Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, ăn nho khô tốt cho bà bầu.
Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
1. Giá trị dinh dưỡng của việc ăn nho khô khi mang thai
Các bác sĩ và chuyên gia cho biết, ăn nho khô khi mang thai là hoàn toàn an toàn. Nho khô là thức ăn nhẹ rất bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1.1 Nho khô giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa
Nho khô giàu đường tự nhiên, vi chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học. Loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có vị ngọt này rất dễ tiêu hóa và là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng. Do đó, ăn nho khô khi mang thai dường như là một lựa chọn tốt để thỏa mãn cơn thèm ngọt và cung cấp năng lượng tức thời. Ngoài ra, chúng có thể giúp tránh các món chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt hoặc món tráng miệng đông lạnh gây tăng cân không mong muốn và các vấn đề sức khỏe khác.
Nho khô mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng của nho khô:
Nho khô thực chất là nho tươi được sấy khô trong máy để khử nước hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g nho khô chứa các hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
Calo: 299,2kcal
Đường: 47g
Chất béo: 0,5g
Chất xơ: 2,7g
Protein: 3, g
Vitamin C: 2,3mg
Vitamin K: 3,5mg
Folate: 5mcg
Canxi: 50mgSắt: 1,9mg
Magie: 32mg
Phốt pho: 101mg
Kali: 749mgNatri: 11mg
Kẽm: 0.2mg
Đồng: 0.3mg
Mangan: 0.3mg
Video đang HOT
Selen: 0,6mcg
Nho khô có hàm lượng chất chống oxy hóa và hàm lượng phenol rất cao so với các loại trái cây sấy khô phổ biến khác.
1.2 Những lợi ích nho khô đem lại cho mẹ bầu và thai nhi
Mẹ bầu ăn nho khô không chỉ an toàn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi bao gồm:
Chất xơ giúp phòng chống táo bón ở phụ nữ mang thai: Nhiều phụ nữ bị táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác khi mang thai. Nho khô là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và có thể giúp giảm táo bón có thể cung cấp giải pháp cho vấn đề thường gây khó chịu này vì giúp giảm nhu động ruột. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và chịu nhiều áp lực khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ. Vì vậy, ăn nho khô khi mang thai giúp bổ sung chất xơ và điều chỉnh các vấn đề về tiêu hóa.
Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu: Nho khô chứa sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt là một triệu chứng phổ biến khi mang thai. Ăn nho khô cung cấp sắt cho cơ thể, đây là chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì giúp điều hòa lưu thông máu, đảm bảo tế bào máu mang oxy nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng như phổi, tim. Nho khô chứa hàm lượng sắt và vitamin C tốt giúp giảm nguy cơ thiếu máu.
Canxi giúp xương của thai nhi phát triển: Đối với phụ nữ mang thai, canxi cực kỳ quan trọng. Nhu cầu canxi tăng lên trong thai kỳ nhằm đảm bảo sự phát triển xương với tốc độ phù hợp của thai nhi, duy trì mật độ xương của trẻ ở mức bình thường nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của người mẹ. Vì vậy, bà bầu ăn nho khô góp phần bổ sung canxi cho cơ thể và cho thai nhi. Ngoài ra, nướu (lợi) bị sưng hoặc viêm là một tình trạng phổ biến khác khi mang thai. Nho khô rất giàu acid oleanolic và canxi giúp bảo vệ răng, nướu của mẹ bầu.
Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, giảm buồn nôn và giúp làn da khỏe mạnh: Vitamin C trong nho khô, chủ yếu là nho khô đen, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng. Nho khô có công dụng truyền thống trong việc giảm bớt buồn nôn và ốm nghén khi mang thai. Vitamin C trong nho khô hỗ trợ làn da khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ sản xuất collagen cho mẹ và bé. Nho khô chứa các hợp chất chống viêm giúp giảm sưng, đau ở khớp và cơ khi mang thai.
Acid folic ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Acid folic trong nho khô đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai.
2. Mẹ bầu có thể ăn bao nhiêu nho khô mỗi ngày?
Mẹ bầu nên ăn nho khô ở mức độ vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi phụ nữ khi mang thai đều khác nhau. Mẹ bầu có thể ăn một nắm nho khô mỗi ngày; Ngoài ra, cốc nho khô có thể cung cấp khoảng 1mg sắt. Nho khô là một món ăn nhẹ tuyệt vời chứa nhiều dinh dưỡng hoặc khi cảm thấy buồn nôn do nghén. Mẹ bầu không nên ăn vượt quá lượng này để tránh gây ra một số nguy cơ. Tốt nhất mẹ bầu nên ăn nho khô ở mức độ vừa phải.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn riêng tùy theo tình trạng của mỗi thai phụ. Theo dõi lượng đường của mẹ bầu vì nho khô có lượng đường cao tự nhiên. Cân bằng việc tiêu thụ nho khô với các món ăn nhẹ ít đường khác để có chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai.
3. Tác dụng phụ ăn nho khô khi mang thai?
Mặc dù nho khô có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng có thể gây hại khi dùng quá nhiều. Nho khô có thể:
Tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu và do đó có thể ảnh hưởng đến việc chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.Nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, việc tiếp tục ăn nho khô hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào có nhiều đường (kể cả đường tự nhiên) có thể gây béo phì ở trẻ sơ sinh.Tăng nguy cơ mẹ và con mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Mặc dù ăn nho khô có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại cho những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh liên quan đến đường huyết. Nếu phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ hoặc bất kỳ vấn đề y tế nào khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Cách ăn nho khô khi mang thai để bổ dưỡng và an toàn
Nho khô trộn với sữa chua Hy Lạp là một món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể ăn một nắm nho khô bất cứ khi nào thèm đồ ngọt. Có một số cách để ăn nho khô mà mẹ bầu vẫn có được dinh dưỡng, an toàn cho cả mẹ và con:
Ngâm nắm nho khô trong nước lạnh trong một giờ. Lọc lấy nước và ăn cùng với sữa nóng trước khi đi ngủ.Thêm nho khô vào nước sôi và ngâm trong vòng 10 đến 15 phút. Bạn có thể tiêu thụ nước với số lượng nhỏ trong suốt cả ngày.Tạo hỗn hợp nho khô, các loại hạt và mơ khô để tạo thành một món ăn nhẹ lành mạnh.Lấy một lượng nho khô và các loại hạt tùy thích rồi thêm mật ong hoặc sữa chua Hy Lạp. Đây là một cách tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu.
Thai phụ cần chuẩn bị những gì khi sinh con 'rồng' dịp Tết?
Ngày dự sinh trúng vào dịp Tết khiến nhiều mẹ bầu bối rối và lo lắng? Dưới dây là một vài gợi ý giúp mẹ bầu đón Tết thoải mái và an toàn.
1. Chuẩn bị tinh thần thoải mái nhất
Chào đón con ra đời là hạnh phúc của những người làm cha, mẹ và cả gia đình nhưng dự sinh con vào những ngày cận Tết hoặc đúng dịp nghỉ Tết khiến nhiều thai phụ không khỏi lo lắng và căng thẳng khi nhập viện.
Lo lắng nhất là dịp nghỉ Tết không đủ bác sĩ, không đủ hộ sinh hay các dịch vụ khác bị gián đoạn so với những ngày thường. Tuy nhiên dù là đêm giao thừa hay vào ngày Tết, tại bệnh viện vẫn luôn túc trực đầy đủ đội ngũ bác sĩ, hộ sinh giúp mẹ "vượt cạn" an toàn.
Quan trọng nhất là thai phụ nên giữ tinh thần thoải mái. Hãy suy nghĩ tích cực, tạo tâm lý thoải mái nhất trước khi đến viện sinh dù là vào ngày Tết. Gia đình hãy luôn quan tâm đến tinh thần của thai phụ và luôn xác định thai phụ có thể sẽ chuyển dạ bất kể lúc nào quanh thời điểm dự sinh.
Hãy luôn chuẩn bị phương tiện đến bệnh viện hoặc số xe điện thoại taxi để đến khi mẹ bầu đau bụng chuyển dạ có thể đưa đến viện bất kịp thời.
Cần có kế hoạch chuẩn bị sau khi sinh ở viện về nên ở đâu (nhà mình, nhà bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng).
Mẹ bầu và người nhà nên tạo một tâm lý thật thoải mái, vui vẻ khi ở nhà đợi đến ngày sinh. Cố gắng đừng nghĩ quá nhiều về chuyện sinh nở mà nên dành thời gian để nghỉ ngơi để có tâm lý tốt và thoải mái.
2. Chuẩn bị sẵn đồ đạc cần thiết mang theo khi đi sinh con
Mẹ bầu chuẩn bị sẵn đồ để đi ngay khi có dấu hiệu sinh nở.
Mẹ bầu chuẩn bị sẵn túi đồ đi sinh để có thể mang đi bệnh viện bất cứ khi nào có dấu hiệu sinh nở. Túi đồ chuẩn bị nhập viện sinh gồm tất cả những đồ đạc thiết yếu cho cả hai mẹ con trong những ngày nằm viện.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ
Vật dụng cá nhân của mẹ khi đi sinh
- Quần áo: Bệnh viện sẽ cung cấp áo, dép đi trong nhà cho sản phụ nhưng mẹ vẫn nên mang theo cho mình từ 1 - 2 bộ đề phòng đồ bẩn chưa đến giờ bệnh viện đổi đồ và mặc khi xuất viện.
Quần áo mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi tốt nhất là chất cotton để mặc trong viện và đặc biệt là có nút áo thuận tiện cho bé bú. Nếu đúng đợt trời lạnh rét, nên chuẩn bị ít nhất một áo khoác phao nhẹ hoặc len để dễ mặc.
- Tất chân: từ 2 - 3 đôi phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
- Quần lót giấy (dùng 1 lần): khoảng 20 cái (kể cả khi mẹ sinh mổ).
- Băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau sinh từ 10-15 cái.
- Mũ trùm đầu hoặc khăn trùm đầu: 1 cái.
- Nút tai.
- Dây buộc tóc.
- Dép đi trong nhà.
- Vật dụng vệ sinh cá nhân: Nhiều phụ nữ vẫn nghe theo những quan niệm lạc hậu, sau sinh không nên đánh răng, rửa mặt nhưng thực tế vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp mẹ tránh được những viêm nhiễm không đáng có sau sinh. Hãy chuẩn bị đầy đủ, bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, nước rửa tay cá nhân, bàn chải tóc, son dưỡng môi, kem dưỡng da và chất khử mùi.
Chuẩn bị đầy đủ khoản này sẽ khiến sản phụ chủ động, cảm thấy thoải mái hơn sau sinh khi được dùng đồ vật quen thuộc.
Giấy tờ cần thiết để nhập viện
Mẹ bầu nhớ mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi nhập viện sinh con.
Trước khi đi đẻ, mẹ bầu cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ để nhập viện bắt buộc phải có là chứng minh nhân dân (hay thẻ căn cước công dân), thẻ Bảo hiểm y tế. Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể làm thủ tục nhập viện nhanh chóng, thuận lợi. Nên photocopy sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.
Ngoài mang theo các giấy tờ trên trực tiếp, mẹ bầu có thể chụp ảnh hết các giấy tờ quan trọng này và lưu vào điện thoại để tiện lợi sử dụng trong quá trình làm thủ tục sinh tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, mẹ bầu còn nên mang theo sổ khám thai sản, các phiếu kết quả khám, siêu âm, xét nghiệm trước đó. Những giấy tờ này sẽ giúp các bác sĩ và y tá có thể dễ dàng lên phương án chuẩn bị cho các mẹ bầu phải chuyển dạ đẻ ngay hay mổ cấp cứu ngay...
Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh
Đồ cho mẹ hay đồ cho trẻ sơ sinh cũng đều quan trọng, hầu hết mẹ đều đã sắm cho con nhiều đồ để chào đón con chào đời nhưng để mang vào viện cần những đồ gì, các mẹ đều phân vân, mang thế nào cho đủ.
Đồ sơ sinh cho bé cần có:
4 - 6 cái mũ đội đầu để che thóp;Tất tay, tất chân: 5 - 7 bộ.Áo quần dài tay từ 8 - 10 đề phòng bé trớ.Khăn quấn bé: 6 - 8 cái; khăn sữa (nhỏ): 15 - 20 cái.Khăn ướt: 2 gói; khăn giấy hoặc giấy vệ sinh: 1 gói/cuộn.Băng rốn: 4 - 5 cái.Miếng vệ sinh lưỡi: 5 - 7 cái.Bông y tế: 1 gói nhỏ.Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú.Quần đóng bỉm: 1 túi để thay khi bẩn.Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).Tấm chống thấm: 10 cái (lót cho bé).Gối bông mềm: 1 cái.Chăn mềm nhỏ: 1 cái.Áo bông ấm và chăn bông ấm để dùng khi xuất viện nếu ở nơi có khí hậu lạnh.
Các hạng mục khác nên mang theo khi đi sinh
Các vật dụng khác nên mang theo bên mình:
- Điện thoại, sạc điện thoại để có thể liên lạc với gia đình khi cần trao đổi như cần gửi thêm đồ từ bên ngoài.
- Nếu có bất kỳ đơn thuốc đặc biệt nào, bạn nên mang chúng đến bệnh viện để bác sĩ tham khảo trong trường hợp cần thiết.
- Có thể mang theo máy nghe nhạc để thư giãn sau sinh, khi con ngủ mà sản phụ chưa ngủ được.
- Việc chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ sinh nở và luôn ngăn nắp có thể mang lại cảm giác bình tĩnh cho thai phụ trong thời gian chờ sinh. Lưu ý, thai phụ nên bắt đầu chuẩn bị từng chút một để không trở nên quá tải và tránh căng thẳng nếu em bé chào đời sớm hơn dự kiến.
3. Đảm bảo dinh dưỡng sau sinh
Sau sinh cần đảm bảo sinh dưỡng.
Thường sau sinh thường không có bất thường gì cho cả mẹ và con, bác sĩ có thể cho về sau một ngày (đủ 24h sau sinh). Nhưng nếu sinh mổ hoặc có những bất thường sau sinh sẽ phải nằm viện để bác sĩ theo dõi sức khỏe cả mẹ và con. Vì là sinh vào những ngày Tết nên có thể việc ăn uống của sản phụ gặp nhiều khó khăn hơn, chẳng hạn như khoa dinh dưỡng của bệnh viện có thể nghỉ, vì vậy gia đình cần chuẩn bị cho mẹ bầu cháo loãng (khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo).
Sau khi sinh mổ khoảng 3 - 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.
Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà... Tăng cường các loại rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn/ngày.
Sau khi ra viện, để giúp vết thương hồi phục nhanh chóng: chế độ ăn với protein sẽ giúp tái tạo da non làm liền vết mổ, ngoài ra vitamin và khoáng chất còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình liền vết mổ. Các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi cũng đóng vai trò chính trong việc cầm máu.
Tăng cường lượng sữa của người mẹ: cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn, đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Kiểm soát cân nặng sau sinh mổ: chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp mẹ hồi phục nhanh, cho nhiều sữa mà còn giúp kiểm soát cân nặng của mẹ sau sinh với các thực phẩm như thịt nạc, rau xanh, củ quả...
Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn? Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi? Hầu hết mọi bà bầu đều quen thuộc với câu nói 'ăn cho hai người' và tăng càng nhiều cân càng tốt nhưng sự thực có đúng như vậy không? Trong thời kỳ mang thai, cơ...