Vì sao nhân vật cao cấp nhất của Google đến Việt Nam?
Chuyến đi đến Việt Nam của CEO Google – Sundar Pichai được cho là không chỉ truyền cảm hứng, mà còn thể hiện sự quan tâm của họ đến các dự án khởi nghiệp công nghệ trong nước.
Theo thông tin từ Google Việt Nam, Sundar Pichai sẽ đến Hà Nội vào ngày 22/12 để tham dự một cuộc nói chuyện với hơn 200 người gồm các lập trình viên, sinh viên, những doanh nhân khởi nghiệp công nghệ trong nước.
Chuyến đi đến Việt Nam của Sundar Pichai diễn ra ngay sau khi CEO của Google có chuỗi ngày trở về quê hương Ấn Độ để truyền cảm hứng tại các trường đại học, gặp gỡ giới công nghệ và sinh viên.
Sundar Pichai được cho là đã có mặt tại Việt Nam. Ảnh: BBC.
Đến chiều 21/12, có thông tin cho rằng Sundar Pichai đã có mặt sớm ở Hà Nội. Một vài nhân vật có ảnh hưởng trong giới khởi nghiệp tại Việt Nam cho rằng, có thể Pichai đang muốn du lịch tại Việt Nam, sẵn tiện có buổi chia sẻ với lập trình viên và chủ doanh nghiệp công nghệ trong nước.
Tuy nhiên, trao đổi với Zing.vn, ông Đỗ Sơn Dương, người sáng lập Toong – không gian làm việc chung cho giới khởi nghiệp công nghệ (start-up) tại Hà Nội, nơi sẽ diễn ra buổi gặp mặt với CEO Google, cho rằng Sundar Pichai có lý do riêng để đến Việt Nam.
“Lịch làm việc của những người như ông Pichai rất dày, nên chắc chắn chuyến thăm lần này không chỉ đơn thuần là tiện đi du lịch qua Việt Nam mà lại dành thời gian chia sẻ với mọi người”, ông Dương nhận định
Theo ông Dương, nên coi đây là tín hiệu ban đầu của sự quan tâm tìm hiểu đến thị trường Việt Nam của Google. Còn mức độ quan tâm đến đâu thì chỉ người trong cuộc mới biết rõ. Hơn nữa, ông Pichai đến Việt Nam sau chuyến thăm của Phó chủ tịch Google – Mike Cassidy đến Việt Nam cách đây một tháng. “Tôi không nghĩ đây là việc tình cờ”, ông nói.
Cũng theo nhân vật có ảnh hưởng trong giới khởi nghiệp này, hệ sinh thái start-up tại Việt Nam chưa hình thành, nhưng thị trường đang nhiều cơ hội tiềm ẩn. “Tôi nghĩ việc gia tăng ảnh hưởng tại một thị trường như vậy là điều quan trọng để nắm bắt được những cơ hội tiềm năng tại đây”, ông Dương lý giải về việc CEO Google đến Việt Nam.
Video đang HOT
Sundar Pichai sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên và giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam vào chiều 22/12.
Trước khi làm rõ sự hiện diện của mình tại Việt Nam bằng những chuyến thăm của các nhân vật cao cấp, Google từng có những ảnh hưởng nhất định trong giới doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (start-up) tại Việt Nam thông qua ba hoạt động chính: truyền cảm hứng, tạo dựng cộng đồng và cung cấp bộ công cụ dành riêng cho các nhà phát triển.
Để truyền cảm hứng cho những start-up tại Việt Nam, Google đã khởi động chương trình Start Up Grind, mang những nhân vật khởi nghiệp công nghệ thành công đến với những người trẻ để cùng chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, vì đặc thù của cộng đồng trong nước, chương trình này vẫn chưa mang lại những hiệu quả rõ nét, chưa đáp ứng được kỳ vọng của những người tham gia.
“Theo tôi, Start Up Grind là một hoạt động khá bổ ích cho những start-up trẻ có cơ hội được học hỏi từ câu chuyện của những người đi trước. Tuy nhiên, hoạt động của Start Up Grind hiện nay chưa có tính ảnh hưởng đủ lớn trong cộng đồng. Tôi thấy start-up Việt cần sự tương tác nhiều hơn nữa từ những hội nhóm tương tự để có thể mang lại hiệu quả rõ nét”, ông Đỗ Sơn Dương nhận định.
Về mặt công nghệ, Google hiện cung cấp gói giải pháp mang tên Google Launch Pad, gồm công nghệ, sự kiện, tài nguyên trực tuyến, chuyên môn và cộng đồng để các lập trình viên có thể ra mắt và mở rộng một ứng dụng. Với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, Google cũng mang đến dịch vụ Google Cloud Platform, là nền tảng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp tạo máy ảo ứng dụng web, lưu trữ đám mây, quản lý truy vấn dữ liệu, cân bằng tải cho mạng, hệ thống học máy từ Google…
Tuy nhiên, theo anh Hà Quốc Dũng, Giám đốc của Startup Grind Vietnam, để được sử dụng Google Cloud Platform, doanh nghiệp cần đáp ứng về vốn và nhiều điều kiện khác và phải được hai tổ chức ở Việt Nam là 500 Startups và Start Up Grind Vietnam giới thiệu.
Nói về những kỳ vọng của giới khởi nghiệp tại Việt Nam tại buổi nói chuyện của Sundar Pichai, sáng lập của Toong cho rằng các cuộc gặp mặt như thế này không dài nhưng mang lại những động lực lớn cho giới start-up Việt Nam, đặc biệt là các start-up công nghệ
“Những người đứng đầu các thương hiệu có tính biểu tượng và là tham vọng của nhiều start-up Việt Nam đến và chia sẻ tại đây sẽ giúp mang tham vọng của start-up Việt đến gần Google hơn”, ông Dương chia sẻ.
Duy Tín
Theo Zing
CEO Google - người sinh ra để làm lãnh đạo
Trở thành giám đốc điều hành (CEO) của Google ở tuổi 43, đường quan lộ của Pichai xem chừng khá thuận lợi, nhưng mấy ai biết đằng sau đó là cả quá trình phấn đấu không mệt mỏi.
Sundar Pichai gia nhập Google từ năm 2004 ở vị trí Phó chủ tịch cao cấp phụ trách mảng Quản lý sản phẩm. Tất nhiên, phải có tố chất nào đó Pichai mới được Google ưu ái ngay từ đầu đến vậy. Từ thời sinh viên, ông đã đạt được vô số giải thưởng quan trọng. Pichai nhận bằng cử nhân công nghệ của Viện Công nghệ Kharagpur. Tiếp đó, ông nhận bằng Thạc sĩ của Stanford và Thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Tại trường Wharton, Pichai nhận được những học bổng danh giá Siebel Scholar và Palmer Scholar dành cho người có thành tích xuất sắc.
Công việc đầu tay của Pichai là kỹ sư của Applied Materials, rồi sau đó là cố vấn quản trị cho McKinsey & Company một thời gian ngắn. Khi đầu quân cho Google, Pichai được giao phụ trách ngay nhóm phát triển trình duyệt và hệ điều hành Chrome.
Trong hơn thập kỷ làm việc hăng say tại Google, Pichai đã chứng minh vai trò lãnh đạo tuyệt vời của mình, và là lựa chọn thích hợp nhất và tốt nhất cho vị trí CEO Google hiện tại và các năm tới. Google đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo tài ba và Pichai chính là người đó. Ở ông có tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo tốt nhất.
Sinh ra để làm lãnh đạo
Một CEO không nhất thiết phải tường tận mọi thứ nhưng ít nhất cũng phải biết về chúng. Một CEO có thể là chuyên gia về Phát triển kinh doanh nhưng cũng cần nắm được các chức năng khác của công ty như Bán hàng, Tiếp thị, Luật, Lập trình, Thiết kế, Hỗ trợ khách hàng... để giành được sự tôn trọng của nhân viên. Pichai từng là lãnh đạo trong nhiều năm và ông đã có hàng tá kinh nghiệm trước khi được cất nhắc lên vị trí CEO chủ chốt. Không ai ngoài ông ở Google có thể là vị sếp hoàn hảo nhất tại thời điểm này.
Một CEO phải có tầm nhìn, đồng thời là nhà lãnh đạo tầm cỡ biết cách tạo động lực, truyền cảm hứng và khơi dậy niềm đam mê công việc cho nhân viên để đạt được thành công to lớn. Không tiền nào có thể mua được sự tôn trọng. Kinh doanh cũng giống như con người, những ai tôn trọng người khác và có thể truyền cảm hứng cho họ đều trở thành lãnh đạo lớn hơn. Pichai có tất cả những yếu tố này để làm nên một CEO hoàn hảo.
Thành công được quyết định bởi Đam mê và ước muốn vượt qua giới hạn của chính mình. Đó là thoát khỏi vỏ bọc nhung lụa và làm việc không thể chăm chỉ hơn. Không có con đường tắt nào dẫn tới thành công và Pichai đã chứng minh điều đó là đúng đắn.
Sunder Pichai đã chung sức với Google trong suốt 11 năm và từng giữ vai trò chủ chốt trong lịch sử phát triển của Google Chrome, Google Maps, Google Drive, Gmail, Android và nhiều dịch vụ quan trọng khác.
CEO được chọn dựa trên sự đam mê và cam kết dẫn dắt công ty tới bến bờ thành công mới, đồng thời biết cách chăm lo tới sự phát triển tổng thể của công ty. Đó là điều kiện tiên quyết để các cổ đông chiến lược chọn ra CEO.
Được Larry Page tin cẩn
Rõ ràng, nhà sáng lập Google, Larry Page, có niềm tin rất lớn vào năng lực của Pichai. Có thể con đường "quan lộ" của ai đó trong môi trường doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhưng với Sunder Pichai, tất cả đều tiến lên phía trước - thành công nối tiếp thành công. Không khó hiểu khi ông luôn giành được sự tin tưởng tuyệt đối của các lãnh đạo cao hơn tại Google.
Sundar Pichai được trông chờ trở thành lãnh đạo Google cách đây từ rất lâu, và trên thực tế không có đối thủ xứng tầm nào trên đường đua này. Ở cả hai trường hợp, Larry Page luôn coi Pichai là cánh tay phải để giao phó những trọng trách quan trọng nhất.
Pichai từng được Larry Page cử đi thuyết phục Tony Fadell, CEO của Nest, đồng ý để Google mua lại. Pichai đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách xuất sắc. Pichai cũng là nhân vật chính trong nỗ lực thuyết phục Whatsapp không "bán mình" cho Facebook. Mặc dù Pichai chưa thuyết phục được nhà sáng lập Whatsapp thay đổi ý định, nhưng ít nhất Larry Page cũng hài lòng với hướng tiến cận của ông.
Vị CEO đầy quyền lực này của Google sẽ có buổi trò chuyện đặc biệt cùng giới khởi nghiệp, kỹ sư phần mềm và sinh viên tại Hà Nội ngày 22/12 để chia sẻ những thông tin vô cùng thú vị về bản thân ông và Google. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Google tới Việt Nam dù công ty này vẫn chưa tiết lộ kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Chuyến về quê của CEO Google trước khi đến Việt Nam Trong chuyến thăm Ấn Độ, CEO của Google, Sundar Pichai đã gặp mặt Tổng thống, thủ tướng Ấn Độ và có buổi nói chuyện với sinh viên một trường đại học trong nước. CEO Google Sundar Pichai vừa có chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên trên cương vị lãnh đạo hãng tìm kiếm khổng lồ Google. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Pichai gặp...