Vì sao nhiều giáo viên không vui trước thông tin khai tử chứng chỉ ngoại ngữ?
Khi nhu cầu về chứng chỉ của giáo viên quá lớn, buộc các trung tâm ngoại ngữ phải tìm cách để “lách” và kịch bản học cấp tốc lấy chứng chỉ ngay sẽ được lặp lại
Khi nghe tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C những tưởng giáo viên phải là người hồ hỡi, phải hò reo vui mừng nhiều nhất.
Chứng chỉ tiếng Anh khung Châu âu có thực chuẩn?(Ảnh Báo An ninh thủ đô)
Trái ngược, nhiều thầy cô giáo tỏ ra dửng dưng, không quan tâm như chẳng hề liên quan đến mình.
Thái độ này khác hẳn với trước đây, câu chuyện về chứng chỉ ngoại ngữ luôn là đề tài nóng, là nỗi bức xúc bất bình của tất cả giáo viên.
Vậy lý do gì khi chứng chỉ ngoại ngữ bị khai tử nhiều giáo viên lại không vui?
Nhiều thầy cô giáo than rằng: “ Sao không bỏ quy định này sớm hơn cho chúng tôi đỡ mất một khoản tiền vô ích?”.
Để có được chứng chỉ A, B ngoại ngữ, giáo viên đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Mỗi địa phương có một mức giá khác nhau, chỉ tiền nộp lệ phí “thi” nơi ít nhất gần 2 triệu, nơi nhiều từ 4-5 triệu đồng.
Riêng chứng chỉ C số tiền chi ra là gấp đôi. Nếu tính cả số tiền ăn ở, đi lại đặc biệt đối với giáo viên miền núi xuống đồng bằng để “thi”, sau khi cầm được chứng chỉ số tiền chi phí bỏ ra phải đến gần chục triệu đồng.
Cách đây vài năm, khi có quy định thăng hạng, giữ hạng ra đời thì các trường học đã ráo riết đốc thúc giáo viên đi học lấy chứng chỉ bằng được.
Vậy nên, nếu về các trường học hiện nay ở nhiều địa phương làm một cuộc khảo sát: “Bạn có chứng chỉ ngoại ngữ chưa?”
Chúng tôi khẳng định có nhiều trường 100% giáo viên đã có chứng chỉ. Một số trường khác, tỉ lệ có chứng chỉ cũng luôn ở mức 80-90%.
10% (hoặc hơn một chút) còn lại không có sẽ rơi vào trường hợp giáo viên chỉ còn 1-2 năm công tác nữa là về hưu.
Thời gian nghỉ hưu cận kề nên những thầy cô giáo này đã nhất quyết không chịu đăng ký “mua” chứng chỉ dù bị sức ép không nhỏ từ nhà trường.
Giáo viên đã có chứng chỉ gần hết nên giờ Bộ có bãi bỏ thì thầy cô giáo cũng chẳng thấy mừng mà còn thấy tiếc nuối vì mất tiền nhiều hơn.
Liệu có “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa?”
Tiến sĩ Nguyễn Thị Dinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Bỏ chứng chỉ là điều rất đáng mừng, nhưng cũng nên có cách đánh giá mới về năng lực và trình độ ngoại ngữ của giáo viên.
Không thể bỏ khoảng trống này được, vì bản thân giáo viên là người gương mẫu đi đầu, trình độ kém hơn học sinh là điều không nên.
Đặc biệt cách đánh giá mới phải xuất phát từ chính nhu cầu của mỗi giáo viên, phải linh hoạt không nên đặt ra một quy định cứng nhắc, không để tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa“.
Ngày 19/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức” nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí, việc làm và khung năng lực theo quy định.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, có 60 phần trăm viên chức và 50 phần trăm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (tương đương với trình độ B2 khung châu Âu) trở lên;
Hướng đến năm 2030 sẽ đảm bảo 70 phần trăm viên chức và 60 phần trăm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (tương đương với trình độ B2 khung châu Âu) trở lên.
Trước Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức” nhiều giáo viên lại lo ngại viễn cảnh mua chứng chỉ A,B,C lại xảy ra nhưng lần này số tiền phải bỏ ra để “học, thi” nhiều hơn rất nhiều.
Giáo viên mẫu giáo, tiểu học có cần ngoại ngữ không?
Giáo viên mẫu giáo suốt ngày dỗ trẻ, đút cho trẻ ăn, dọn vệ sinh rồi tập múa hát…
Giáo viên tiểu học cũng chẳng cần bằng ngoại ngữ để dạy ai trong khi thầy cô chỉ lo cho trẻ đọc viết thành thạo.
Với người có chút vốn liếng ngoại ngữ nhưng thường xuyên sống trong môi trường không bao giờ cần một chút kiến thức ngoại ngữ giao tiếp cũng sẽ mai một dần.
Nay yêu cầu giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 có phải là điều viễn vông hay không? Với tấm chứng chỉ này, chỉ giúp làm đẹp hồ sơ chứ chẳng giúp gì cho chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Trong khi đó, nhiều thầy cô giáo là giáo viên dạy ngoại ngữ đã khẳng định: “Giáo viên chuyên ngành tiếng Anh thi B2 còn rót như sung…. vậy mà đòi giáo viên đỗ B2 liệu có thực tế?”
Chỉ nên áp dụng cho những giáo viên sẽ tuyển mới sau này
Với những giáo viên thế hệ trước, đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 là điều không tưởng. Điều này, sẽ buộc giáo viên tìm kiếm cách mua chứng chỉ như trước đây vì có cho học miễn phí 10 năm mà tổ chức thi nghiêm túc cũng khó đạt được.
Khi nhu cầu về chứng chỉ của giáo viên quá lớn, buộc các trung tâm ngoại ngữ phải tìm cách để “lách” và kịch bản học cấp tốc lấy chứng chỉ ngay sẽ được lặp lại.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu giáo viên nhất định phải có chứng chỉ thì chỉ nên áp dụng cho những sinh viên sư phạm mới ra trường trong giai đoạn này.
Như việc quy định, tất cả sinh viên sư phạm khi ra trường phai có trình độ ngoại ngữ bậc 4 mới được tuyển dụng.
Khi đã có quy định rõ ràng như thế, những sinh viên sư phạm sẽ biết cách trang bị vốn ngoại ngữ cho mình ngay từ khi đang ngồi học trên ghế nhà trường.
Tài liệu tham khảo:
//luatvietnam.vn/can-bo/quyet-dinh-1659-qd-ttg-2019-chuong-trinh-hoc-ngoai-ngu-cho-can-bo-cong-chuc-178389-d1.html
//vtc.vn/bo-thi-chung-chi-ngoai-ngu-viec-nen-lam-tu-lau-d512983.html
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Mong Quốc hội quy định rõ giáo viên môn nào cần ngoại ngữ, môn nào không
Quy định chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không kiểm soát chất lượng, giáo viên bị rút tiền túi còn nhiều trung tâm lại thu về những món lợi khủng, làm thế để làm gì?
Bỏ ra vài ba triệu lấy về 2 chứng chỉ ngoại ngữ và tin học chỉ để kẹp hồ sơ cho đúng quy định, nhiều giáo viên bức xúc vì tiếc tiền, vì chính mình tiếp tay cho những việc làm gian dối của nhiều trung tâm giảng dạy hiện nay.
Nhiều chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay chỉ nộp tiền xong là có (Ảnh minh họa Vũ Ninh)
Dù biết thế nhưng đa phần các thầy cô vẫn buộc phải làm vì tự mình không thể chống lại những điều đã thành quy định.
Những tờ chứng chỉ hỏa tốc
Hàng ngàn giáo viên có nhu cầu cần chứng chỉ trong khi bản thân họ không biết một từ ngoại ngữ cắn đôi.
Học đoàng hoàng để lấy chứng chỉ một cách chất lượng, giáo viên sẽ chẳng có thời gian. Cái quan trọng là có học hàng năm trời cũng chưa chắc đủ trình độ để thi chứng chỉ.
Trong khi đó, việc có chứng chỉ ngoại ngữ hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy của giáo viên.
Thế là mô hình học chứng chỉ cấp tốc ra đời. Nói là học chứ đến ghi tên và chủ yếu nộp tiền đủ, tham gia làm một bài thi (có tài liệu in sẵn) thế là đỗ.
Giáo viên biết đó là những tờ chứng chỉ "ma", trung tâm biết đó là sự gian dối, ngành giáo dục cũng biết những chứng chỉ này chất lượng chẳng bao nhiêu...thế nhưng tất cả vẫn đồng lõa chấp nhận với nhau, vẫn yêu cầu phải thế.
Trong khi giáo viên bị rút tiền túi còn nhiều trung tâm lại thu về những món lợi khủng?"Câu hỏi nhiều người thắc mắc: "Quy định chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không kiểm soát chất lượng, làm như thế để làm gì?
Cần quy định rõ môn nào cần ngoại ngữ, môn nào không?
Giáo viên mà đặc biệt là những giáo viên mẫu giáo, tiểu học (trừ giáo viên dạy ngoại ngữ) họ cần biết ngoại ngữ không?
Việc không biết ngoại ngữ có làm chất lượng giảng dạy của giáo viên đi xuống không?
Phải khẳng định ngay rằng, chắc chắn là không rồi! Vì trong giảng dạy, trong soạn giảng hằng ngày, chẳng bao giờ thầy cô phải vận dụng đến một tí ti gì kiến thức ngoại ngữ.
Cũng vì điều này, khi đi học, nhiều thầy cô chỉ lo học cho chuyên ngành của mình là đủ.
Thế nhưng theo quy định hiện nay, giáo viên phải có cả 2 loại chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.
Đây chính là quy định không thiết thực và đang làm khổ nhiều thầy cô giáo.
"Giáo viên tiểu học tới trung học phổ thông được bao nhiêu người thành thạo tiếng Anh mà lại yêu cầu họ phải có chứng chỉ?Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, cho rằng:
Yêu cầu này dẫn đến sự đối phó, hình thức khi các giáo viên phải chạy bằng rởm, bằng giả chỉ để đáp ứng yêu cầu".
Và ông yêu cầu: "Cần phải làm rõ môn nào cần ngoại ngữ, môn nào không, và nếu như vị trí đó cần phải có ngoại ngữ thì tôi đề nghị phải có chương trình đào tạo chứ không thể để họ đi học ở ngoài theo kiểu giả vờ, giả vịt".
Khi đã làm rõ yêu cầu môn nào cần ngoại ngữ, môn nào không sẽ không còn tình trạng nhiều nhà giáo phải tất tả vay mượn tiền khắp nơi để đem về những tờ chứng chỉ vô hồn như hiện nay.
Đừng nên quy định những điều không thiết thực để thầy cô phải kêu cứu, đừng yêu cầu những chuyện vượt sức để gây sức ép buộc thầy cô phải tìm mọi cách có được.
Khi giáo viên luôn bị "đòi nợ", bị hăm dọa nếu không bổ sung đủ chứng chỉ, sẽ chẳng thầy cô nào ổn định được tư tưởng, khi nào cũng sống trong lo sợ bị đào thải bất cứ lúc nào thì làm sao họ có thể yên tâm giảng dạy được?
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Bỏ thi chứng chỉ ngoại ngữ: 'Việc nên làm từ lâu' Chuyên gia giáo dục và giáo viên đều cho rằng lẽ ra quy định bãi bỏ việc thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C nên thực hiện từ lâu. 26 năm tồn tại nhiều bất hợp lý Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Thông tư số 20/2019-BGDĐT bãi bỏ các quy định về...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê
Hậu trường phim
23:49:44 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
Sao việt
23:44:47 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
Thế giới
23:43:14 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
Pháp luật
23:40:11 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời
Sao châu á
23:35:14 23/02/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng
Phim việt
23:32:17 23/02/2025
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
23:12:09 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025