Vì sao người Việt không chuộng vàng thỏi dù giá giảm?
Hội đồng vàng thế giới lý giải xu hướng này là do thói quen mua nhẫn vàng tích trữ của người dân Việt Nam. Nhẫn trơn 24K vẫn được ưa chuộng hơn, phản ánh ở mức tăng trưởng tiêu thụ vàng trang sức.
Trong quý III, ngân hàng trung ương các nước đã mua ròng 175 tấn vàng, cao thứ nhì trong lịch sử.
Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong quý III/2015, nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức của Việt Nam đạt 3,5 tấn, giảm so với mức 3,7 tấn trong quý II, tuy nhiên tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam, Hàn Quốc và Indonesia là ba nước ghi nhận tăng trưởng tiêu thụ vàng trang sức hai con số so với cùng kỳ tại khu vực Đông Á, một phần nhờ giá vàng giảm sút. Cụ thể tại Việt Nam, triển vọng tăng trưởng kinh tế bền vững và lạm phát yếu hỗ trợ nhu cầu vàng trang sức.
Nhu cầu tiêu thụ vàng thỏi và miếng là 11,5 tấn, tăng so với mức 10,8 tấn trong quý II, nhưng giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây được đánh giá là tỷ lệ giảm gây ngạc nhiên, trong bối cảnh giá vàng đi xuống đáng lẽ phải kích thích mua vào. Trên thực tế, mức chênh lệch giá vàng của công ty SJC so với thế giới đã giảm một nửa, từ 200USD/oz xuống 100USD/oz.
Tuy nhiên WGC lý giải xu hướng này là do thói quen mua nhẫn vàng tích trữ của người dân Việt Nam. Nhẫn trơn 24K vẫn được ưa chuộng hơn, phản ánh ở mức tăng trưởng tiêu thụ vàng trang sức.
Video đang HOT
“Giá vàng giảm chính là cơ hội mua vào với những người muốn tham gia thị trường và tăng nắm giữ kim loại quý. Những người sợ rủi ro sau khủng hoảng tài chính sẽ chuộng vàng thỏi và vàng xu”, ông Alistair Hewitt – Giám đốc nghiên cứu thị trường tại WGC chỉ ra.
Tổng cộng, Việt Nam tiêu thụ 15 tấn vàng trong quý III, tăng so với 14,5 tấn vàng trong quý II, nhưng giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên toàn thế giới, nhu cầu vàng đạt 1.120,9 tấn, tăng 8% trong quý III, nhờ lực mua từ các nhà đầu tư lẻ trong những khu vực chủ chốt khi giá vàng đi xuống.
Đáng lưu ý, nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu nhảy vọt 27% lên mức 229,7 tấn, so với mức 180,7 tấn cùng kì năm trước đó, chủ yếu bởi động thái tiêu dùng vàng thanh và vàng xu tại châu Á, Mỹ và châu Âu.
Nhu cầu vàng thỏi và vàng xu chạm mức 295,7 tấn, mức cao nhất 2 năm, tăng 33% so với cùng kỳ và tăng 46% so với quý II.
Tại Mỹ, nhu cầu vàng miếng và vàng xu đạt mức cao nhất trong 5 năm, tăng 207% lên 32,7 tấn.
Nhu cầu vàng ở châu Âu tăng 35% lên 60,9 tấn do lo lắng liên tục về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Nhu cầu đầu tư của Trung Quốc tăng 70% lên 52,3 tấn, lúc đầu nhờ vào sự suy yếu giá vàng nhưng tiếp theo được thúc đẩy vào giữa tháng 8 sau khi đồng nhân dân tệ hạ giá.
Đầu tư vàng của Ấn Độ tăng đầu tiên kể từ quý III năm 2013, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, lên đến 57 tấn.
Trong quý III, ngân hàng trung ương các nước đã mua ròng 175 tấn, cao thứ nhì trong lịch sử.
Tuy nhiên, các quỹ ETF vàng lại tăng cường bán ra 65,9 tấn trong quý trước, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bizlive
OECD cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thê giới (OECD) cảnh báo kinh tế thế giới trên đà suy giảm, nền kinh tế của các nước mới nổi yếu đi.
OECD vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống mức 2,9% trong năm 2015 - mức thấp nhất kể từ năm 2009 và thấp hơn so với dự báo 3% trước đó.
Đối với năm 2016, OECD dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,3% trong khi cách đây 2 tháng, tốc độ tăng trưởng này được dự báo ở mức 3,6%. Kinh tế thế giới năm 2017 được cho là sẽ tăng trưởng ở mức 3,6%.
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế thế giới từ năm 2011 đến 2017. (Nguồn: OECD)
Cũng theo OECD, thương mại toàn cầu có thể tăng trưởng chỉ 2% trong năm nay trong bối cảnh thương mại Trung Quốc suy yếu mạnh.
Bà Catherine Mann, chuyên gia kinh tế trưởng của OECD, bày tỏ lo ngại về triển vọng của thương mại toàn cầu. Bà nhấn mạnh: trong nửa thế kỷ qua, chỉ có 5 năm thương mại toàn cầu tăng trưởng thấp hơn 2% và thường khi thương mại đi xuống, kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Thương mại toàn cầu có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng. (Ảnh: Bloomberg)
Theo nhận xét của ông Angel Gurria - Tổng thư ký của OECD, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu 3,6% trong năm 2017 thực sự rất đáng thất vọng. Điều đó đồng nghĩa với việc 10 năm sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần nhất, kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng trước khủng hoảng.
Ông Gurria phân tích: mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu như trên là rất thấp nếu tính đến bối cảnh chính sách đang rất hỗ trợ cho nền kinh tế, đầu tư, giá dầu thấp và tình hình thị trường lao động cải thiện.
OECD cũng đưa ra cảnh báo về khả năng thất nghiệp sẽ tăng cao nếu Mỹ nâng lãi suất cơ bản, gây tác động đến kinh tế toàn cầu./.
Trân Ngoc Theo Telegraph
Theo_VOV
Chứng khoán trước nỗi lo VND mất giá Trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng ANZ đưa ra dự báo về khả năng phá giá của VND trong năm 2016, đồng nghĩa với lạm phát sẽ tăng. Nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế cũng như TTCK? Trao đổi với báo, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư CTCK...