Vì sao nhiều bố, mẹ phải giấu con bằng đại học của mình như giấu của quý?

Theo dõi VGT trên

Nhiều phụ huynh khư khư giấu kín bằng đại học như giấu của quý. Tưởng chuyện đùa nhưng đó là tình huống xảy ra tại nhiều gia đình.

Quyết giấu thật kỹ bằng đại học vì muốn con nên người

“Ý tưởng bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học hướng đến mô hình giáo dục mở mà Bộ Giáo dục Đào tạo đề xuất mới đây khiến tôi ao ước giá như thực hiện sớm hơn vào cái thời tôi đang học. Thú thật, tôi và vợ “cùng cảnh” là đều có bằng tốt nghiệp đại học xếp loại trung bình nên bảo vợ phát tuyệt đối giữ kín. Bởi để lộ sẽ khó dạy con.

Với các con, nhất là con nhỏ lúc nào chẳng tôn mình làm thần tượng, tấm gương với nhiều hiểu biết. Thậm chí, ở nhà cha mẹ còn sắm vai là thầy cô giáo khi con không hiểu bài. Nếu bây giờ để lộ chuyện ngày xưa bố mẹ đi học đại học chỉ xếp loại bằng trung bình thì với con sẽ là cú sốc, sẽ phá vỡ hình tượng của chúng, bởi với chúng bằng trung bình là yếu kém.

Muốn con học hành chăm chỉ nên người, vợ chồng tôi đã đồng thuận giấu bằng đại học thật kỹ”, đó là chia sẻ thật lòng của chị Nguyễn Hoài Thu (ngõ 36 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).

Vì sao nhiều bố, mẹ phải giấu con bằng đại học của mình như giấu của quý? - Hình 1

Sinh viên sân khấu tập làm nghề ngay trên ghế nhà trường, diễn rất tốt nhưng tốt nghiệp ra trường không mấy em được cầm tấm bằng xếp loại khá, giỏi.

Anh Nguyễn Hữu Huynh ở phố Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cũng bày tỏ: “Tôi làm doanh nghiệp tư nhân, hiểu rất rõ xếp loại văn bằng không quan trọng. Chỉ có vào công chức hoặc viên chức mới xét bằng cấp. Vào làm doanh nghiệp tư nhân thì bằng cấp chỉ là yếu tố sơ tuyển. Ai làm tốt công việc mới được nhận lương cao. Bằng giỏi mà làm việc tệ cũng sẽ bị sa thải. Tất nhiên, câu chuyện trải nghiệm thực tế thì là vậy nhưng ở nhà tôi vẫn phải giấu kỹ bằng đại học vì con biết sẽ buồn. Bởi tôi là ông bố xếp bằng tốt nghiệp đại học loại trung bình”.

Có lần tôi mở két quên khóa, con trai 7 tuổi vào lục lọi đang cầm tấm bằng tốt nghiệp của bố trên tay thì tôi chạy vào giật vội, cất đi. Con trai hỏi bằng đại học của bố, bố cho con xem đi. Nói thật lúc đó rất xấu hổ, nếu bằng giỏi, bằng khá tôi đưa cho con xem luôn nhưng là bằng trung bình nên dù con khóc và thắc mắc tôi cũng quyết không cho xem”, anh Huynh chia sẻ.

Trên mạng xã hội, thật không khó để bắt gặp hình ảnh người “khoe” bằng đại học. Tuy nhiên, phần lớn đều che đi phần xếp loại. Nhiều người đã có những vị trí cao trong công việc hay thành công trong cuộc sống thì cũng “không sẵn sàng” chia sẻ.

Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đại học xếp loại trung bình

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS. Ngô Tự Lập (Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Trước hết, thông tin xếp loại trên bằng đại học là một thông tin khá nhạy cảm, tương tự như thông tin về sức khỏe. Bố mẹ sẽ dạy con thế nào nếu công khai văn bằng đại học loại trung bình? Trong khi phần lớn sinh viên ra trường xếp loại văn bằng đại học là trung bình.

Vì sao nhiều bố, mẹ phải giấu con bằng đại học của mình như giấu của quý? - Hình 2

TS. Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ hai, việc đánh giá, xếp loại văn bằng đại học hiện nay nói chung vẫn chưa thật sự đáng tin cậy. Còn nếu nhà tuyển dụng muốn biết về quá trình học tập của ứng viên có thể yêu cầu xem bảng điểm. Tất nhiên, bảng điểm cũng là thông tin nhạy cảm nên cũng không cần công khai.

Cuối cùng, bằng cấp cũng chỉ là một nguồn thông tin tham khảo. Năng lực và giá trị của con người không nằm ở bằng cấp. Nhiều người tốt nghiệp loại trung bình, thậm chí bỏ học vẫn thành công”.

PGS.TS Phạm Đức Trung (nguyên Trưởng khoa Văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng cho rằng: “Chúng ta đang nhầm lẫn giữa việc không ghi xếp loại trên bằng và đánh giá xếp loại. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất không ghi xếp loại trên bằng nhưng vẫn có đánh giá trên từng môn học trong hồ sơ đại học của sinh viên.

Với những đề xuất cho rằng những ngành nghề đặc thù vẫn cần phải ghi đánh giá như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư tôi cho rằng không cần thiết. Vì bản thân vẫn là năng lực xử lý công việc chứ không nằm ở xếp loại văn bằng. Nếu điểm chuyên môn thực sự quan trọng, đã có đánh giá trong hồ sơ. Nếu chỉ đánh giá năng lực của một người qua bằng đại học thì thực sự cũng chưa toàn diện”.

Video đang HOT

Huy Hoàng

Theo giadinh.net.vn

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn?

Dự thảo Thông tư về văn bằng giáo dục đại học (ĐH) của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đang gây lo lắng khi không phân biệt hình thức đào tạo chính quy với tại chức, không phân loại bằng khá - giỏi với lý giải là sửa đổi để phù hợp thông lệ quốc tế.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 1

Lo lắng vàng thau lẫn lộn? Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi mà những sai phạm của kì thi năm 2018, những người thầy ở các địa phương Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đang phải hầu tòa vì đã bất chấp mọi giá để đưa con em vào đại học (ĐH); khi mà chuyện mua bằng, bán điểm vẫn diễn ra công khai, khi mà chất lượng đào tạo ĐH chính quy và không chính quy ở Việt Nam là một khoảng cách xa vời, thì dư luận hoang mang về những đề xuất sửa đổi này của Bộ là hoàn toàn có cơ sở...

Lo nhập nhèm chất lượng

Hiện nay, chất lượng đào tạo hệ tại chức, vừa học vừa làm hay đào tạo từ xa (không chính quy) trong các trường ĐH vẫn được đánh giá chưa ngang bằng với đào tạo chính quy. Do đó, xã hội vẫn chưa đánh giá cao bằng ĐH hệ tại chức, đào tạo từ xa...

Chính vì thế tại một số cơ quan nhà nước cũng không mặn mà đối với những người tuyển dụng có văn bằng đào tạo không chính quy. Còn nhớ năm 2013, UBND TP Đà Nẵng đã công khai quyết định "cấm các cơ quan, công sở trên địa bàn tuyển dụng sinh viên hệ tại chức".

Trước băn khoăn về những quy định mới trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục ĐH, đại diện Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT cho biết, văn bản này đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phù hợp để hoàn thiện Thông tư có chất lượng và tính khả thi cao để đưa Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH vào thực tiễn, góp phần đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam trong giai đoạn mới.

Về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT đã thông tin thêm: Theo đó, thực hiện quy định của luật, trong năm 2019, Bộ GD-ĐT tiến hành xây dựng song song các văn bản.

Cụ thể, Bộ chuẩn bị ban hành Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Bên cạnh đó là Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục ĐH. Theo ông Mai Văn Trinh, luật quy định đối với giáo dục ĐH, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời văn bằng và phụ lục văn bằng.

Việc cấp văn bằng cùng với phụ lục văn bằng là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư này, ban soạn đã tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia. Đại diện Cục Quản lý chất lượng cũng cho biết, theo quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, văn bằng giáo dục ĐH gồm 3 loại: bằng cử nhân; bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Các loại văn bằng chuyên môn đặc thù do Chính phủ quy định.

Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ không có gì đáng nói nếu chất lượng cũng như ý thức của người học nghiêm túc. Trong khi ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều trường ĐH tổ chức đào tạo chạy theo lợi nhuận, người học chỉ cần bằng cấp mà không coi trọng kiến thức thì xã hội cũng khó có thể coi trọng hai bằng cấp của hai hệ đào tạo này có chất lượng tương đương. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu thực hiện quy định này thì sẽ khó kiểm soát chất lượng đào tạo.

Anh Minh Nguyên, một cựu sinh viên chia sẻ: "Tôi từng học, từng cố gắng; giỏi có, khá có, trung bình có; đã có bằng trường công, trường tư; chính quy và tại chức đầy đủ; nhưng tôi không đồng tình kiểu bằng cấp cào bằng, không phân biệt gì như thế này.

Tôi vẫn ủng hộ việc bằng cấp, học tập cần có đánh giá, xếp loại hẳn hoi để người học cố gắng; còn việc coi trọng bằng cấp mà không chú trọng thực lực không có là do người sử dụng và người đánh giá. Mong rằng không nên để lẫn lộn vấn đề này!".

Một phụ huynh cũng cho rằng, cùng một trường, chất lượng hệ không chính quy, từ xa, liên thông... thấp hơn chất lượng hệ chính quy là điều không phải bàn cãi. Hệ chính quy, công tác đào tạo quy chuẩn, nghiêm túc hơn rất nhiều so với đào tạo từ xa, văn bằng 2...

Việc mua điểm, học hộ ở hệ chính quy cũng hạn chế hơn. Rồi con em mình cũng không cần thiết phải vào các trường ĐH theo kiểu cấp bằng đánh đồng như thế này.

GS.TS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho rằng, việc thay đổi phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên, xét về thực tế hiện nay có rất nhiều băn khoăn. Thực trạng đào tạo và chuẩn "đầu ra" ở các loại hình đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm và từ xa ở Việt Nam đang không có sự tương đồng về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng một chương trình, cùng giảng viên, cùng các điều kiện tiếp nhận kiến thức... Nguyên nhân do quá trình đào tạo và khâu đánh giá khác nhau.

Doanh nghiệp không chỉ dựa vào văn bằng khi tuyển dụng

Ở góc độ người dạy và người học là vậy, còn với người tuyển dụng nhân sự thì sao? Ông Đỗ Văn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, là một trong những đơn vị cung cấp các ứng viên cho các doanh nghiệp cho biết: "Hiện tại chúng tôi tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng thì vẫn thấy nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn xem ứng viên của mình tốt nghiệp trường ĐH nào, loại hình đào tạo, chuyên ngành gì.

Điều đầu tiên khi tiếp cận ứng viên thấy họ tiếp cận qua công tác phân loại hồ sơ. Nếu bằng cấp không phân loại, chúng tôi sẽ gặp một chút rắc rối ở khâu này. Bước đầu tiên phỏng vấn họ vẫn căn cứ vào hồ sơ của ứng viên xem văn bằng gì, còn lại xét kỹ năng thực tế kèm theo. Họ có rất nhiều cách test khác nhau để chọn được người phù hợp vào vị trí tuyển dụng...".

Còn ông Lê Đức Cường - Trưởng phòng tuyển dụng Công ty TNHH Hạ tầng viễn thông miền Bắc thuộc FPT Telecom, cho hay, là doanh nghiệp chuyên về kỹ thuật, doanh nghiệp của ông ưu tiên các ứng viên có tay nghề cao nhưng để đi đến bước phỏng vấn kỹ, phòng tuyển dụng phải trải qua quá trình lọc hồ sơ.

Chẳng hạn ở một số vị trí nhất định, Công ty ưu tiên ứng viên có bằng khá trở lên. Khi lọc hồ sơ, việc bằng cấp ghi kết quả xếp loại sẽ giúp khâu này dễ dàng hơn. Khi nhìn xếp loại trên bằng cấp của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xếp nhóm để phỏng vấn.

"Nói chung, bằng cấp và nội dung ghi trên bằng là điều kiện cần chứ chưa đủ, doanh nghiệp đánh giá ứng viên chủ yếu dựa trên năng lực chứ không chỉ bằng cấp. Nhìn nhận thực tế, có sự khác biệt nhất định về chất lượng giữa hệ chính quy và tại chức, chứ không phải là không có khác biệt.

Tuy nhiên ở đâu cũng có người học giỏi, người không học giỏi, cũng có sinh viên không học ở môi trường chính quy nhưng chịu khó xâm nhập thực tế, kỹ năng tốt, ngược lại có sinh viên chính quy 4 năm học nhưng chỉ toàn lý thuyết thì chưa hẳn giỏi. Phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn quan tâm đến văn bằng, tuy nhiên họ không chỉ dựa vào văn bằng khi chọn nhân sự" - ông Đỗ Văn Thành bày tỏ.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường ĐH FPT: Chủ trương đúng, nhưng quá vội?

Việc không ghi hình thức đào tạo lên bằng tốt nghiệp đã đặt dấu chấm hết lên chuỗi quy định pháp lý về vấn đề này. Điều này không bất ngờ bởi từ năm 2017, Bộ GD-ĐT đã quy định: tiêu chí đối tượng tuyển sinh, nội dung chương trình, giáo trình của hai hệ này là như nhau, thậm chí việc kiểm tra cùng một ngân hàng câu hỏi và tiêu chí xét tốt nghiệp giống nhau.

Đến việc Luật Giáo dục ĐH quy định các bằng "có giá trị pháp lý như nhau". Nếu xem bằng chính quy là loại A, bằng tại chức là loại B và khi sản phẩm, dịch vụ các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhiều năm chỉ còn một loại chất lượng thì việc xóa A, B trong giáo dục là cần thiết.

Với một quy định như trên thì các trường ĐH buộc phải đảm bảo hai hệ thống đào tạo chính quy và tại chức cùng một chất lượng như nhau. Còn nếu trường nào mà không làm được các vị sẽ phải đồng nhất chất lượng chính quy, ngang với tại chức và chấp nhận là trường thứ hạng kém.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 2

Với quy định có hai loại bằng như hiện nay, các trường có quyền tung sản phẩm chất lượng kém ra thị trường gắn mác "tại chức". Về mặt nguyên tắc, chất lượng kém không được phép tung ra thị trường.

Tại chức lâu nay vẫn được coi là "nồi cơm" của các trường công lập, nhưng trong xu thế tự chủ và xu thế văn hóa chất lượng thì chất lượng phải là số 1. ĐH FPT đã không dạy hệ tại chức từ lâu, với quan điểm không sản xuất ra "sản phẩm" loại A, hay B, vì đơn giản đã là phế phẩm thì không cho ra "lò"... Theo tôi, chủ trương này là đúng nhưng Bộ GD-ĐT đang làm quá vội vàng!

Trên thực tế, không phải bất cứ ai tốt nghiệp ĐH chính quy cũng đều có năng lực, phẩm chất hơn người học không chính quy. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ siết chất lượng đào tạo, cho dù đào tạo chính quy hay không chính quy cũng cần chú trọng để có chất lượng thực. Theo tôi, hệ nào cũng phải đảm bảo chuẩn đầu ra giống nhau, chất lượng giống nhau.

Quy định này nó sẽ đẩy các trường vào thế là giờ anh phải làm được điều đó, nếu không sẽ phải trả giá bằng chính tên tuổi của mình... Các trường có quyền tự chủ rồi thì phải chịu trách nhiệm chất lượng của mình, công bố chuẩn đầu ra, kiểm định chất lượng...

GS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam: Cần sàng lọc, không tuyển sinh bằng mọi giá

Thực tế đào tạo ở Việt Nam hiện nay và 5 năm tới vẫn còn nhiều trường ĐH tổ chức đào tạo theo lợi nhuận, còn người học chỉ cần bằng cấp. Do đó, khó có thể đánh giá chất lượng đào tạo "chính quy và tại chức tương đương nhau".

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 3

Để hình thức đào tạo chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau thì các trường ĐH phải có trách nhiệm trong đào tạo, không đào tạo dàn trải, không tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự sàng lọc.

PGS TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: "Nói chuẩn đầu ra giống nhau" là cách nói xoa dịu

Bởi nếu đã không coi trọng bằng cấp thì phải xây văn hóa chất lượng mà việc triển khai ở Việt Nam hiện nay là rất khó. Phương thức đào tạo vừa làm vừa học hiện nay chủ yếu là cuốn chiếu. Thầy giáo sẽ dạy rất nhanh kết thúc môn trong 1 hoặc vài tuần.

Không phân loại văn bằng đại học: Có để vàng thau lẫn lộn? - Hình 4

Chưa kể là hệ vừa làm vừa học, người học đi làm cả tuần, chỉ học buổi tối và Thứ 7, Chủ Nhật thì không còn năng lượng học nên không thể đảm bảo. Thậm chí, nếu đánh giá các hệ các hệ đào tạo cùng một chuẩn đầu ra, thì người học hệ vừa làm vừa học và các hệ khác sẽ rớt kha khá.

Bạn Nguyễn Hoàng Cảnh (TP Biên Hòa, Đồng Nai): Điều này khiến những người học chính quy sẽ không tâm phục, khẩu phục

Chỉ làm một bài toán so sánh nhỏ giữa ĐH chính quy và ĐH tại chức, sẽ thấy có sự "cào bằng" trong bằng tốt nghiệp của hai loại hình này. Một sinh viên học ĐH chính quy phải trải qua một kỳ thi rất căng thẳng, đậu vào rồi phải mất 4-5 năm học tập trung, thậm chí để trở thành bác sĩ, họ phải mất 7 năm liên tục miệt mài trên ghế giảng đường, chi phí cho việc ăn học tốn kém rất nhiều mới có thể lấy được bằng ĐH.

Còn những người học tại chức, một năm chỉ học vài tháng, mỗi tháng học ít ngày, vừa học vừa làm và cuối cùng cũng nhận được bằng tốt nghiệp ĐH có giá trị tương đương với bằng ĐH của những người học chính quy.

Thứ nữa là, hiện nay trình độ đào tạo giữa các trường ĐH chưa có sự tương đồng về chất lượng, "đầu ra" giữa các hệ chính quy, hệ tại chức, từ xa... rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về trình độ.

Điều này khiến những người học chính quy sẽ không tâm phục, khẩu phục. Đối với dự thảo văn bằng ĐH sẽ không ghi xếp loại tốt nghiệp ĐH, điều đó sẽ dễ kéo theo sự "cào bằng" giữa những người học, làm giảm động lực phấn đấu của người học để mong đạt được tấm bằng loại giỏi hay bằng đỏ, sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn những người tốt nghiệp chỉ ở mức trung bình.

Theo tôi, thay đổi là cần thiết nhưng trước hết Bộ GD-ĐT cần lập lại quản lý cũng như bảo đảm chất lượng giáo dục của các trường ĐH, kéo gần khoảng cách chênh lệch trình độ giữa các loại hình đào tạo ĐH, để bất kỳ người nào học xong chương trình ĐH dù ở loại hình đào tạo nào cũng đều thấy tấm bằng của mình thực sự giá trị, bởi trong đó là mồ hôi, công sức và trí tuệ.

N.Thương (tổng hợp)

Uyên Na

Theo baophapluat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Mẹ bé Bắp lần đầu nói về ồn ào 16,7 tỷ đồng tiền từ thiện, giải thích chuyện làm răng sứ và cho con học trường quốc tếNóng: Mẹ bé Bắp lần đầu nói về ồn ào 16,7 tỷ đồng tiền từ thiện, giải thích chuyện làm răng sứ và cho con học trường quốc tế
08:24:25 25/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra với vợ Huy Khánh?Chuyện gì đã xảy ra với vợ Huy Khánh?
06:55:24 25/02/2025
Căng: Sao nam Vbiz quỳ gối xin lỗi Trấn Thành, nguyên nhân vì 1 câu "vạ miệng" trên sóng truyền hìnhCăng: Sao nam Vbiz quỳ gối xin lỗi Trấn Thành, nguyên nhân vì 1 câu "vạ miệng" trên sóng truyền hình
06:48:32 25/02/2025
Hoa hậu 99 của Vbiz vừa công khai bạn trai đã phát tín hiệu kết hôn, đàng trai là Phó GĐ công ty khoáng sảnHoa hậu 99 của Vbiz vừa công khai bạn trai đã phát tín hiệu kết hôn, đàng trai là Phó GĐ công ty khoáng sản
06:58:29 25/02/2025
Biến căng: Cảnh sát khám nhà khẩn, bắt giữ nam diễn viên hàng đầu nghi xúi giục tra tấn người đến chếtBiến căng: Cảnh sát khám nhà khẩn, bắt giữ nam diễn viên hàng đầu nghi xúi giục tra tấn người đến chết
08:15:33 25/02/2025
Kim Jong Kook lần đầu hé lộ nhà riêng làm dàn sao muốn "ngất xỉu": Hoá ra không ai yêu là có lí do!Kim Jong Kook lần đầu hé lộ nhà riêng làm dàn sao muốn "ngất xỉu": Hoá ra không ai yêu là có lí do!
08:19:27 25/02/2025
Nhiều lần thấy con trai giặt quần áo cho vợ, tức mình tôi khuyên con ly hôn và sững sờ với câu đáp trả của conNhiều lần thấy con trai giặt quần áo cho vợ, tức mình tôi khuyên con ly hôn và sững sờ với câu đáp trả của con
07:38:49 25/02/2025
Sau 6 tháng 'chiến tranh lạnh', tôi đưa ra quyết định ly hôn, nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, khung cảnh trước mắt khiến tôi bàng hoàngSau 6 tháng 'chiến tranh lạnh', tôi đưa ra quyết định ly hôn, nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, khung cảnh trước mắt khiến tôi bàng hoàng
08:08:12 25/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Salah xuất sắc, Liverpool khiến Man City chạm mốc chưa từng có

Salah xuất sắc, Liverpool khiến Man City chạm mốc chưa từng có

Sao thể thao

10:05:43 25/02/2025
Liverpool củng cố ngôi đầu bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh sau khi thắngMan City trên sân vận động Etihad. với tỷ số 2-0. Đây là lần đầu tiên Man City dưới thời huấn luyện viên Pep Guardiola thua Liverpool trên sân nhà.
Trước khi tung sao kê, Phạm Thoại đăng clip 23s, tuyên bố điều gây xôn xao

Trước khi tung sao kê, Phạm Thoại đăng clip 23s, tuyên bố điều gây xôn xao

Netizen

10:03:28 25/02/2025
Tối 24/2, Phạm Thoại gây chú ý khi đăng tải clip 23s, kèm status thông báo: Mọi vấn đề mọi người cần giải đáp ngày mai sẽ được trả lời.
Đến Bình Thuận ghé thăm làng chài mũi La Gàn

Đến Bình Thuận ghé thăm làng chài mũi La Gàn

Du lịch

09:46:10 25/02/2025
Đây là nơi sinh sống của ngư dân làng chài La Gàn (làng chài Bình Thạnh) - cộng đồng vẫn lưu giữ nét đặc trưng của làng chài truyền thống.
Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng

Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng

Pháp luật

09:43:30 25/02/2025
Ngày 24.2, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trần Thị Kim Thoa (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH địa ốc Á Châu) mức án 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bí ẩn chiếc thẻ thanh tra xây dựng của người bị CSGT khống chế ở TPHCM

Bí ẩn chiếc thẻ thanh tra xây dựng của người bị CSGT khống chế ở TPHCM

Tin nổi bật

09:23:57 25/02/2025
Chiếc thẻ thanh tra xây dựng phường của người đàn ông bị CSGT khống chế ở TPHCM vẫn còn nhiều bí ẩn cần được làm rõ, cảnh sát đang tiếp tục xác minh.
Diva Hồng Nhung và hành trình vừa làm việc vừa chiến đấu với ung thư

Diva Hồng Nhung và hành trình vừa làm việc vừa chiến đấu với ung thư

Sao việt

09:05:19 25/02/2025
Thời điểm phát hiện ung thư cũng là giai đoạn bận nhất trong đời của Diva Hồng Nhung; chị vừa điều trị vừa cố gắng hoàn tất hàng loạt dự án âm nhạc đang thực hiện.
Cha tôi, người ở lại - Tập 5: Mẹ Nguyên trở về sau 10 năm

Cha tôi, người ở lại - Tập 5: Mẹ Nguyên trở về sau 10 năm

Phim việt

08:52:24 25/02/2025
Sau khi trở về nước, bà Liên (Thu Quỳnh) - mẹ của Nguyên đã đến tận trường tìm gặp con trai. Sau đó, hai mẹ con tới quán cà phê nói chuyện riêng.
Làm thịt heo quay nhớ thực hiện bước này bì vàng ươm, nổ đều lại giòn tan ăn đã miệng

Làm thịt heo quay nhớ thực hiện bước này bì vàng ươm, nổ đều lại giòn tan ăn đã miệng

Ẩm thực

08:48:00 25/02/2025
Món thịt heo quay thơm nức, phần thịt mềm ngọt, phần bì giòn tan ăn kèm xoài chua và chấm nước sốt chua ngọt cực ngon.
Triệu Lộ Tư tự biến mình thành trò hề

Triệu Lộ Tư tự biến mình thành trò hề

Sao châu á

08:31:08 25/02/2025
Nhiều người chỉ trích nữ diễn viên mang bệnh tật ra marketing, làm ầm ĩ gây chú ý suốt nhiều ngày, sau đó lợi dụng sự việc để kiếm lợi cho mình.
Hiện tượng lạ: 1 mét vuông 10 Kim Ji Won trên MXH xứ Trung

Hiện tượng lạ: 1 mét vuông 10 Kim Ji Won trên MXH xứ Trung

Làm đẹp

08:26:58 25/02/2025
Các tỷ tỷ xứ Trung đều cùng hoá thành 1 giao diện.Những ngày gần đây, MXH xứ Trung xuất hiện hiện tượng lạ có thể nói vui rằng, 1 mét vuông có 10 Kim Ji Won.
Cặp đôi hot nhất hiện tại lộ hint hẹn hò ngay trên sóng trực tiếp, bằng chứng rành rành không thể chối cãi

Cặp đôi hot nhất hiện tại lộ hint hẹn hò ngay trên sóng trực tiếp, bằng chứng rành rành không thể chối cãi

Hậu trường phim

08:25:14 25/02/2025
Hai ngôi sao Cửu Trọng Tử đã khiến khán giả nghi ngờ phim giả tình thật từ lâu vì tương tác ngọt ngào cả trong khi đóng phim và thời điểm sau khi phim chiếu.