Vì sao nhiều người muốn lấy bằng thạc sĩ?
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, phụ trách bộ môn ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, cho biết học viên mà ông quan sát thấy trong các lớp mình dạy có nhiều dạng.
Đào Ngọc Thạch
Trước hết, một bộ phận học để tìm việc làm vì hiện nay nhiều người tốt nghiệp ĐH không tìm được việc làm nên học lên thạc sĩ cũng có thể là một con đường để giải quyết thất nghiệp. Thứ hai, những người học thạc sĩ là bắt buộc để chuẩn hóa quy định về vị trí lãnh đạo. Thứ ba, người học là con, cháu của các cán bộ lãnh đạo. Họ gần như được để sẵn “ghế” làm việc. Chỉ cần đi học để hoàn tất về bằng thạc sĩ, sẽ “danh chính ngôn thuận” được cất nhắc vào các vị trí này.
Trưởng phòng sau ĐH của một trường ĐH công lập lớn tại TP.HCM cũng cho biết có những người đăng ký học thạc sĩ vì kiến thức. Thậm chí, có người đi học để làm gương cho con cháu dù 50 – 60 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đi học vì những lý do khác. Đầu tiên, là để “tẩy bằng” ĐH tại chức. Chỉ cần học thạc sĩ là trở thành bằng chính quy, không ai quan tâm đến bằng ĐH tại chức nữa. Thứ hai, là đi học vì bổ nhiệm. Hiện nay nhiều địa phương đều có chuyện bổ nhiệm dựa vào bằng cấp. Giữa một người có bằng ĐH và một người có bằng thạc sĩ, họ sẽ ưu tiên lựa chọn người có bằng thạc sĩ. Đó là lý do nhiều người ở tỉnh đua nhau học thạc sĩ như vậy.
Video đang HOT
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết thành phần người học cao học hiện nay phân khúc rất mạnh. Điều này đến từ chất lượng của việc đào tạo thạc sĩ ngày càng thấp, thậm chí thua cả chương trình ĐH tốt. “Buổi tối vào nhiều lớp thạc sĩ rất buồn. Chất lượng người học rất yếu”, ông Dũng cho biết.
Vì thế, rất nhiều người giỏi, có nhu cầu học chương trình tốt thật sự sẽ chọn lựa chương trình thạc sĩ của nước ngoài để học dù yêu cầu về thi cử, nội dung… cao hơn. Nhóm này thường là chủ các doanh nghiệp, đi làm các công ty nước ngoài. Người học đóng học phí cao, khoảng 300 triệu đồng/chương trình, có cam kết, có trách nhiệm nên học tốt.
“Trong các lớp tôi dạy, người làm việc ở các sở ban ngành đi học cũng khá nhiều. Vì muốn thăng tiến thì bằng thạc sĩ cũng là một ưu tiên. Họ đi học cũng có mục đích này”, tiến sĩ Dũng cho biết.
Theo Thanh niên
Khi bằng đại học mua dễ như... rau
Đánh từ khóa "mua bằng đại học" lên Google, tôi có luôn 4 trang mạng (với tên miền: lambangnhanh..., bangchuan..., bangcap..., bangcaph...) rao bán công khai với đủ loại bằng cấp, từ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học... đến chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ hành nghề.
Ảnh minh họa
Không chỉ vậy, các trang này còn trình bày rất bắt mắt, hết sức công khai, chi tiết, như: Giá từng loại bằng, tư vấn mua bằng gì để làm gì, số điện thoại và email đầy đủ để liên lạc, tên của thầy giáo tư vấn cho người mua và thậm chí khuyến mại nếu... mua nhiều. Thử gọi đến một số điện thoại 0916xxx của một trong số các trang này, người trả lời nói bằng gì cũng có (trừ ngành Y, Dược, Quân đội, Công an...), chỉ cần 2 ngày là xong, cung cấp toàn quốc, trả tiền trước rất đơn giản... Điều này có thể khẳng định thực tế nhu cầu xã hội về loại bằng giả này không phải số ít.
Ở cấp độ khác, mới đây, cơ quan Công an đã bắt giam Hiệu trưởng Đại học Đông Đô và một số thuộc cấp liên quan đến việc cấp bằng đại học văn bằng hai sai quy định. Dù Đại học Đông Đô không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo văn bằng hai ngành Ngôn ngữ Anh nhưng trường này vẫn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng đại học. Điều đáng nói, theo thông tin từ cơ quan điều tra, có rất nhiều người mà trường này cấp bằng đại học lại không qua tổ chức thi đầu vào, thi 25 môn học chỉ trong 1-2 ngày và sau đó vài tháng là được cấp văn bằng hai chính quy. Cơ quan điều tra cũng thông tin, Hiệu trưởng và thuộc cấp đã nhận số tiền lớn từ các học viên này một cách sai phạm, phần lớn số tiền đút túi riêng.
Vụ việc hiện đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ, tuy nhiên, dư luận đã rất phẫn nộ trước việc mua bán bằng cấp kiểu này, nhất là khi một quan chức của Bộ Giáo dục cho biết phôi văn bằng của Đại học Đông Đô đúng là do Bộ cấp. Đồng thời, dư luận cũng không khỏi không đặt câu hỏi rằng liệu có những trường nào khác đã và đang làm sai như Đại học Đông Đô?
Nhìn thẳng thực tế, vấn đề bằng cấp giả tràn lan như trên là hậu quả của sự buông lỏng quản lý của cơ quan hữu quan. Trong đó, đầu tiên là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc một trường đại học nhiều năm cấp số lượng lớn bằng cấp sai phạm mà không bị kiểm tra, phát hiện không thể không có trách nhiệm của Bộ này. Điều đáng nói, cơ quan Công an thông tin, nhiều người có bằng trên do Đại học Đông Đô cấp lại là những người có "uy tín", là công chức, cán bộ làm việc trong cơ quan công quyền. Vậy những cơ quan này đã quản lý việc học của cán bộ ra sao? Các trường mà các đối tượng này đang dùng chiếc bằng sai phạm để hợp thức hồ sơ học thạc sĩ, tiến sĩ đã thẩm định bằng cấp ra sao? Đặc biệt, cơ quan hữu quan cần công khai những ai đã có những chiếc bằng sai phạm này này ra công luận để tránh những chiếc bằng này đi hợp thức hóa ở khắp nơi, bởi người nhận bằng này không thể không biết khi mình "mua" nó.
Còn tình trạng tràn lan rao bán bằng cấp trên mạng, thật khó để nói các cơ quan như quản lý giáo dục, công an lại không biết. Khi những giả dối, sai phạm tràn lan trên mạng như vậy, nó cũng phần nào cho thấy tình trạng bằng cấp giả đã hết sức công khai, ngó lơ cơ quan quản lý, do đó rất cần cơ quan có trách nhiệm nghiêm túc vào cuộc.
Văn Bắc
Theo baohaiquan
Học Thạc sĩ Kế toán Trường đại học Công nghệ Đông Á, chưa thi đã biết đỗ Nộp tiền thí sinh thi cao học không phải học bổ sung kiến thức, thi đầu vào được bày cách làm đề thi đảm bảo muốn trượt không dễ. Đổ xô đến "lò" thạc sĩ Nhiều người đổ xô đi học thạc sĩ để lấy bằng thay vì kiến thức, họ tìm đến các "lò" đào tạo thạc sĩ của những trường thi...