Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các?
Obama vừa đề cử hai cựu chiến binh Việt Nam là ông Chuck Hagel và John Kerry vào vị trí lãnh đạo Bộ quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Đường lối mà hai chính trị gia này theo đuổi có thể bị ám ảnh bởi “ bóng ma chiến tranh Việt Nam”.
Khi tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2008, một trong những lợi thế của ông Barack Obama có được chính là tuổi tác, vì ông không thuộc thế hệ chiến tranh Việt Nam, nên vì thế không mang trong mình nỗi ám ảnh từ sự thất bại đó của nước Mỹ. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống từng nói với một nhà báo: “Đó là vấn đề thế hệ. Quan điểm của Tổng thống sẽ không dựa trên vấn đề Việt Nam. Đây là Tổng thống đầu tiên không biện minh cho mình dựa trên một thời kỳ dữ dội”.
Kỳ lạ thay là gần đây ông Obama đã tiến cử ông John Kerry và Chuck Hagel, hai trong số các nhân vật chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Việt Nam nhất, vào vị trí sẽ đảm trách chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Ông Kerry nổi lên trong vai trò đại diện cho cựu chiến binh Mỹ từ Việt Nam chống lại chiến tranh, còn ông Hagel bộc lộ thái độ chỉ trích rất bản năng đối với cựu Tổng thống George W. Bush bằng việc đề cao kinh nghiệm của mình từ cuộc chiến Việt Nam. Nếu hai nhân vật này thực sự trở thành Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng, thì có thể bóng ma Việt Nam sẽ lại quay về trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ.
Điều đó có nghĩa là gì? Có khả năng ông Obama cũng không muốn chính sách của đất nước sau này sẽ tương tự như thời chiến cách đây vài thập kỷ. Khi đánh giá lại đường lối ở Afghanistan, ông Obama đã học bài học được nói đến nhiều trong lịch sử Việt Nam, đó là những bài học thất bại, trong đó liệt kê những sai lầm của chính quyền, và lập luận rằng, ông đã sống sót từ cuộc chiến và giành chiến thắng trong cuộc đua tái bầu cử.
Từ trái qua phải, ông Chuck Hagel, Tổng thống Obama và ông John Kerry (Ảnh: The Daily Beast)
Theo một số nhà bình luận, ông Obama đã lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia cố vấn như Richard Holbrooke và Joe Biden rằng cả hai cuộc chiến có rất nhiều điểm tương đồng. Nhiều nhà quan sát cho biết, trong một bữa tối riêng tư, ông Obama nói với nhà sử học Robert Caro và David Kennedy rằng ông rất sợ những thành tựu vĩ đại trong nước lại bị hủy hoại bởi các cuộc chiến ở nước ngoài.
Nhiều người đánh giá rằng kể từ những năm 1960 đến giờ chỉ có chính quyền dưới thời ông Obama đưa ra các quyết định không chịu ảnh hưởng của ký ức ở Việt Nam.
Một cách hiểu khác là việc ông Obama lựa chọn Kerry và Hagel là để vá lỗ hổng thế hệ trong chính sách ngoại giao của đảng Dân chủ. Nhiều người ca ngợi lối suy nghĩ mới trong chính sách ngoại giao của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu, thậm chí gọi đó là “Obamamian”, tức là một đường lối mang bản sắc Obama. Tuy nhiên, tại Lầu Năm Góc, ông Obama có ít lựa chọn ngoài ông Hagel Bà bà Michele Flournoy (người ra đời sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc) có vẻ cần tích lũy thêm nhiều năm kinh nghiệm trước khi đảm nhiệm vị trí quan trọng như Bộ trưởng quốc phòng.
Một khả năng nữa là lựa chọn của ông Obama không nhấn mạnh vào về kinh nghiệm chiến tranh của ông Kerry và Hagel mà là những hoạt động liên quan đến Tổng thống. Ông Kerry là người sớm ủng hộ ông Obama từ năm 2008, và kết quả là ông Obama chiến thắng bà Hillary Clinton, còn ông Hagel tạo nên ấn tượng rằng ông ủng hộ Obama thông qua ủng hộ vợ ông. Có lẽ Tổng thống đang đền đáp hai người trung thành với mình.
Dĩ nhiên sẽ không có một thứ kiểu như “quan điểm của cựu chiến binh Việt Nam” trong chính sách ngoại giao của Mỹ. John McCain thường bất đồng với Chuck Hagel, còn Chuck Hagel thường bất đồng với John Kerry. Ví dụ, ông Kerry thích biện pháp quân sự hơn ông Obama trong vấn đề Libya, còn ông Hagel từng nói rằng chính sách can thiệp làm hại đến nỗ lực ngoại giao của nước Mỹ với Iran.
Video đang HOT
Ông John Kerry (đứng thứ 2 từ trái sang) trong lực lượng Mekong Delta của Mỹ tại Việt Nam năm 1969 (Ảnh: AP)
Trong lịch sử Mỹ cũng từng có lần cựu chiến binh được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu ngành ngoại giao sau nhiều thập kỷ tham gia chiến tranh. Cựu chiến binh cuối cùng từ thời nội chiến ở Mỹ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng chiến tranh năm 1909, còn cựu binh cuối cùng của Thế chiến II là Warren Christopher được bổ nhiệm làm Bộ trưởng ngoại giao năm 1997.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong đề cử đối với ông Hagel và Kerry là mức độ ảnh hưởng đáng kể của trải nghiệm chiến tranh ở hai nhân vật này, cũng như cách mà ông Obama và các cố vấn trước đây đã tách bạch mình ra khỏi thế hệ ông Kerry-Hagel. Chính quyền của ông Obama được kỳ vọng là không chịu ảnh hưởng của ký ức chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, bóng ma đó có thể sẽ quay lại.
Theo 24h
Những thế lực đến từ Quần Đảo Bóng Đêm trong LMHT
Mỗi địa danh trong Liên Minh Huyền Thoại đều gắn liền với tên tuổi của những vị tướng. Demacia có Garen, Noxus có Darius,... và Quần Đảo Bóng Đêm cũng có những thế lực riêng của mình. Hãy cùng GameK điểm danh đó là những "thần thánh phương nào" nhé.
Elise, Nữ Hoàng Nhền Nhện
Kể từ khi đặt chân lên Quần Đảo Bóng Đêm, cô gái kiều diễm Elise ngày nào chỉ còn là quá khứ. Giờ đây, cô thờ phụng quỷ nhện ở Quần Đảo Bóng Đêm, cô hiến tế sinh mạng con người cho con quỷ nhện đó để đổi lấy sức mạnh.
Elise là vị tướng mới nhất gia nhập Liên Minh Huyền Thoại. Cô có thể thi đấu ở vị trí đi rừng hoặc pháp sư đường giữa. Ở vị trí đi rừng, Elise thường hóa thành dạng Nhện Chúa, có thể đi gank tốt các lane khác với combo chiêu Đánh Đu - giúp áp sát con mồi trong chốc lát và chiêu Cắn Độc - gây sát thương lên các kẻ thù mất nhiều máu. Còn khi chơi ở vị trí pháp sư, Elise thường ở dạng người, sử dụng chiêu Nhền Nhện Con và Phun Độc để kéo máu đối phương.
Evelynn, Ma Nữ Sát Nhân
Cho đến nay, thân thế của Evelynn vẫn là một bí ẩn và cô cũng chưa bao giờ phủ nhận tin đồ về sự liên quan giữa cô với Quần Đảo Bóng Đêm. Nhiều người tin rằng cô ta bị dính một lời nguyền trở thành ma ca rồng từ khi còn là một đứa trẻ. Nhờ đó, cô ta có thể hút đi sinh lực của con mồi xấu số cả trong và ngoài Chiến Trường Công Lý, mà không sợ ánh mặt trời nhờ nguồn gốc con người của mình.
Evelynn đang được ưa chuộng ở vị trí pháp sư đường giữa. Với hai kĩ năng gây sát thương chính là Gai Căm Hận và Đâm Xuyên, cộng thêm chiêu Bóng Đêm Cuồng Loạn gia tang tốc độ di chuyển, sẽ khó con mồi nào có thể thoát khỏi nanh vuốt của cô nàng.
Hecarim, Bóng Ma Chiến Tranh
Có một kỵ sĩ ma quái, kẻ hiện thân cho sức mạnh vô song của quần đảo bóng đêm. Đối mặt với hắn, bạn sẽ cảm thấy sự lạnh lẽo của cái chết trực chờ chạy dọc sống lưng. Đó là Hecarim - một kỵ sĩ mạnh mẽ, khổng lồ và đáng sợ.
Hecarim thường được sử dụng ở vị trí đi rừng. Với chiêu Vó Ngựa Hủy Diệt, hắn có thể tăng tốc độ di chuyển trong thời gian ngắn, dễ dàng áp sát và đẩy lùi kẻ địch. Tiếp đến, Hecarim có thể dùng liên tục Càn Quét để gây sát thương vật lý liên tục. Vào khoảng thời gian sau của trận đấu, Hecarim có thể lên các đồ cộng giáp và kháng phép để trở thành tướng đỡ đòn cực trâu.
Karthus, Tiếng Ru Tử Thần
Định mệnh đã an bài từ thuở ấu thơ rằngKarthus sẽ trở thành tử thần trong mắt con người. Trong mắt Karthus thì khác: chỉ có trong cái chết, sự sống mới được khai sáng.
Karthus là pháp sư đường giữa được ưa thích nhất trong Liên Minh Huyền Thoại bởi khả năng ăn lính cực nhanh nhờ chiêu Tàn Phá và Ô Uế. Sau khi lên một đống đồ tăng sát thương phép, bạn chỉ cần canh đúng lúc nhiều kẻ thù hết máu nhất và nhấn Khúc Gọi Hồn để tiễn đội bạn lên bảng.
Ngoài ra, kĩ năng nội tại Vong Hồn giúp Karthus sau khi chết xong vẫn có thể thi triển liên tục các kĩ năng trong 7 giây. Đây thực sự là một cơn ác mộng trong các pha giao tranh.
Mordekaiser, Bộ Giáp Hắc Ám
Được tạo ra bởi sự đau đớn của con người, Mordekaiser là một bộ giáp khổng lồ biết đi với sức mạnh vô địch. Thiên hạ đồn rằng Mordekaiser là người đầu tiên xuất hiện trên Quần Đảo Bóng Đêm. Sự đau đớn tột cùng của kẻ còn sống là nguồn sức mạnh của hắn và đó cũng là sợi dây liên hệ duy nhất của Mordekaiser với sự sống.
Mordekaiser là vị tướng hiếm hoi chơi ở vị trí pháp sư nhưng lại là tướng cận chiến. Tuy nhiên đối với các cao thủ chơi vị tướng này, điểm yếu này hoàn toàn không nhằm nhò. Chiêu Sức Hút Hủy Diệt sẽ được ưu tiên cộng tối đa, kết hợp cùng Chùy Bay hoặc Giáp Kim Loại để dọn dẹp lính nhanh nhất có thể.
Trong các pha giao tranh, hãy nhằm các tướng chủ lực của đối phương để sử dụng chiêu cuối Bắt Hồn. Nếu thành công, bạn sẽ có một nô lệ cực khỏe tồn tại trong 30 giây.
Yorick, Kẻ Đào Mộ
Dòng họ Mori vốn có truyền thống đào, canh giữ mộ và Yorick là người kế tục cuối cùng của dòng họ đó. Hắn ta làm công việc đó từ khi Chiến Tranh Cổ Ngữ kết thúc tới cuối đời. Một kết thúc cho dòng họ Mori nhưng chỉ là sự khởi đầu mới của Yorick.
Hắn thấy mình đang ở Quần Đảo Bóng Đêm và trở thành cư dân ở đó. Cùng với cái xẻng được chôn cùng quan tài của mình, Yorick trở thành người chèo đò cho những linh hồn lạc lối đến cánh cổng địa ngục của quần đảo với hy vọng được siêu thoát.
Yorick là một đấu sĩ đường trên cực khó chịu. Với bộ kĩ năng rỉa máu có thể sử dụng từ xa và tạo ra những con ma cắn xé, hầu hết ở đường trên, Yorick không có đối thủ. Nếu không đì đọt Yorick ở khoảng thời gian đầu trận đấu thì khi hắn có đủ đồ hồi năng lượng, bạn sẽ rất khó dứt điểm hắn sau này. Trong những pha giao tranh quan trọng, Yorick có thể dùng chiêu cuối Điềm Báo Chết Chóc để triệu tập vong hồn của đồng minh tiếp tục đứng dậy chiến đấu.
Theo GameK
Cao nguyên Golan giữa bóng ma chiến tranh Việc xe tăng Syria tiến vào vùng phi quân sự ở cao nguyên Golan giáp giới Israel khiến bóng ma chiến tranh nửa thế kỷ trước ám ảnh trở lại. Ngày 4.11, AP dẫn nguồn tin quân sự cho hay Damascus vừa triển khai 3 xe tăng đến vùng phi quân sự (DMZ) tại cao nguyên Golan khiến Tel Aviv lập tức khiếu...