm là sức nặng về thiết kế, cấu hình, pin, camera so với các đối thủ. Xét cho cùng đây vẫn là tiêu chí hàng đầu khi người dùng chọn mua smartphone. Tất nhiên không loại trừ yếu tố ưu tiên hàng Việt nhưng điều này chỉ có giá trị khi mức chênh lệch với đối thủ trong cùng tầm giá không đáng kể. Với Vsmart các thông số này so với các thương hiệu ngoại luôn ngang ngửa, thậm chí còn nhỉnh hơn. Còn với Bphone, mọi chuyện lại không như vậy. Tất nhiên Bphone vẫn có những lợi thế riêng về AI, bảo mật, chụp ảnh đóng băng khoảnh khắc...nhưng nếu so về cấu hình, pin, camera với từng đối thủ trong tầm giá, Bphone đang không có lợi thế nhiều.
Cấu hình của Bphone rõ ràng không có lợi thế so với đối thủ cùng tầm giá
Hôm nay, Bphone B86 và Bphone B86s mở bán chính thức. Một tháng sau là các sản phẩm B40 và B60. Quang cảnh ở các điểm mở bán là khá đông, một tín hiệu tốt để hy vọng Bphone sẽ thành công để cùng Vsmart giương cao ngọn cờ smartphone Việt.
(Ảnh: Bphone Fans Club-Trải nghiệm không giới hạn)
Hành trình trở thành 'chuyên gia selfie' của Oppo Khi nhắc tới điện thoại Oppo, người dùng thường nghĩ đến khả năng chụp ảnh selfie với nhiều cải tiến từ độ phân giải, chế độ làm đẹp đến tối ưu hóa trải nghiệm chụp đêm. Năm 2019, Oppo trở thành hãng smartphone lớn thứ 5 thế giới. Thành tích này đạt được chỉ sau 7 năm hãng tham gia vào thị trường...