Vì sao người lương thiện thường xuyên gặp khổ, còn người ác lại sống sung sướng?
Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?”.
“Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?” (Ảnh: Pxhere)
Người thầy hiền hòa nhìn người một lúc rồi nói:
“Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ.
Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự.
Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác”.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự. Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói:
“Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!”.
Thầy trả lời:
“Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con”.
Tôi nói:
“Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này.
Trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục. Một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng, người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…”
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
Video đang HOT
“Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và . Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
Nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm.
Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm.
Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si, bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!.
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
“Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con.
Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”. Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng.
Những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định.
Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan thay thế dần cho lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần được chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng.
Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con. Người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện!.
Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”.
Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiên! Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì”.
Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
“Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu).
Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội.
Chỉ có người tu luyện chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp.
Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui”.
Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi!.
Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiên!.
Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì”.
“Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?” Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này.
Phải! Chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế.
Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ? Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!.
Thanh Tâm
Theo Gia đình mới
Chuyện vặt trong nhà
Người ta thường nói: "Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai", nhưng thưa nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi đang ở trong tình trạng ngược lại và cũng vô cùng khó xử.
Tôi năm nay 39 tuổi, nhan sắc bình thường, chẳng có gì nổi bật. Tôi đã lỡ dở qua một lần đò, có một con trai 14 tuổi, lại là gái tỉnh lẻ (quê tôi ở Cai Lậy, Tiền Giang). Cách đây 10 năm, tôi xin vào làm Quản lý nhân sự, đúng với chuyên ngành hồi học đại học cho một công ty điện tử lớn ở TPHCM có vốn đầu tư nước ngoài. Qua năm tháng, công ty thay đổi nhiều vị trí được cho là cốt cán, nhưng tôi bao giờ cũng là số ít cán bộ được giữ lại. Theo như các đồng nghiệp và người quen nhận xét, tôi giỏi giang trong công việc, trình độ quản lý "chuẩn". Họ còn nói, tôi tuy không xinh đẹp gì, quá băm nhưng lại có duyên.
Sếp tôi xấp xỉ 60, vẫn vợ con đề huề nhưng cũng lắm bồ nhí (theo lời đồn của thiên hạ). Các nhân viên thường bảo, sếp đa tình, nói chuyện siêu dẻo đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra. Và quan trọng, sếp có tiền, có quyền nên có thể các chân dài biết bị ông gài "bẫy" nhưng vẫn muốn... sập bẫy để tư lợi.
Tôi vào làm việc cho ông 10 năm, trước đây ông cũng có thời gian đeo đuổi tôi. Khi tôi mới chia tay chồng cũ, những lời có cánh của ông đôi lúc cũng bối rối, chao đảo. Tuy vậy, tôi vẫn đủ tỉnh táo để nói "không", cuối cùng sóng yên gió lặng.
Giờ đây, tôi gần như không để ý đến chuyện yêu đương mà chỉ có một cái đích duy nhất là sống vì cậu con trai. Ông vẫn không từ bỏ hẳn ý định năm xưa. Một tháng trước, ông nói bóng nói gió, tặng quà đắt tiền và gợi ý rủ tôi vào khách sạn theo kiểu "tình một đêm".
Tôi muốn một lần nữa từ chối lời đề nghị khiếm nhã của ông, nhưng sao khó quá. Tôi sợ nếu từ chối không tế nhị, làm sếp giận dữ hoặc phật ý, có thể mất hết tình cảm đồng nghiệp, mất hết cơ hội công việc 15 năm tôi gây dựng ở công ty. Tôi cũng đã nghĩ đến việc mắng cho ông ta một trận giữa đám đông rồi nghỉ luôn, có nên không? Xin nhà thơ hãy cho tôi một lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phạm Thị Tuyết Sa - (Cai Lậy, Tiền Giang)
Trần Đăng Khoa:
Như đã có lần hầu chuyện bạn đọc, tôi có thú thật rằng, tôi không tin ở trên đời này, đàn ông khỏe mạnh mà lại đứng đắn, chung thủy, nhất là trong đời sống đương đại rất phóng khoáng cởi mở của chúng ta hiện nay. Họ chỉ "đứng đắn" trong ba trường hợp: Giữ ghế để thăng tiến. Loại đàn ông này chẳng hay gì. Bởi đó là những kẻ cơ hội. Hai là, họ đứng đắn vì không có điều kiện để sống đúng như con người thật của mình. Phụ nữ thông minh và khôn ngoan thường "tỏa hương" cho họ ngây ngất. Chính những phút giây ngây ngất sẽ giúp họ thăng hoa và cao cả.
Nhưng lại không tạo cho họ có điều kiện để họ trở thành kẻ phàm tục và tham lam. Còn loại thứ ba, họ bất lực. Loại người này bệnh hoạn, không phải đàn ông. Vì thế, ta cũng chẳng nên bàn làm gì. Ông sếp chị là một người đàn ông khỏe mạnh. Đã thế lại có quyền, có tiền. Thêm nữa, lại có nhiều em chân dài sẵn sàng sập bẫy "để tư lợi" thì tội gì ông ta chả cài bẫy.
Tuy vậy, cũng không nên vì thế mà nghĩ đàn ông xấu xa. Không. Họ rất tuyệt. Lỗi tại phụ nữ đấy. Bởi phụ nữ quá đẹp. Vậy thế nào là phụ nữ đẹp? Có nhiều định nghĩa lắm. Toàn khái niệm cao cả. Còn nói thật thì sẽ thế này: Một người phụ nữ đẹp là một người phụ nữ mà đứng trước cô ta, tất cả những vị thánh, những bậc chân tu đều tự nhận ra mình là một con quỷ, trong đầu toàn nghĩ đến những điều trần thế mà các bậc hủ nho xưa cho là bậy bạ, phàm tục. Còn với người đàn bà không đẹp thì ngược lại, đến cả những con quỷ cũng thấy mình tinh khiết như một vị thánh, trong đầu toàn chứa những điều cao cả và linh thiêng.
Chị bảo chị "nhan sắc bình thường, không có gì nổi bật". Tôi không tin. Đàn bà tự ngắm mình, sẽ vô cảm như ngắm cái bình sứ. Phải đàn ông mới đánh giá chuẩn được.
Chị đang ở cái thời đẹp nhất của một người đàn bà (từ 35 đến 40), lại là một người rất đẹp, bằng cớ là ông sếp linh thiêng của chị đã hóa kẻ phàm tục, thả mồi buông câu suốt mười năm nay. Tôi biết chị không hề yêu ông, lại dửng dưng trước vật chất, vì thế mới thoát hiểm. Bây giờ, vì cứ phải thấy mãi cái trò tẻ nhạt, tẻ nhạt đến khó chịu, nhưng cũng đừng khó chịu mà "mắng cho ông ta một trận giữa đám đông rồi nghỉ".
Đấy là hạ sách, không phải cách ứng xử của phụ nữ, càng không phải là cách lựa chọn của một người thông minh. Chị quá thông minh, và đã từng vượt qua bao nhiêu cạm bẫy "lãng xẹt" như thế này. Bởi thế, tôi không cần phải "tư vấn" cụ thể thêm nữa. Sa vào chuyện cụ thể quá đơn giản, khéo chị lại nhếch mép cười ruồi: "Lại thêm một lão già lẩn thẩn. Ta hỏi đùa, lão lại tưởng thật! Đã u u mê mê, lại còn le te...!"
Theo vanhien.vn
Phụ nữ cao quý: 2 điều không bàn luận, 3 việc không phán xét, 4 cách để hạnh phúc Phụ nữ hạnh phúc đôi khi chẳng cần đến đàn ông. Chỉ cần dựa vào bản thân, họ cũng có thể an yên cả đời, vận trình sẽ tự động sung túc, giàu sang. Để hạnh phúc, phụ nữ chẳng cần có địa vị cao hay tiền bạc chật két, chỉ cần biết đối nhân xử thế, không tệ với người, không bạc...