Vì sao người Jordan ăn cơm chỉ bằng một tay?
TĐO-Jordan có những quy tắc ăn uống mà thực khách ghé thăm nên tìm hiểu để hòa nhập cùng người dân địa phương.
Món ăn biểu tượng của Jordan là mansaf, món cơm được bày trên đĩa lớn cùng thịt lạc đà hoặc thịt cừu, thịt dê. Mansaf còn có nghĩa là đĩa lớn. Như tên gọi món ăn, phần cơm sẽ được bày trên đĩa lớn với các thành phần gạo, thịt và jameed (loại thực phẩm làm từ sữa cừu lên men), và nhiều loại thảo mộc, hạnh nhân nướng.
Người dân bản địa rất coi trọng món ăn này. Cách thưởng thức mansaf đúng phong cách người Jordan cũng là điều thực khách sẽ khám phá được khi trải nghiệm món ăn trực tiếp bằng tay.
Ảnh: Migrationology.
Hồi giáo là tôn giáo chính ở Jordan và theo một số quy định thì người dân luôn sử dụng tay phải khi ăn. Họ luôn cố gắng sử dụng tay phải bởi việc dùng tay trái được coi là điềm xấu. Đặc biệt, việc ăn bằng hai tay cũng có nghĩa là thể hiện sự thiếu tôn trọng những người ăn cùng bạn.
Video đang HOT
Không những vậy, người Jordan tin rằng, việc ăn bằng tay giúp họ cảm thấy ngon miệng hơn. Mỗi người cần khéo léo biết cách lấy đủ lượng cơm, thịt và các đồ ăn kèm vo thành viên tròn đẹp mắt và chấm nước sốt khi thưởng thức. .
Người Jordan chỉ ăn cơm bằng một tay với kĩ thuật vo viên khéo léo. Ảnh Migrationology.
Việc ăn bằng tay đòi hỏi người Jordan có quy tắc giữ vệ sinh nhất định. Mỗi khi người ăn vo viên các loại cơm, thực phẩm, họ không liếm các ngón tay sau khi đưa lên miệng. Để giữ lịch sự, họ đưa thức ăn khéo léo không để tay chạm vào miệng.
Hầu hết người Jordan thích ăn theo nhóm. Họ sẽ không dùng bữa trước khi chưa có mặt đầy đủ người trong mâm. Người bản địa sẽ rất vui nếu thực khách quốc tế cũng thực hiện quy tắc này, điều họ coi là sự tôn trọng cho mọi người trong bữa cơm.
Theo Thoidai.com
Dân đổ xô nuôi nhưng loài cua này vẫn được săn đón và có giá bán khá cao
Mặc dù được nuôi trồng rất nhiều, sản lượng hàng năm cũng vô cùng lớn, nhưng loài cua này vẫn nằm trong top những hải sản có giá cao và được nhiều người săn đón.
Cua xanh hay cua bùn, là một loại cua biển. Ở Việt Nam, chúng thường được biết với tên gọi là cua bùn. Vỏ ngoài của chúng trong điều kiện môi trường bình thường có màu xanh lục. Trên thực tế, môi trường tăng trưởng của cua bùn là khu vực giao giữa nước biển và nước ngọt.
Tại Trung Quốc, khu vực sản xuất chính của loài cua này là tỉnh Quảng Đông. Đầu cua bùn rất to, dù là cua bùn cái hay cua bùn đực thì thịt của chúng cũng đều rất ngon và có rất nhiều gạch cua.
Cua bùn là loại hải sản năng suất cao
Cách ăn ngon nhất chính là hấp, nhằm giữ lại hương vị tươi ngon, tự nhiên nhất của cua. Cua chúng ta hay ăn bây giờ phần lớn được nuôi trồng do nguồn thủy sản tự nhiên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản lượng cua bùn hàng năm ở Trung Quốc là 110.000 tấn, là một trong những loại hải sản năng suất cao.
Mặc dù có rất nhiều hộ dân nuôi trồng loài cua này nhưng giá cả của chúng vẫn rất cao. Hiện tại giá thị trường của loài cua này là 89 nhân dân tệ/0.5kg (hơn 300 nghìn VNĐ). Chủ yếu là do nhu cầu thị trường tương đối lớn, mọi người đều sẵn sàng chi tiền để mua cua bùn, vì vậy giá cua bùn luôn đắt đỏ, thậm chí đang có xu hướng ngày càng đắt hơn.
Giá thị trường của loài cua này rơi vào khoảng 300 nghìn VNĐ/0.5kg
Đặc biệt là trong những dịp lễ Tết, nếu muốn được ăn những con cua bùn tươi ngon nhất, bạn nhất định phải đến chợ hải sản vào sáng sớm. Nếu ăn hải sản mà không ăn cua bùn, nhiều người sẽ cảm thấy không trọn vẹn.
Theo Dân Trí
Phở sẽ là di sản văn hóa phi vật thể? Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê phở kỹ lưỡng có thể nghĩ đến việc ghi danh đưa món ăn này thành di sản văn hóa phi vật thể. Giới thiệu cách thái bánh phở tại khu ẩm thực Hà Nội ở Bảo tàng Hà Nội. (Ảnh: Trinh Nguyễn) Hà Nội lên kế hoạch kiểm kê phở Sở VH-TT TP.Hà Nội...