Vì sao người dân trữ giấy vệ sinh trong mùa dịch COVID-19?
Một trong những lý do chính là tâm lý lo lắng bị khuếch đại qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều nước phương Tây xuất hiện tình trạng các siêu thị hết sạch giấy vệ sinh tại các kệ hàng, đài CNN đưa tin.
Các siêu thị ở Mỹ và Canada phải đưa ra quy định hạn chế số lượng giấy vệ sinh mỗi lượt khách hàng có thể mua. Trong khi siêu thị Úc cử nhân viên bảo vệ kiểm tra việc mua giấy vệ sinh của khách hàng.
Nhà tâm lý học lâm sàng Steven Taylor đến từ Đại học British Columbia – tác giả cuốn ‘Tâm lý học trong đại dịch’ – cho rằng cách người dân phản ứng trước dịch COVID-19 lần này được coi là hoảng loạn.
Người dân mua tích trữ giấy vệ sinh trong một cửa hàng ở bang California, Mỹ. Ảnh: REUTERS
‘Một phần cách phản ứng này có thể lý giải được nhưng mặt khác, đây là phản ứng quá mức. Chúng ta có thể chuẩn bị mà không phải hoảng loạn’ – ông Taylor nói với phóng viên CNN.
Hàng hóa thiết yếu và không thay thế được
Nhà tâm lý học Baruch Fischhoff thuộc Viện Chính trị và chiến lược, Đại học Carnegie Mellon cho rằng việc người dân đổ xô mua giấy vệ sinh có thể là để chuẩn bị cho thời gian dài có thể không được ra khỏi nhà.
Đồng ý với quan điểm này, ông Frank Farley – Giáo sư thuộc Đại học Temple và là cựu Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ – cho rằng người dân đang phản ứng một cách tự nhiên trước khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Farley, ‘Dịch bệnh đang gây ra một loại tâm lý sinh tồn rằng chúng ta phải ở lâu nhất có thể trong nhà và do đó, phải ‘tích trữ’ hàng hóa thiết yếu, chắc chắn bao gồm cả giấy vệ sinh’.
Ông cũng nhấn mạnh việc tích trữ giấy vệ sinh được chú ý hơn là do không có mặt hàng khác thay thế nó. Đồng thời, giấy vệ sinh không phải là một hàng hóa dễ hỏng, nên thay vì mua sau và lo sợ sẽ không còn nguồn cung, người dân sẽ lựa chọn đi mua trước.
Thêm vào đó, việc chính phủ một số nước yêu cầu cách ly tập trung với một lượng lớn người dân càng làm nỗi lo sợ của dân chúng tăng lên. Theo chuyên gia Fischhoff, người dân không chắc chắn là sẽ phải ở trong nhà trong bao lâu trong khi chính quyền không cam kết gì về việc hỗ trợ cung cấp hàng hóa cho người dân khi họ không thể ra ngoài.
Tâm lý tự kiểm soát tình hình một cách cực đoan
Còn nhiều điều chưa chắc chắn về chủng virus Corona mới này nên các thông tin người dân nghe được có thể mâu thuẫn nhau. Sự không thống nhất này có thể dẫn đến xu hướng cực đoan của người tiêu dùng, vị chuyên gia phân tích.
Bởi vì ‘mối nguy hiểm đặc biệt cần các biện pháp phòng ngừa đặc biệt’, việc các cơ quan chức năng khuyến cáo ‘tất cả những gì bạn cần làm là rửa tay’ là một ‘hành động dường như không tương xứng với mối đe dọa’ của dịch COVID-19, theo chuyên gia Taylor.
Việc tự tích trữ hàng hóa cũng là cách người dân tự ‘kiểm soát’ mọi việc xung quanh mình. Khi đó họ mong muốn chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và gia đình của mình.
‘Nếu tạo ra cảm giác họ đã làm tất cả mọi thứ có thể, việc (tích trữ giấy vệ sinh – PV) có thể giúp họ thoải mái nghĩ về nhiều thứ khác hơn là về chủng virus Corona này’ – ông Taylor nói.
Truyền thông xã hội khuếch đại nỗi sợ
Hình ảnh các kệ hàng trống trơn trong khi các xe đẩy chất đầy giấy vệ sinh đã đưa báo giới và các phương tiện truyền thông xã hội lan truyền rộng rãi và gây ra sự hoảng loạn.
Theo chuyên gia Taylor, những thông tin này khiến người dân lo ngại về việc nguồn giấy vệ sinh sẽ cạn kiệt.
‘Con người là một sinh vật xã hội, chúng ta nhìn (hành động – PV) của nhau để tìm manh mối xem đâu là an toàn và đâu là nguy hiểm’ – ông Taylor phân tích.
Theo ông, ‘khi bạn nhìn thấy một ai đó trong cửa hàng và mua hàng một cách hoảng loạn, điều đó có thể tạo ra hiệu ứng lây lan nỗi sợ’ và bạn sẽ tiếp tục trở thành người lao vào mua giấy vệ sinh.
Như vậy, nỗi sợ về sự khan hiếm đã biến thành sự khan hiếm thực sự nhờ sự khuếch tán thông tin, bao gồm cả những thông tin sai lệch, của các phương tiện truyền thông xã hội.
Theo VĂN KIẾM/ Pháp luật TPHCM
Loài người từng suýt tuyệt chủng với dân số chỉ còn 2.000 người
Với dân số khoảng 7,8 tỷ người như hiện tại, thật khó để tin rằng vào khoảng 70.000 năm TCN, loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng với dân số chỉ còn dưới 2.000 người.
Nghiên cứu do các nhà sinh học phân tử tại Đại học Oxford kết luận, trong lịch sử đã có nhiều lần dân số thế giới tụt dốc một cách không phanh. Chúng ta từng chỉ còn khoảng 1.000 người trong nhóm trưởng thành.
Nhóm người này đã phải vật lộn với các cuộc săn bắn và hái lượm nhỏ lẻ trong suốt cả ngàn năm. Cho đến tận cuối thời kì đồ đá, dân số loài người mới có dấu hiệu hồi phục.
Trong khi đó, nhà khoa học Sam Kean lại cho rằng: "Chúng ta gần như đã tuyệt chủng. Con số này chính xác là chỉ có 40 cặp đôi".
Vậy điều gì là nguyên nhân cho cuộc đại suy thoái này?
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do phun trào núi lửa. Vào khoảng 70.000 năm TCN, ngọn núi lửa Toba khổng lồ trên đảo Sumatra, Indonesia bất ngờ hoạt động lại. Toba đã thổi khoảng 2.800 km khối tro bụi núi lửa và nham thạch vào bầu khí quyển.
Vụ phun trào đó đã bao phủ 6 cm tro lên khắp Nam Á, Ấn Độ Dương, Ả Rập và Biển Đông. Lớp tro này ngày nay vẫn có thể nhìn thấy được ở một số nơi.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do phun trào núi lửa.
Lớp khí bụi do Toba tạo ra đã che mờ Mặt trời trong suốt 6 năm, làm thay đổi các cơn mưa theo mùa và làm ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên.
Thiếu ánh sáng và chịu ảnh hưởng từ vụ phun trào, những cơn mưa theo mùa đã bị gián đoạn; những dòng suối bị cạn kiệt. Thậm chí, các cây cối và hoa quả cũng đều khan hiếm.
Loài người sống ở Đông Phi, ngay bên kia Ấn Độ Dương phải chịu cảnh chết đói vì không tìm được thức ăn. Thêm vào đó, nhiệt độ vốn lạnh nay lại càng lạnh hơn. Lớp mây bụi ngăn cho ánh Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Kỷ băng hà diễn ra vào khoảng 70.000 năm TCN có thể là nguyên nhân khiến dân số loài người tụt dốc.
Phải mất hơn 200.000 năm để nhân loại khôi phục lại con số một tỷ người vào năm 1804. Tuy nhiên, bài học từ núi lửa Toba cho thấy con người bé nhỏ thế nào trước thiên nhiên.
Với số lượng ngày càng tăng, nhiều người lo lắng về khả năng chống lại các mối đe dọa khi loài người tiếp tục đòi hỏi ngày càng nhiều tài nguyên từ hành tinh này.
Trường Giang
Theo vietnamnet.vn
5 nguyên nhân tâm lý giải thích vì sao người ta 'săn lùng' giấy vệ sinh giữa dịch Covid-19 Hành động tưởng chừng khó hiểu lại có thể được phân tích, bóc tách bởi các nhà tâm lý học. Đầu tiên là khẩu trang, kế đến là nước rửa tay. Tiếp theo, cơn mua sắm hoảng loạn lại tấn công một kệ hàng mà nhiều người không nghĩ tới - giấy vệ sinh. Các nhà bán lẻ ở Mỹ và Canada đã...