Vì sao nói ‘một thìa mỡ lợn bằng 5 vị thuốc bổ’?
Mỡ lợn hay còn gọi là mỡ heo được người xưa xem là loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng nhiều người bỏ lỡ không ăn do lo ngại các vấn đề về tim mạch, béo phì.
Người xưa có câu “1 thìa mỡ lợn bằng 5 vị thuốc bổ”. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người cho rằng mỡ lợn là thủ phạm gây ra một số bệnh tật nên đã chuyển sang sử dụng dầu thực vật trong nấu nướng. Vậy liệu ăn mỡ lợn có thực sự tốt như câu nói của người xưa hay không?
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, mỡ lợn và dầu thực vật đều được cấu tạo từ hỗn hợp axit béo bão hòa và axit béo không bão hòa nhưng tỷ lệ của hai loại này là khác nhau. Mỡ lợn chủ yếu bao gồm các axit béo bão hòa, trong khi dầu thực vật chủ yếu bao gồm các axit béo không bão hòa. Axit béo bão hòa có thể gây béo phì và gây ra các bệnh về tim mạch, đây là nguyên nhân chính khiến người ta “bỏ rơi” mỡ lợn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn khỏi thực đơn là việc sai lầm. Dù là dầu ăn hay mỡ lợn đều có lợi ích và tác hại riêng.
Dầu chứa nhiều axit béo, không có cholesterol, giàu vitamin E, K nên dễ hấp thụ hơn. Còn mỡ lợn giàu vitamin B, D, khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ thêm canxi. Cả hai đều là những chất béo tốt cho cơ thể và là nguồn cung cấp năng lượng chính, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ có nguy cơ chậm lớn, biếng ăn, còi xương, ốm vặt.
Hiện nay, mọi người chủ yếu ăn dầu, song sản phẩm này dễ bị oxy hóa. Mặt khác, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể bị khét, làm thay đổi bản chất.
Bên cạnh đó, mỡ không gây béo hơn dầu. Mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo như nhau. Vì vậy, điều quan trọng là cân đối các thành phần trong bữa ăn. Không nên chỉ ăn hoàn toàn một loại chất béo nào.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Công dụng của mỡ lợn
Điều hòa ngũ tạng
Theo y học cổ truyền, mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa, khơi dậy cảm giác thèm ăn.
Vì vậy, những người tỳ vị yếu, kém ăn, cơ thể gầy gò có thể ăn mỡ lợn với lượng vừa phải.
Nuôi dưỡng, nhuận phổi
Mỡ lợn tác dụng làm ẩm phổi. Sự phát triển của da và tóc con người phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của phổi, thêm mỡ lợn vào chế độ ăn giúp dưỡng phổi, cũng gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của da và tóc.
Thải độc, nhuận tràng
Loại thực phẩm này có tác dụng loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng giảm tình trạng vàng da, nhuận tràng, tránh táo bón.
Ảnh minh họa.
Ăn mỡ lợn thế nào cho đúng?
Mặc dù mỡ lợn có những tác dụng tích cực cho cơ thể nhưng người dùng cần biết cách sử dụng hợp lý để phát huy tối đa lợi ích của mỡ lợn
Chọn mỡ lợn chất lượng cao
Trước hết, người dùng phải kiểm soát được chất lượng nguyên liệu từ đầu nguồn. Trên thực tế, lợn hữu cơ tốt hơn lợn nuôi bằng thức ăn chăn nuôi vì sẽ không bị dư thừa kháng sinh, hormone và có lợi cho sức khỏe con người hơn.
Vì vậy khi lựa chọn mỡ lợn nên chọn mỡ từ lợn hữu cơ. Các gia đình có thể mua mỡ lợn tươi để về chiết xuất thành mỡ lợn cô đặc để dùng dần khi nấu nướng. Tránh dùng mỡ lợn đã qua chế biến nhiều lần hoặc có chứa chất phụ gia để bảo toàn chất lượng và tốt cho sức khỏe.
Sử dụng mỡ lợn một cách có chừng mực
Nhiều người thích sử dụng nhiều mỡ lợn khi nấu nướng vì khiến món ăn thơm hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ gây thêm gánh nặng cho cơ thể, dẫn đến tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng mỡ lợn tiêu thụ hàng ngày của mỗi người chỉ nên tử 15 – 20g.
Ngoài ra, dù mỡ lợn rất giàu axit béo bão hòa nhưng thành phần này cũng có thể được lấy từ các thực phẩm khác nên giảm lượng tiêu thụ trực tiếp mỡ lợn.
Chế biến và sử dụng một cách hợp lý
Nghiên cứu cho thấy vì mỡ lợn rất giàu axit béo bão hòa nên tính ổn định của mỡ lợn thích hợp để chiên, rán ngập dầu ở nhiệt độ cao mà không ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn. Vì vậy, mỡ lợn chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất khi chiên đồ ăn.
Độc đáo món lá mì xào của bà con đồng bào Tây Nguyên
Lá mì vốn là món ăn thường ngày của bà con đồng bào Tây Nguyên. Nhận thấy món ăn độc đáo, nhiều hàng quán ở Gia Lai đưa đặc sản này vào thực đơn phục vụ du khách ghé thăm vùng đất đỏ bazan.
Nhiều năm nay, món lá mì xào đã trở nên quen thuộc đối với những người con của mảnh đất bazan và du khách trong, ngoài tỉnh.
Nguyên liệu để làm nên món ăn này phải là những sản vật được trồng ngay chính trên nương, rẫy của bà con đồng bào bản địa thì mới đúng vị.
Những đọt lá mì non được hái từ sáng sớm rồi đem rửa sạch, để ráo nước. Giai đoạn vất vả nhất của món ăn chính là vò hoặc giã lá mì cho thật nhuyễn. Cà đắng rửa sạch, ớt xanh cắt nhỏ hoặc để nguyên quả.
Nguyên liệu không thể thiếu trong món lá mì là hoa, lá cây đu đủ đực, ớt hiểm. Để tăng thêm vị béo cho món ăn, bà con thường bỏ thêm thịt ba chỉ, cá trích...
Món ăn này làm không quá cầu kỳ nhưng lại mang đến vị lạ miệng với du khách. Vị ngon ngọt của lá mì, vị cay của ớt, mùi thơm của tỏi, sả... hòa quyện với vị beo béo của thịt ba chỉ, cá trích rất hấp dẫn. Du khách khi đến Gia Lai đều tìm bằng được những quán ăn đặc sản để thưởng thức lá mì.
Bà con bản địa thường hái chọn những lá mì non ngay từ lúc sáng sớm để món đặc sản có hương vị ngon lành nhất
Giai đoạn khó khăn nhất chính là vò lá mì. Lá mì càng vò nát sẽ càng ngon, vị bùi hơn. Nếu số lượng nấu nhiều thì bà con thường dùng cối để giã trong nhiều giờ
Phải mất nhiều giờ đồng hồ mới hoàn thành công đoạn vò lá
Những nguyên liệu để làm nên món lá mì đều quen thuộc và được trồng ngay chính trên nương rẫy của bà con bản địa
Lá mì cùng các nguyên vật liệu khác sẽ được đổ vào một chiếc chảo lớn. Khi xào, lá mì và hoa đu đủ, cà đắng sẽ hòa quyện vào nhau
Món lá mì được xào nhanh trên lửa lớn rồi nhỏ lửa. Bí quyết để món lá mì xào ngon là cách giữ lửa liu riu để lá mì chín nhưng không khô, cà chỉ chín tới, hoa đu đủ còn giòn tươi
Mỗi khi lên nương, bà con bản địa thường xào lá mì và nướng cơm lam để ăn buổi trưa rẫy
Khi thưởng thức, vị đăng đắng của lá mì, cà và hoa đu đủ đực quyện với vị béo ngậy của mỡ heo, cá khô. Đặc biệt, món ăn muốn ngon phải có thêm vị cay của ớt hiểm tạo nên sự kích thích, lạ miệng ngay từ miếng đầu tiên
Cá trắm kho riềng thơm ngon đúng vị đưa cơm ngày cuối tuần Cá trắm kho riềng thơm ngon Miếng riềng bùi bùi, miếng ba chỉ mềm rục đượm mỡ quyện vào cá khiến món ăn mềm, béo mà không bị khô. Nguyên liệu: - Cá trắm: 1 kg - Thịt ba chỉ: 300 g - Riềng tươi: 1 nhánh to - Nước màu: 2 thìa canh - Mỡ lợn: 2 thìa canh - Nước mắm:...