Vì sao nhiều trường gặp khó trong tuyển sinh năm 2012?

Theo dõi VGT trên

Năm nay việc nhiều trường tuyển sinh gặp nhiều khó khăn chưa hẳn là do cơ cấu ngành nghề mà cần phải xem xét lại vấn đề vĩ mô đối với những thay đổi của Bộ GD-ĐT. Đó là nhận định của GS Trần Hồng Quân -Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

sao cả trường tư lẫn công đều gặp khó?

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã đưa ra những quy định mới để tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Sự “hỗn loạn” trong tuyển sinh khiến nhiều trường ngoài công lập (NCL) đành “ngậm đắng nuốt cay” tạm thời ngừng mở nhiều ngành, thậm chí có trường có số lượng sinh viên trong cả đợt xét tuyển không đủ mở một lớp như ĐH Phan Châu Trinh.

Giải thích về “nghịch lý” này, GS Trần Hữu Nghị – hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng phân tích: “Tôi có thể khẳng định việc nhiều trường không tuyển được như các năm về trước xuất phát từ nguyên nhân Bộ GD-ĐT thay đổi một quy định trong xét tuyển. Ở đây là do nguồn tuyển không có nên việc kéo dài cũng không giải quyết được vấn đề. Việc nguồn tuyển không đáp ứng được cho các trường là do khâu xác định điểm sàn chưa sát với thực tế”.

GS Nghị cũng cho rằng, nếu như trước kia việc Bộ GD-ĐT quy định điểm chuẩn nguyện vọng (NV) sau không được thấp hơn so với NV trước nên tạo hành lang pháp lý để trường công lập không thể “lấn sân” về phía sau. Tuy nhiên, với việc năm nay bỏ quy định này, cho phép trường công lập hạ điểm chuẩn thấp hơn NV trước thậm chí là sát sàn để “vớt” thí sinh thì điều này hẳn nhiên sẽ gây khó khăn cho các trường tốp dưới, đặc biệt là trường NCL.

“Không cần phân tích thì ai cũng hiểu lợi thế của trường công. Với mức chi phí đào tạo thấp hơn cùng với những lợi ích đi kèm thì hẳn nhiên khi có cơ hội các em đều cố gắng tìm đến trường công. Với việc tạo cơ hội cho trường công lấy đủ hoặc dư chỉ tiêu nên có hiện tượng nhiều em đã nhập học trường tốp dưới hoặc NCL nhưng khi trường tốp trên hạ điểm chuẩn thì rút hồ sơ về nhập học” – GS Nghị nói.

Cũng theo GS Nghị, một trong những yếu tố gây “rối loạn” trong khâu xét tuyển năm nay là Bộ GD-ĐT không giới hạn thời gian xét tuyển từng đợt, lại “mở cửa” cho việc làm hồ sơ xét tuyển bằng cách có thể nộp bản sao vào nhiều trường.

Video đang HOT

Một cán bộ tuyển sinh của Trường ĐH Thành Đô cho biết: “Nỗ lực nhiều mặt nhà trường mới cố gắng tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu đề ra. So với các năm trước thì năm nay gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu nhận hồ sơ xét tuyển không có bản gốc. Có lúc nhận hàng trăm hồ sơ xét tuyển gửi về nhưng số thực tế đến nhập học thì lại quá ít”.

Cán bộ này cũng phân tích thêm: Nếu mọi năm thống nhất về thời gian xét tuyển nên thí sinh có cơ hội nhìn tổng quát được các trường còn thiếu chỉ tiêu. Năm nay mỗi trường quy định mỗi kiểu nên mạnh ai người ấy làm khiến cho công tác tuyển sinh xáo trộn.

Vì sao nhiều trường gặp khó trong tuyển sinh năm 2012? - Hình 1

Thí sinh thi tuyển sinh đại học năm 2012. (Ảnh: Khánh Hiền)

Đồng quan điểm này, GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL phân tích thêm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng là do cơ cấu ngành nghề bất cập nên dẫn đến hiện tượng không tuyển được thí sinh nhưng nếu nhìn tổng quan thì không hẳn vậy. Không đơn thuần là các ngành khối Kinh tế gặp khó khăn trong việc “hút” thí sinh mà nhiều ngành khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Như vậy ở đây cần phải phân tích đánh giá lại các thay đổi của Bộ GD-ĐT trong năm vừa qua. Riêng về vấn đề điểm sàn cần phải xác định lại bởi khâu xây dựng hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý.

Khống chế điểm sàn phải ở mức hợp lý

GS Trần Hữu Nghị phân tích: Tại sao điểm sàn cứ phải dao động trong phạm vi 13-15 điểm? Tôi nghĩ điểm sàn có thể cao hoặc thấp hơn tùy vào mức độ khó của đề thi. Nhiều em dự thi ĐH không đạt được mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng khi đi du học vẫn học tập có kết quả tốt. Qua đó cho thấy việc đánh giá qua thi cử của chúng ta là chưa phù hợp.

“Chúng tôi đang thử hỏi là tại sao Bộ GD-ĐT khi xây dựng điểm sàn không lấy độ dôi lớn so với chỉ tiêu để tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ. Việc lấy dôi ra không có gì ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh bởi các trường vẫn xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp” – GS Nghị đặt vấn đề.

GS Trần Hồng Quân bộc bạch thêm: “Trên thực tế, dù số lượng thí sinh đạt trên điểm sàn nhiều hơn tổng chỉ tiêu tuyển sinh, song do sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền, nhiều địa phương khó khăn vẫn không đủ nguồn tuyển, ảnh hưởng tới việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.

Cũng theo GS Quân thì kiến nghị cách đây 2 năm của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL rõ ràng là hợp lý vào thời điểm hiện tại nên thời gian tới khối này sẽ họp bàn để xem xét lại các vấn đề sau đó làm việc với Bộ GD-ĐT để tìm phương án giải quyết. Nếu cứ kéo dài tình trạng này như hiện nay thì chắc chắn các trường NCL sẽ khó tồn tại trong thời gian tới.

Một cán bộ tuyển sinh lâu năm cũng cho rằng không nên “quy chụp” do chất lượng đào tạo chưa tốt dẫn đến không tuyển được thí sinh. Ở đây phải thẳng thắn nhìn vào sự thật đó là các trường NCL không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước do đó muốn có sự bền vững thì cần phải có thời gian. Chính vì thế Bộ GD-ĐT cần có cơ chế để hỗ trợ cho các trường gặp khó khăn.

“Tôi cũng đã khảo sát một số trường NCL mà tuyển sinh năm nào cũng tốt và nhận thấy rằng sở dĩ họ làm được điều này là do có nền tảng đội ngũ giảng viên tốt do hình thành từ việc nâng cấp từ CĐ lên ĐH. Bên cạnh đó, họ chú trọng khâu đầu ra để đảm bảo sinh viên có việc làm. Yếu tố cuối cùng mới là cơ sở vật chất. Tuy nhiên ở đây không phải trường nào làm được việc này bởi xuất phát điểm của có là xây dựng ĐH ngay” – cán bộ tuyển sinh này cho biết.

S.H

Theo dân trí

Mùa tuyển sinh buồn

Ngày 30-11 các trường ĐH, CĐ đã hết hạn nhận hồ sơ xét tuyển với nhiều dư âm buồn. Nhiều trường tuyển sinh chỉ được 20-30%, có trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên...

Ông Hoàng Trung Hưng - trưởng phòng tuyển sinh ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) - cho biết tuyển sinh năm nay trường chỉ mở được hai ngành tiếng Anh và tiếng Trung với vỏn vẹn hơn 20 sinh viên. Số thí sinh nộp hồ sơ và trúng tuyển vào các ngành khác chỉ vài chục, không đủ mở lớp nên trường đã trả lại hồ sơ cho thí sinh.

Nhiều ngành đóng cửa


Khó khăn nhất là các trường ngoài công lập. Một cán bộ Trường ĐH Phú Xuân (Huế) than vãn đây là kỳ tuyển sinh bết bát nhất của trường trong 10 năm qua. Kết thúc tuyển sinh, trường chỉ tuyển được khoảng 55% chỉ tiêu. Các ngành tiếng Trung, tiếng Pháp, điện tử phải đóng cửa do không có người học. Mặc dù vậy, đây vẫn còn là con số đáng mơ ước với rất nhiều trường ĐH khác. PGS.TS Phạm Bá Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Yersin (Đà Lạt), cho biết trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu. Nhiều ngành như môi trường, công nghệ sinh học, tiếng Anh, tin học phải đóng cửa. "200 sinh viên này trường tuyển ngay giai đoạn đầu, từ tháng 10 về sau hầu như không có thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Việc kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 30-11 không có ý nghĩa gì cả. Năm nay nhiều trường công lập cũng chỉ lấy điểm bằng điểm sàn nên dĩ nhiên thí sinh sẽ chọn trường công lập" - ông Phong nói thêm.

"Thời gian xét tuyển kéo dài sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức đào tạo. Với những sinh viên nhập học trễ có thể thời gian học sẽ bị rút ngắn lại hoặc phải kéo dài ra. Đây là điều cả nhà trường và người học đều không mong muốn"

Ông Nguyễn Bá Hòa
(trưởng phòng đào tạoTrường ĐH Quảng Nam)
Ở khu vực phía Bắc, các trường ĐH quốc tế Bắc Hà, Thành Đô có số lượng thí sinh nhập học chỉ vài chục đến 100. Ở phía Nam, Trường ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) cũng chỉ tuyển được 30% trong tổng số 3.200 chỉ tiêu bậc ĐH, CĐ dù đã kéo dài thời gian xét tuyển đến 30-11 và được "hộ mệnh" bởi công văn cho phép các trường ở Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ được "hạ điểm sàn", tăng giãn cách khu vực. "Số sinh viên trúng tuyển trường đã tuyển từ đợt đầu, tháng 11 hầu như không có thí sinh. Công văn của Bộ GD-ĐT ra quá trễ nên cũng chỉ vài thí sinh nộp hồ sơ không giúp cải thiện được tình hình" - TS Dương Lương Sơn, trưởng phòng đào tạo, chia sẻ.

Cũng nằm trong tình cảnh khó khăn chung, ông Phan Văn Thơm - hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô - nói bộ cho phép hạ điểm chuẩn quá muộn, các trường và thí sinh đã ổn định việc học hành nên chẳng có bao nhiêu thí sinh nộp hồ sơ. Trong số hơn 100 thí sinh nhập học theo diện này, đa số là sinh viên đã trúng tuyển CĐ của trường xin chuyển lên ĐH.

Ngay cả các trường công lập, ĐH vùng cũng rơi vào tình cảnh chung này. Phân hiệu Ninh Thuận của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM không tuyển đủ chỉ tiêu và buộc phải ghép sinh viên vào một số ngành để đào tạo. Phân hiệu Quảng Trị của ĐH Huế cũng rơi vào tình cảnh tương tự. ĐH Thái Nguyên cũng không tránh khỏi tình trạng cửa mở nhưng không có người vào. Các trường thành viên như ĐH Nông lâm, Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa học chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu dù đã vận dụng cơ chế ưu tiên đặc thù cho khu vực Tây Bắc và đã xét tuyển đến đợt thứ sáu.

Không nên kéo dài thời gian xét tuyển

TS Nguyễn Kim Quang - Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển thêm gần hai tháng so với những năm trước đã không đạt được mục tiêu như mong muốn. "Chính sách này của Bộ GD-ĐT chủ yếu để giúp các trường khó khăn trong tuyển sinh nhận được đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên thực tế cho thấy các trường này vẫn khó khăn, thậm chí nhiều trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên. Rõ ràng mục tiêu ban đầu của chính sách này đã không đạt được" - ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, một số thay đổi trong tuyển sinh năm 2012 vừa qua đã lộ ra hạn chế nhất định. Về phía thí sinh đã không xác định dứt khoát, an tâm trong việc chọn trường do việc các trường tự đưa ra kế hoạch, quy định xét tuyển riêng. Chính điều này dẫn đến việc thí sinh thay đổi nguyện vọng, gây xáo trộn trong công tác tuyển sinh. "Khi thí sinh đã có đủ điều kiện để xét tuyển bổ sung thì không cần khoảng thời gian quá dài. Việc kéo dài thời gian xét tuyển bổ sung như năm nay là điều không cần thiết" - ông Quang khẳng định.

&'ThS Võ Văn Tuấn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết việc bộ kéo dài thời gian xét tuyển cho phép thí sinh nộp nhiều hồ sơ đã tạo ra số thí sinh trúng tuyển ảo rất nhiều và làm mất tính ổn định trong tuyển sinh của các trường. "Khi kết thúc xét tuyển, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu nhưng sau đó một số trường công lập hạ điểm chuẩn nên nhiều thí sinh rút hồ sơ. Hơn nữa nhiều trường công lập năm nay lấy bằng điểm sàn nên việc kéo dài thời gian xét tuyển không còn ý nghĩa trong việc giúp các trường tốp dưới tuyển đủ chỉ tiêu" - ông Tuấn nói.

MINH GIẢNG - TRẦN HUỲNH

Theo Minh Giảng - Trần Huỳnh (Tuổi Trẻ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng bất ngờ đề nghị ly hôn để đi theo người mới, nhưng vừa ký đơn được 1 tháng thì 'vợ' anh lại gọi cho tôi thông báo tin động trờiChồng bất ngờ đề nghị ly hôn để đi theo người mới, nhưng vừa ký đơn được 1 tháng thì 'vợ' anh lại gọi cho tôi thông báo tin động trời
18:42:35 28/11/2024
Hoài Lâm hiện tại: Có tháng kiếm 700 triệu đồng, đổi nghệ danh Hoài Linh đặt, sống hướng PhậtHoài Lâm hiện tại: Có tháng kiếm 700 triệu đồng, đổi nghệ danh Hoài Linh đặt, sống hướng Phật
21:35:22 28/11/2024
Biến: Huỳnh Hiểu Minh bị phát hiện xoá sạch bài công khai hẹn hò hot girl tai tiếng kém 15 tuổiBiến: Huỳnh Hiểu Minh bị phát hiện xoá sạch bài công khai hẹn hò hot girl tai tiếng kém 15 tuổi
21:26:40 28/11/2024
"Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" bật khóc trên truyền hình khi thừa nhận điều này"Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" bật khóc trên truyền hình khi thừa nhận điều này
19:55:33 28/11/2024
Clip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúcClip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúc
20:25:42 28/11/2024
Clip hot: "Tóm sống" tài tử Phùng Thiệu Phong hẹn hò nữ diễn viên bốc lửa sau 3 năm ly hôn Triệu Lệ DĩnhClip hot: "Tóm sống" tài tử Phùng Thiệu Phong hẹn hò nữ diễn viên bốc lửa sau 3 năm ly hôn Triệu Lệ Dĩnh
20:27:37 28/11/2024
Trong lúc tôi một mình đi khám hiếm muộn, thì bất ngờ gặp lại vợ cũ của anh, câu nói qua điện thoại của chị khiến tim tôi đau xéTrong lúc tôi một mình đi khám hiếm muộn, thì bất ngờ gặp lại vợ cũ của anh, câu nói qua điện thoại của chị khiến tim tôi đau xé
19:16:22 28/11/2024
100 triệu người sốc trước tin Vương Hạc Đệ bỏ bạn gái sau khi nổi tiếng, phải trả khoản tình phí cao ngất trời100 triệu người sốc trước tin Vương Hạc Đệ bỏ bạn gái sau khi nổi tiếng, phải trả khoản tình phí cao ngất trời
19:59:17 28/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con trai tỷ phú từ chối thừa kế 5 tỷ USD để lên núi tu tập

Con trai tỷ phú từ chối thừa kế 5 tỷ USD để lên núi tu tập

Lạ vui

00:46:45 29/11/2024
Con trai của tỷ phú giàu thứ 3 Malaysia từ bỏ quyền thừa kế tài sản 5 tỷ USD để lên núi ẩn cư, theo đuổi lối sống khắc khổ của một tu sĩ Phật giáo.
NewJeans tự "kết liễu" sự nghiệp, tuyên bố "không cần đền hợp đồng" cho tập đoàn giải trí bị ghét nhất Hàn Quốc

NewJeans tự "kết liễu" sự nghiệp, tuyên bố "không cần đền hợp đồng" cho tập đoàn giải trí bị ghét nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:31:00 28/11/2024
18h30 chiều 28/11 (theo giờ Việt Nam), NewJeans bất ngờ tổ chức họp báo khẩn cấp, thông báo về tình hình hợp đồng độc quyền với công ty quản lý ADOR và tập đoàn HYBE.
Khả Ngân - Thanh Sơn: 3 năm vướng nghi vấn "phim giả tình thật", loạt tín hiệu siêu ngọt ngào, đàng gái bất ngờ đăng trái thái gây ngỡ ngàng

Khả Ngân - Thanh Sơn: 3 năm vướng nghi vấn "phim giả tình thật", loạt tín hiệu siêu ngọt ngào, đàng gái bất ngờ đăng trái thái gây ngỡ ngàng

Sao việt

23:27:34 28/11/2024
Khả Ngân đã có câu trả lời khá lạnh lùng rằng nữ diễn viên và Thanh Sơn chỉ là quan hệ đồng nghiệp, cũng không phải là bạn bè.
'Wicked' - siêu phẩm toàn cầu 'lép vế' trước 'Linh Miêu: Quỷ nhập tràng'

'Wicked' - siêu phẩm toàn cầu 'lép vế' trước 'Linh Miêu: Quỷ nhập tràng'

Hậu trường phim

23:18:25 28/11/2024
Bộ phim Wicked đã tạo nên cơn sốt và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Tuy nhiên, bộ phim không đạt được thành công như mong đợi tại các phòng vé Việt Nam.
Sắp bước sang năm 2025, nhưng trong nhà tôi vẫn tồn tại đồ dùng từ thời 1997

Sắp bước sang năm 2025, nhưng trong nhà tôi vẫn tồn tại đồ dùng từ thời 1997

Sáng tạo

23:13:11 28/11/2024
Bạn có tin không: Đến giờ, trong nhà tôi vẫn tồn tại 6 món đồ cổ lỗ sĩ . Và tôi tin chắc có rất nhiều gia đình giống nhà tôi.
Phim kinh dị zombie Thái Lan 'Chiến địa tử thi' hứa hẹn gây sốt

Phim kinh dị zombie Thái Lan 'Chiến địa tử thi' hứa hẹn gây sốt

Phim châu á

23:09:25 28/11/2024
Phim kinh dị zombie Chiến địa tử thi vượt kiểm duyệt với nhãn T18, mở suất chiếu sớm từ 18h00 ngày 28/11/2024 tại Việt Nam.
Khởi tố 3 đối tượng tàng trữ pháo lậu, ma túy trong ô tô ở Đắk Nông

Khởi tố 3 đối tượng tàng trữ pháo lậu, ma túy trong ô tô ở Đắk Nông

Pháp luật

23:04:14 28/11/2024
Công an tỉnh Đắk Nông vừa phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng dùng ô tô 5 chỗ để tàng trữ ma túy, pháo lậu và buôn bán hàng cấm.
Tháng 11 u ám của làng giải trí Hàn: Nhiều scandal, một nghệ sĩ ra đi mãi

Tháng 11 u ám của làng giải trí Hàn: Nhiều scandal, một nghệ sĩ ra đi mãi

Sao châu á

23:02:02 28/11/2024
Trong một tháng vừa qua, làng giải trí xứ Hàn đã đón chào nhiều tin tức kém vui, chẳng hạn như scandal của Jung Woo Sung hay sự ra đi của Song Jae Rim.
Huyền thoại Gareth Bale tận hưởng cuộc sống sau giải nghệ

Huyền thoại Gareth Bale tận hưởng cuộc sống sau giải nghệ

Sao thể thao

22:59:23 28/11/2024
Huyền thoại Gareth Bale, biểu tượng của Tottenham và Xứ Wales, đã chia sẻ rằng anh đang rất yêu thích cuộc sống sau giải nghệ, gần hai năm kể từ khi khép lại sự nghiệp lẫy lừng ở tuổi 33.
Trang Pháp thân mật với nam chính show hẹn hò, nêu định nghĩa 'gái ngoan'

Trang Pháp thân mật với nam chính show hẹn hò, nêu định nghĩa 'gái ngoan'

Nhạc việt

22:46:54 28/11/2024
Trong sản phẩm âm nhạc mới có sự góp mặt của người mẫu Mạnh Kiên, Trang Pháp mang đến một góc nhìn mới về gái ngoan trong xã hội hiện đại.
Vợ bị tình cũ tống tiền, chồng xử lý cao tay khiến Thái Châu nể phục

Vợ bị tình cũ tống tiền, chồng xử lý cao tay khiến Thái Châu nể phục

Tv show

22:29:13 28/11/2024
Những khó khăn mà chị Phước Giàu và anh Thành Trung đối diện khiến danh ca Thái Châu thêm cảm kích cuộc hôn nhân bền chặt của cả hai.