Vì sao nhiều người muốn mua bằng tiến sĩ?
Nếu chỉ gõ trên mạng mà biết được nhân viên học trường nào, tốt nghiệp loại gì, năm bao nhiêu… thì bằng giả chắc chắn sẽ bị tận diệt.
Công an quận Đống Đa, Hà Nội vừa phá đường dây làm giả bằng tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng… Sự việc một lần nữa lại gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng học giả, bằng thật và làm bằng giả trắng trợn hiện nay.
Chỉ mất 15 triệu đã thành… tiến sĩ
Điều đáng nói, các đối tượng bị bắt giữ đều là những người đã tốt nghiệp và đang là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại Cơ quan công an các đối tượng Vũ Đình Quyền (SN 1983, quê Thanh Hóa) Đào Anh Tuấn (SN 1984, quê Thái Bình) và Nguyễn Đăng Đức (SN 1987, ở Hà Nội) đã cúi đầu nhận tội về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức để làm giả bằng cho các đối tượng có nhu cầu.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, ngày 13/6, Nguyễn Văn Bắc (SN 1979, trú tại Đống Đa, Hà Nội) thuê Vũ Đình Quyền làm giả 1 bằng cử nhân kinh tế do Trường ĐH Ngoại Thương cấp cho Nguyễn Văn Bắc sinh ngày 13/2/1983, với giá 8,5 triệu đồng, có đặt trước 1 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Quyền đã đưa thông tin và thuê đối tượng Quang (hiện chưa xác định được lai lịch) làm giả chiếc bằng trên với giá 5,5 triệu đồng. Đến khoảng 8h30 ngày 20/6, khi Vũ Đình Quyền đang giao chiếc bằng cử nhân kinh tế cho Nguyễn Văn Bắc tại một quán cafe trên phố Xã Đàn, Hà Nội thì bị Công an quận Đống Đa bắt quả tang.
Tại cơ quan công an, Quyền khai, ngoài chiếc bằng giả Quyền làm cho Bắc, anh ta còn làm khoảng 20 bằng tốt nghiệp các loại bán cho những người có nhu cầu, trong đó có 1 bằng tiến sĩ với giá 15 triệu đồng và 1 bằng thạc sĩ giá 12 triệu đồng. Thanh niên này cũng khai, đa số những người đặt mua bằng giả của anh ta đều mua bằng thuộc khối kinh tế của các trường như Kinh Tế, Ngoại Thương… Tùy độ “hot” của trường mà cậu ta “hét” giá khác nhau.
Theo lời khai của Quyền, anh ta lên mạng rao bán loại bằng, ghi rõ: “Dịch vụ bằng ĐH, CĐ…, kèm số điện thoại liên hệ. Sau đó người có nhu cầu sẽ liên hệ với anh ta rồi hai bên ngã giá”. Nguyên tắc làm việc của Quyền là không bán bằng giả cho người quen, chỉ bán cho những người xa lạ. Mỗi tháng anh ta cũng bán được từ 4- 5 chiếc bằng giả. Quá trình mua bán bằng giả, cậu ta thu lời từ 1 – 1,5 triệu/bằng.
Cũng theo lời khai của Quyền, khách hàng tìm đến anh ta thường là những người đã hoặc sắp làm việc ở các công ty tư nhân. Họ là những sinh viên lười học, nợ môn, mãi không thể tốt nghiệp, hoặc những người chỉ tốt nghiệp CĐ, Trung cấp nhưng lại muốn có tấm bằng tốt nghiệp ĐH nên đã tìm đến Quyền như một cứu cánh cho tương lai của mình. Và chỉ sau 3- 10 ngày trao tiền, khách hàng của Quyền đã có trong tay tấm bằng đỏ.
Trước đó, Công an TP.Cần Thơ đã triệt phá đường dây làm bằng giả với quy mô lớn. Bằng giả được ngã giá tùy theo độ “hot” của từng trường. Bằng ĐH giá trung bình từ 11 – 20 triệu đồng/bằng. Riêng bằng dược sĩ nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất và có giá cao nhất, đến 90 triệu đồng/bằng.
Trả lời báo chí, thượng tá Trần Quang Thắng, phó thủ trưởng Cơ quan ANĐT, Công an TP.Cần Thơ, cho biết: “Những đối tượng rao bán các loại bằng tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng của các trường đại học trong và ngoài nước (kể cả rao trên mạng), điều kiện chỉ cần 2 tấm ảnh 2×3 và giấy CMND. Đặc biệt, đối với bằng tốt nghiệp THPT để đi du học nước ngoài, trong vòng 3 ngày là có thể nhận bằng. Tại CQĐT, các đối tượng thừa nhận trong hơn 1 năm đã sản xuất ít nhất 30 văn bằng các loại mỗi tháng theo đơn đặt hàng”.
Video đang HOT
Liên quan đến việc phá đường dây làm bằng giả, PV đã từng đóng vai một người có nhu cầu mua bằng ĐH trực tiếp ngã giá với “cò”, cũng là người trực tiếp trong đường dây làm bằng giả ở Sóc Sơn, Hà Nội. Giá tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ được rao từ 10 – 12 triệu đồng/bằng. Sau quá trình điều tra, tìm hiểu thông tin về đường dây chuyên sản xuất mua bán bằng giả, PV đã phối hợp với công an huyện Sóc Sơn lên phương án tác chiến, bóc gỡ đường dây buôn bán này nhằm ngăn chặn triệt để những hành vi gây nguy hại tới xã hội.
Lọt lưới nhiều “quan” xài bằng giả
Chuyện “bằng giả” hay “bằng thật, học giả” không mới, nhưng đáng kinh ngạc là nó được tổ chức rất quy mô và công khai. Không ít trường hợp chỉ cần nộp đơn, đi thi (nhưng trên thực tế không phải thi gì), cùng với chi vài trăm ngàn đồng là có ngay bằng tin học hay Anh văn do Bộ GD-ĐT cấp hẳn hoi.
Còn nhớ trong phiên chất vấn Quốc hội vừa qua, ông Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) đã nhắc đến việc các cơ quan chức năng phát hiện trên 200 cán bộ thuê người học hộ, thi hộ dẫn đến bằng thật chất lượng giả. Theo đó, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có đại biểu nhận định chỉ 30% cán bộ làm được việc, 30% cán bộ phải cầm tay chỉ việc, hơn 30% cán bộ chỉ việc nhưng không biết làm. Nhiều ý kiến cho rằng, có phải áp lực bằng cấp hiện nay đã khiến cán bộ chạy điểm, thuê thi, thuê bằng?.
Từ dẫn chứng của ĐB Lê Như Tiến cho thấy thực trạng có cầu ắt có cung- đó là quy luật. Ngay cả những cán bộ còn thuê người học thì những người có nhu cầu muốn kiếm một công việc tốt nhờ vào bằng cấp cũng là điều dễ hiểu. Có tấm bằng đại học có thể kiếm được một công việc ổn định. Vì vậy, có bằng tiến sỹ chắc chắn sẽ được trọng vọng, thu nhập tốt hơn.
Trước thực trạng bằng giả tràn lan, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 27 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, trong đó nhấn mạnh quy định viên chức quản lý dùng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm sẽ bị cách chức. Nghị định vừa được ký ráo mực đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Bà Nguyễn Thị Lụa, cán bộ hưu trí phân trần: “Cán bộ là công chức của Đảng, của Nhà nước. Việc bổ nhiệm cán bộ là một quy trình mà những ai từng kinh qua công tác tổ chức hoặc trực tiếp là đối tượng của quy trình này sẽ hiểu độ chặt chẽ của nó như thế nào. Vậy mà vẫn có thể lọt lưới không chỉ một “quan” mà là rất nhiều quan xài bằng giả thì quả là khó hiểu?”. Tuy nhiên, việc mua bằng giữ ghế khi bị phát hiện lại nhận được cách giải thích lòng vòng của người trong cuộc. Có trường hợp chỉ cho đó là cách “bổ sung bằng cấp” chứ không phải khai man, dùng bằng giả.
Dư luận đặt câu hỏi, việc ra đời Nghị định mới, Thủ tướng yêu cầu “trảm” những cán bộ, công chức vi phạm trong việc dùng bằng giả để thăng tiến liệu có phải cuộc cải cách mang tính đột phá. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khó có thể “diệt tận gốc” nạn bằng giả khi xã hội vẫn còn quá coi trọng bằng cấp trong tuyển dụng.
Theo người đưa tin
Sáng nay, hơn 637.000 thí sinh thi môn Toán
Sáng nay 4/7, hơn 637.000 thí sinh cả nước dự thi đại học đợt 1 ở 3 khối A, A1 và V bước vào môn thi đầu tiên là môn Toán, thời gian làm bài 180 phút. Thời tiết mát mẻ, khá thuận lợi cho thí sinh dự thi.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số hồ sơ đăng ký dự thi đại học đợt 1 là 869.233. Số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 637.980, đạt 73,40% trên tổng số 125 trường đại học tổ chức với 1.023 điểm thi, 29.916 số phòng thi. Số cán bộ tham gia tổ chức thi là 76.230. Số sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ tổ chức thi là 21.241.
Thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại trường ĐH Thương mại.
Theo ghi nhận của Dân trí, số lượng thí sinh đến dự thi ở các trường khối Kinh tế năm nay giảm nhiều. Cụ thể, trường ĐH Kinh tế quốc dân số thí sinh đến dự thi xấp xỉ đạt 50%, Học viện Tài chính 48,55% Học viện Ngân hàng 49,54% Trường ĐH Ngoại thương 58,9% Trường ĐH Thương mại gần 60% Học viện Chính sách và phát triển gần 60%
Khối ngành kỹ thuật, số lượng thí sinh dự thi cao hơn, ĐH Xây dựng Hà Nội: khoảng 64% ĐH Giao thông vận tải 65% Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông khu vực phía Bắc 64,5% ĐH Mỏ Địa chất 70,5% ĐH Điện lực 66,1% ĐH Nông nghiệp Hà Nội 73,43% ĐH Lâm nghiệp 75% ĐH Sư phạm Hà Nội 64,5% ĐH Hà Nội 60% ĐH Đại Nam 67% ĐH Thủy lợi trên 70% ĐH Sài Gòn 83% ĐH Sư phạm TP.HCM 78% ĐH Ngân hàng TP.HCM 65% ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM 83% ĐH Luật TP.HCM 78,2% ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) khoảng 70%....
4 cụm thi quốc gia
Năm nay, cả nước có 4 cụm thi quốc gia là cụm thi tại thành phố Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ.
Tại cụm thi Hải Phòng, cả 2 đợt thi có khoảng gần 37.000 thí sinh, trong đó có khoảng 12.800 thí sinh thi vào Trường ĐH Hàng Hải và trên 25.000 thí sinh thi vào 40 trường ĐH tại Hà Nội. Tổng số trên 26.682 thí sinh đăng ký thi đợt 1 đã được nhà trường bố trí thi tại 32 điểm thi với 770 phòng thi và 9.818 thí sinh đăng ký thi đợt 2 được nhà trường bố trí thi tại 9 điểm thi với 279 phòng thi.
Tổng số thí sinh dự thi tại cụm thi Vinh cả 2 đợt là 84.264 thí sinh ở 132 điểm thi và 2505 phòng thi. Địa điểm thi được tổ chức ở địa bàn Thành phố Vinh, các huyện: Nghi Lộc, Cửa Lò, Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).
Tại cụm thi tại thành phố Quy Nhơn dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và TPHCM. Số lượng thí sinh đến dự thi tại cụm thi này đạt 84,7%.
Cụm thi tại thành phố Cần Thơ, năm nay, 2 đợt thi, cụm Cần Thơ có tổng số 100.067 thí sinh đăng ký dự thi. Riêng trong đợt 1 thi khối A và A1 có 46.221 thí sinh dự thi, ở 47 điểm thi, với 1.006 phòng thi. Đợt 2 có 53.446 thí sinh dự thi, ở 42 điểm thi, với 1.162 phòng thi. Trong thi đại học đợt 1, cụm thi Cần Thơ có 84,2% thí sinh đến dự thi.
Đánh giá về tình hình công tác chuẩn bị tổ chức thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Hội đồng tuyển sinh các trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi. Nhiều trường đã chủ động bố trí nhiều chỗ ở và suất ăn miễn phí cho thí sinh ở xa đến dự thi. Các trường đã chủ động xử lý, kịp thời điều chỉnh các sai sót trong Giấy báo dự thi của thí sinh, giúp thí sinh được làm thủ tục dự thi đúng nguyện vọng đăng ký, nhất là các trường hợp đăng ký thi khối A1.
Thí sinh nghe cán bộ coi thi phổ biến quy chế.
Đề thi không quá dài và quá khó
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Rút kinh nghiệm năm trước, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các tổ ra đề thi ra đề không quá khó, không quá dài, không đánh đố thí sinh để thí sinh trung bình cũng có thể làm được. Đề có tính phân loại cao, nghĩa là với phổ điểm rải đều và điểm cực đại của phổ điểm phải nằm trong vùng điểm trung bình để các trường có thể lựa chọn được thí sinh phù hợp vào học các ngành đào tạo ở các nhu cầu đầu vào khác nhau. Năm ngoái, môn Ngữ văn, Địa, Sinh học có phổ điểm tốt. Năm nay, sẽ cố gắng tất cả các đề thi đều có phổ điểm đẹp như vậy để công tác phân loại thí sinh đạt kết quả tốt.
Năm nay, Bộ GD-ĐT cho các trường xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, thí sinh có thể nộp nhiều trường để xét tuyển nếu đạt điểm sàn trở lên. Vì vậy, thí sinh đạt điểm trên sàn là có thể tham gia xét tuyển và tìm được chỗ học phù hợp.
Điểm mới năm nay là thí sinh được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Thí sinh không được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi.
Đây là điều lo lắng nhất của các Hội đồng coi thi hiện nay vì sợ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự phòng thi.
Để giảm thiểu những rắc rối xảy ra trong phòng thi, Trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam đã yêu cầu cán bộ coi thi khi gọi thí sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi thông báo và yêu cầu từng thí sinh khai báo và trình các thiết bị, vật dụng mang vào phòng thi để CBCT kiểm tra Chỉ cho thí sinh mang các thiết bị, vật dụng theo quy định vào phòng thi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nếu CBCT không xác định được chủng loại của thiết bị, vật dụng trong khi thí sinh vẫn có nhu cầu mang vào phòng thi, thì yêu cầu thí sinh làm giấy cam đoan về tính phù hợp của loại thiết bị, vật dụng đó.
Trong quá trình coi thi, nếu CBCT phát hiện thí sinh mang thiết bị, vật dụng vào phòng thi (như quy định trên) mà không khai báo từ đầu, thì CBCT phải kiểm tra vật dụng, thiết bị đó và xử lý theo 2 cách: Nếu thiết bị, vật dụng đó trái với quy định, thì lập biên bản xử lý thí sinh theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Nếu thiết bị, vật dụng đó phù hợp với quy định, thì yêu cầu thí sinh làm giấy cam đoan và tiếp tục cho thí sinh làm bài.
PGS.TS Trần Hữu Viên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Những thí sinh thuộc diện phải làm giấy cam đoan ở trên chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết thời gian làm bài. Nếu những thí sinh này muốn ra khỏi khu vực thi thì phải niêm phong thiết bị, vật dụng đó và gửi cho trưởng cụm thi cất giữ, đến khi hết thời gian làm bài mới được nhận lại thiết bị, vật dụng. Việc giao nhận thiết bị, vật dụng phải có biên bản ký xác nhận giữa thí sinh và Trưởng cụm thi".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Nhiều trường dự báo điểm chuẩn tăng Sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm trung bình nên dự báo điểm chuẩn trường tốp giữa sẽ tăng 0,5-1 điểm so với năm 2011. Trong khi đó, nhiều ngành dự kiến có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Nhiều trường ĐH như Kinh tế TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Tài chính -...