Vì sao người tăng huyết áp không nên ăn mặn?
Người bệnh tăng huyết áp nên duy trì chế độ ăn nhạt và không nạp quá nhiều caffein vào buổi sáng.
Ngoài ra cần lưu ý một số biểu hiện bất thường để phát hiện sớm cơn đột quỵ não, phình tách động mạch chủ ngực…
Ăn mặn ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Khi người bệnh tăng huyết áp ăn mặn sẽ làm tăng lượng Na trong máu từ đó gây tăng áp lực thẩm thấu trong máu và dẫn đến tăng cảm giác khát, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng áp lực trong lòng mạch làm tăng huyết áp.
Ăn mặn làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào nhất là các tế bào cơ trơn của thành mạch từ đó gây tích nước trong tế bào và gây tăng trương lực thành mạch, co mạch dẫn đến tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền lưu ý một số thói quen xấu ở người bệnh tăng huyết áp.
Việc tăng lượng muối trong thực đơn hàng ngày cũng làm tăng thêm độ nhạy cảm của hệ tim mạch và thận với Adrenalin gây tăng huyết áp.
Do vậy, người bệnh tăng huyết áp chỉ nên tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày. Cách ước tính 5g muối cho các loại gia vị như sau:
35g xì dầu khoảng 3,5 thìa
8g bột canh khoảng 2,5 thìa
Video đang HOT
11g hạt nêm khoảng 2 thìa
26g nước mắm khoảng 3,5 thìa
Những thói quen người bệnh tăng huyết áp nên tránh
Ngoài việc nên duy trì thói quen ăn nhạt, duy trì BMI hợp lý người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh thức khuya và cần ngủ đủ giấc. Việc ngủ đủ giấc giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp.
- Không dùng nhiều caffein vào buổi sáng.
- Bỏ thuốc lá và không uống nhiều rượu bia. Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ (khoảng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày) sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.
Người bệnh tăng huyết áp cần ngủ đủ giấc, không thức khuya và duy trì tập luyện thể dục thường xuyên.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30-45 phút và ít nhất 4-5 ngày trong tuần. Tránh các hoạt động thể lực gắng sức ngoài khả năng của từng cơ thể.
- Tránh để cơ thể thay đổi đột ngột. Mùa hè thời tiết nóng mạch máu sẽ giãn ra làm huyết áp hạ. Người bệnh cần tránh tình trạng vào phòng nhiệt độ quá lạnh gây co mạch đột ngột gây cơn tăng huyết áp hoặc ngược lại khi trong phòng máy lạnh ra ngoài trơi nóng đột ngột, nguy cơ đột quỵ cao.
- Đo huyết áp hàng ngày theo dõi huyết áp có đạt huyết áp mục tiêu hay không, hoặc đo bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu bất thường của tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý có các triệu chứng bất thường dưới đây cần tới ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị:
- Đau thắt ngực, tức nặng ngực trái, như bóp nghẹn, cơn đau lan ra tay trái, lên cổ, hay ra sau lưng, có thể kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, có thể khó thở vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực… đau tăng khi gắng sức đỡ khi nghỉ ngơi có thể có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Nếu có cơn đau sau xương ức, đau đột ngột dữ dội có thể phình tách động mạch chủ ngực.
- Nếu có dấu hiệu ú ớ, nói ngọng, méo miệng, tê tay chân hoặc yếu liệt nửa người, có thể kèm đau đầu nguy cơ đột quỵ não cao.
Những thói quen vào buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp tốt
Tăng huyết áp nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Việc duy trì các thói quen tốt và tuân thủ điều trị của bác sĩ là cách để kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Người bệnh tăng huyết áp cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt vì có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Việc duy trì một số thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày là cách để kiểm soát huyết áp ổn định. Dưới đây là những thói quen tốt vào buổi sáng cho người bệnh tăng huyết áp.
Hạn chế tiêu thụ caffein
Nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê vào mỗi sáng. Việc uống cà phê vào buổi sáng có thể dẫn tới huyết áp cao, nhất là uống quá mức. Caffein là chất kích thích giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên khi dùng quá liều có thể khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline - một hoạt chất tác động lên thần kinh giao cảm làm tim đập nhanh và khiến huyết áp tăng lên. Caffein cũng có mối quan hệ trực tiếp với nồng độ hormone cortisol gây căng thẳng, người bệnh chỉ nên dùng một tách cà phê không chứa caffein (đã loại bỏ 97% caffein) và tránh uống ngay vào lúc sáng sớm.
Người bệnh tăng huyết áp không được bỏ bữa sáng
Người bệnh tăng huyết áp thường xuyên, việc bỏ bữa sáng sẽ làm nhịp sinh học cơ thể thay đổi. Việc ăn sáng đầy đủ và chọn lọc loại thực phẩm các loại hoạt (hạnh nhân, óc chó, quả phỉ) giàu Omega-3, salad trái cây, rau đều hỗ trợ ổn định huyết áp và hạn chế ăn nhiều đường.
Việc tiêu thụ đường trong bữa sáng không có lợi cho người bệnh tăng huyết áp đặc biệt với đường mía khi ăn quá nhiều sẽ tác động đến hormone aldosterone và nội mô peptide - cả hai đều giúp điều chỉnh huyết áp. Người bệnh nên ăn các loại đường tự nhiên có trong trái cây, hoa quả và rau củ để hạn chế tình trạng tăng huyết áp.
Người bệnh tăng huyết áp nên duy trì một số thói quen tốt vào buổi sáng như tiêu thụ ít caffein, tập thể dục, ăn sáng đều đặn...
Tăng huyết áp nên ăn gì? Người bệnh tăng huyết áp nên ăn rau bắp cải, rau cải xanh, rau chân vịt, rau cải bẹ, cải ngồng, cải xoăn... Ăn các nhóm thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, ăn các loại quả chín dạng miếng, múi và không nên xay hoặc ép nước. Người tăng huyết áp nên tăng cường các loại thịt màu trắng như thịt cá, ức gà, loại cá nhiều Omega-3 như cá hồi, cá thu và hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh.
Tập thể dục hợp lý
Người bệnh tăng huyết áp nên tập luyện thể dục thể thao vào mỗi sáng dựa vào khả năng của từng người. Việc tập luyện vào buổi sáng là hoạt động tốt cho sức khỏe.
Người bệnh nên tập thể dục đều đặn ít nhất 5ngày/tuần và ít nhất 30 phút mỗi tuần, nên đi vào buổi sáng và khi trời lạnh nên hạn chế thể dục ngoài trời quá sớm khi nhiệt độ xuống thấp vì dễ gây cơn tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ cao. Người tăng huyết áp có thể lựa chọn một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi, đạp xe...
Phòng tránh 'trẻ hóa' bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp là vấn đề sức khỏe phổ biến, cứ ba người sẽ có một người mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ bị tăng tăng huyết áp đang dần 'trẻ hóa' do ảnh hưởng bởi lối sống, sinh hoạt. Bệnh tăng huyết áp là khi huyết áp lúc nghỉ ngơi thường xuyên cao hơn ngưỡng...