Vì sao nhiều người cứ ăn mãi một loại thực phẩm mà không chán?
Việc có người ăn cùng một món hay chỉ vài loại thực phẩm nhất định ngày này sang ngày khác mà không muốn đổi đồ ăn khác được các chuyên gia giải thích bằng nhiều lý do.
Chế độ ăn thiếu đa dạng về lâu dài không có lợi cho cơ thể chúng ta – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một bài viết trên TH đưa ra một số lý do vi mô giải thích tại sao nhiều người chỉ ăn một món suốt thời gian dài mà không đổi:
1. Dễ quyết định
Sự dễ dàng trong việc ra quyết định là lý do số 1 mà mọi người ăn bữa sáng hoặc bữa trưa giống nhau mỗi ngày. Chúng ta có quá nhiều việc phải hoàn thành, mất công nghĩ sẽ ăn gì sẽ tốn thời gian và tinh lực. Ngày nào ăn như ngày nấy giúp ta thoải mái hơn vì được “giải thoát” khỏi điều đó.
2. Dễ chuẩn bị
Ăn cùng một thứ mỗi ngày thì dù món ăn đó có hơi phức tạp, bạn cũng sẽ dễ dàng hoàn thành nhanh chóng. Trăm hay không bằng tay quen mà. Như thế, việc chuẩn bị bữa ăn sẽ không còn là gánh nặng nữa.
3. Theo sát chế độ ăn và dinh dưỡng
Lý do thứ 3 mà mọi người chưa muốn đổi đồ ăn mới là bởi nó thống nhất phù hợp với chế độ ăn uống hoặc kế hoạch dinh dưỡng họ theo đuổi. Những người có chế độ ăn kiêng, chẳng hạn ăn không gluten, đường… sẽ cảm thấy tốt hơn khi ăn cùng một thứ hơn là mạo hiểm ăn những thứ họ không nên. Những người đang giảm cân thấy dễ dàng kiểm soát lượng calo và khẩu phần ăn bằng cách ăn sáng giống nhau hằng ngày hơn, theo TH.
Video đang HOT
Emily Rosen, Giám đốc Viện Tâm lý học ăn uống (Mỹ), cho rằng có những lý do hoàn toàn chính đáng tại sao chúng ta hạn chế sự đa dạng khẩu phần ăn của mình, theo POE:
Chuyên gia khuyên chúng ta nên thử nghiệm để mở rộng với nhiều món ăn thay vì bó hẹp với ít loại đồ ăn để tốt cho sức khỏe – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thứ nhất, trong lịch sử, nhiều nền văn hóa trên toàn cầu phát triển với một loạt lựa chọn thực phẩm hạn chế. Theo truyền thống, người Eskimos có chế độ ăn chủ yếu là mỡ cá voi. Người dân các đảo ở Thái Bình Dương chỉ ăn trái cây, cá và dừa.
Một số bộ lạc châu Phi ăn sắn. Nhiều thế hệ người Ireland lại hầu như chỉ dựa vào khoai tây. Vì vậy, nếu chế độ ăn của bạn rất hạn chế thì cũng không có gì lạ bởi bạn đang gần gũi với quá trình tiến hóa như cách tổ tiên từng làm.
Tiếp theo, khi cơ thể học cách tồn tại trong một phạm vi lựa chọn thức ăn hạn chế, nó thực sự có cơ hội sống sót cao hơn. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của cơ thể con người. Ngoài ra, nó cho phép chúng ta tập trung hơn vào việc trồng trọt hoặc thu mua những loại thực phẩm đó.
Tổ tiên của chúng ta có lợi thế về mặt tiến hóa khi họ ngày càng trở nên thành thạo hơn trong việc trồng trọt một số loại cây trồng hoặc chăn nuôi một số loài động vật hoặc săn bắt và kiếm ăn những thực phẩm rất cụ thể như thế.
Cuối cùng, do yếu tố an toàn và tiện lợi. Con người thích sự quen thuộc và thường nghi ngờ những điều không quen thuộc. Họ cư xử tương tự với đồ ăn thức uống, theo POE.
Thịt lợn không phải "thực phẩm vàng", nhiều loại khác có giá trị dinh dưỡng còn cao hơn
Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng cho thấy, rất nhiều loại thực phẩm có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho người dùng.
Nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm
Lâu nay thịt lợn là món ăn truyền thống và được người dân sử dụng nhiều nhất trong số các loại thực phẩm. Tuy nhiên, hiện thịt lợn đang tăng giá nên việc sử dụng thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của các gia đình. Vì thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người dân có thể chọn các loại thực phẩm khác sử dụng thay phiên, không nhất thiết bữa cơm nào cũng phải có thực phẩm.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, có rất nhiều loại thực phẩm khác có giá trị về mặt dinh dưỡng người dân có thể sử dụng ví dụ như thịt gà, thịt bò, tôm, cua, cá... thậm chí là các loại hạt cũng rất có giá trị về dinh dưỡng.
Theo tiến sĩ Hưng, không chỉ riêng trong thời điểm thịt lợn đắt mà ngay cả khi thịt lợn được bán với giá thông thường, người dân cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Bởi nhiều chất dinh dưỡng trong thịt lợn không có hoặc có rất ít, nhưng lại có ở những thực phẩm khác.
Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng của thịt lợn với các loại thực phẩm khác. Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, ăn uống để thích ứng với giá cả thị trường, cũng như túi tiền của mình.
Theo đó, giá thịt lợn hiện rất cao, thậm chí cao gấp hơn 2 lần so với các loại thực phẩm khác như cá, trứng các loại, thịt gà, đậu đỗ,... Người tiêu dùng có thể lựa chọn những thực phẩm thay thế có giá tiền thấp hơn như: cá, trứng, đậu, lạc, vừng, mà lại có giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Tiến cho rằng, người dân nên ăn thịt ở mức vừa phải (không quá 100g/ngày/người trưởng thành), trung bình 1,5kg thịt/tháng. Tăng cường ăn thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim...) và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần, trung bình 2,5kg cá/tháng.
Ngoài ra, nên tăng sử dụng đậu tương và chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành... (nguồn chất đạm, chất béo quý giá, nhiều hoạt chất sinh học có vai trò chống oxy hóa, chống ung thư và điều hòa chuyển hóa cholesterol) và các hạt họ đậu khác. Nên ăn 2-3kg đậu phụ/tháng.
Cần đảm bảo một tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà,...) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc...) . Nên giữ trong khẩu phần hàng ngày ít nhất là 40% chất béo thực vật, chất béo động vật không nên vượt quá 60%, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật.
Nhiều loại thực phẩm khác có thể thay thế thịt lợn cho bữa ăn gia đình.
Cách chọn thực phẩm an toàn
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, dù là loại thực phẩm nào cũng cần phải đặc biệt chú ý khi lựa chọn để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, ôi thiu. Đồng thời, bác sĩ chia sẻ một số cách chọn thực phẩm sạch, an toàn:
- Chọn thịt (lợn, gà, bò...): Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh. Màu sắc bình thường: thịt lợn màu hồng tươi, thịt bò màu đậm vừa phải (không quá sẫm), thịt trâu màu tím đỏ. Khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
- Chọn cá: Cá còn tươi tốt nhất là cá đang sống. Nếu cá vừa mới chết nhưng thân cá co cứng, khi để cá lên bàn tay thân cá không thõng xuống. Mắt cá trong suốt, nhãn cầu lồi, giác mạc đàn hồi, miệng ngậm cứng, mang màu đỏ tươi, dán chặt xuống hoa khế không có nhớt và không có mùi hôi, vây tươi, sáng óng ánh, dính chặt vào thân, không có niêm dịch hoặc có ít niêm dịch trong, không có mùi ươn ôi.
- Chọn mực nên chọn con to, dày mình, trắng trong, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang. Lưu ý, mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
- Chọn trứng: Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, se len, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol...
- Thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh... cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Đi siêu thị nên mua đa dạng thực phẩm, thay vì mua thực phẩm theo sở thích Mọi người thường có suy nghĩ chỉ cần ăn uống thoải mái các loại thực phẩm mà mình thích hàng ngày là đủ. Tuy nhiên, thói quen này lại không thực sự có lợi cho sức khỏe con người. 1. Tập trung một loại thực phẩm có thể gây các vấn đề về sức khỏe Tập trung sử dụng một vài loại thực...