Vì sao người dân địa phương khác ít mua tour du lịch TP HCM?
Năm 2020, ngành du lịch TP HCM tiếp tục đưa hàng loạt tour kích cầu hấp dẫn, giá ưu đãi để thu hút du khách, nhất là người dân TP và các địa phương lân cận.
Ngày 27-12, Sở Du lịch TP HCM tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình kích cầu du lịch TP 2019 và công bố chương trình kích cầu du lịch năm 2020.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP, cho biết đầu năm 2019, sở đã phát động chương trình kích cầu du lịch TP với 8 tour khởi hành hằng ngày tới những điểm đến nổi tiếng của TP như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Chiến khu Rừng Sác (Cần Giờ), Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi…
Qua một năm triển khai, chương trình đạt những kết quả bước đầu với sự tham gia của 21 doanh nghiệp lữ hành và gần 50 đơn vị điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại – ăn uống và mua sắm. Chương trình đã phục vụ được 88.000 lượt khách trong nước và quốc tế, tổng doanh thu gần 33 tỉ đồng.
Dù vậy, thống kê cho thấy khoảng 95% khách đăng ký chùm tour kích cầu là người nước ngoài, tỉ lệ người dân TP và khách từ các địa phương khác tham gia chưa nhiều.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nhận định tâm lý du khách thường muốn khám phá, trải nghiệm điểm đến khác nơi mình sinh sống. Đây là một trong những lý do khiến người dân chưa mặn mà tham gia chương trình kích cầu du lịch của TP. Do đó, trong thời gian tới ngành du lịch sẽ nỗ lực cải thiện điều này. Đưa các chương trình, điểm đến và trải nghiệm hấp dẫn, thú vị ngay tại nơi du khách sinh sống để thu hút người dân tham gia là mục tiêu của chương trình kích cầu du lịch TP năm 2020.
“Ngay trong quý I/2020, chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá chương trình kích cầu du lịch TP tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc” – bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho hay. Đồng thời, trong năm 2020, Sở Du lịch cũng sẽ triển khai thêm nhiều chương trình, tour mới hấp dẫn nhằm thu hút thêm khách quốc tế và khách nội địa, trong đó có người dân TP.
Cần Giờ là một trong những điểm đến được du khách yêu thích qua chương trình kích cầu du lịch TP HCM. Ảnh: Lam Giang
Năm 2020, chương trình kích cầu du lịch TP tiếp tục được đổi mới, sáng tạo với nhiều điểm tham quan trên địa bàn với các chùm tour đa dạng, khởi hành hằng ngày bằng xe đạp, xích lô, xe máy và ôtô Limousine. Giá tour ưu đãi tốt nhất cho du khách khi đăng ký tham quan với lịch khởi hành hằng ngày.
Video đang HOT
“Dù đây là chương trình kích cầu du lịch vào TP nhưng không chỉ có tour giảm giá, tour giá bình dân mà nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến với TP. Các tour đều bảo đảm chất lượng, giúp du khách khám phá văn hoá, ẩm thực đường phố…” – bà Nguyễn Thị Ánh Hoa chia sẻ.
Năm 2020, Sở Du lịch TP khuyến khích các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch cùng tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển chương trình kích cầu ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, xây dựng thương hiệu du lịch TP chất lượng cao, năng động và sáng tạo…
Những chủ đề tour kích cầu hấp dẫn trong năm 2020
1. Tinh hoa Tết Việt: Free walking tour khám phá Sài Gòn xưa:
- Bưu điện TP – Nhà hát TP – Dinh Xã Tây (Trụ sở UBND TP) – Bảo tàng TP HCM – hội trường Thống Nhất – Hồ Con Rùa – Nhà thờ Tân Định – Cà phê “Cộng” – Công viên Lê văn Tám.
- City tour khám phá văn hóa người hoa ở phố lồng đèn Quận 5 – trải nghiệm Tết Cổ truyền Việt Nam.
2. Sài Gòn rực rỡ sắc màu hoàng hôn
- Chinh phục Landmark 81 Skyview – Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ăn tối.
- Du thuyền trên sông Sài gòn ngắm hoàng hôn – Ăn tối trên tàu.
- Ngồi ca nô ngắm hoàng hôn trên sông Sài gòn và dùng Cocktail.
3. Việt Nam – Chuyện chưa kể – Sài Gòn xưa và nay
- Tour thưởng thức ẩm thực đường phố, những món ăn đặc trưng trên vỉa hè Sài gòn.
- Tour tham quan trải nghiệm cuộc sống nhộn nhịp của người Sài gòn.
- Tour tham gia làm nông dân, trải nghiệm làm đầu bếp, khám phá Địa đạo Củ Chi.
- Khu sinh thái Vàm Sát – Cần Giờ: tham quan Khu bảo tồn đàn Dơi Nghệ – Khu bảo tồn cá sấu hoa cà – Trải nghiệm câu và đặt rập cua – ngắm nhìn đàn khỉ đuôi dài sống hoang dã tự nhiên và cũng rất thân thiện với con người…
Theo Thái Phương/Người lao động
Tuyến metro số 1 giảm được 3.400 tỉ đồng tổng mức đầu tư
Sau khi rà soát lại các hạng mục, tổng mức đầu tư của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ được điều chỉnh giảm khoảng 3.400 tỉ đồng, còn 43.600 tỉ đồng.
Sáng 13-11, bên lề hội nghị sơ kết phong trào thi đua "Đảm bảo trật tự an toàn giao thông" giai đoạn 2018-2020, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đã chia sẻ với báo chí xung quanh việc điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan trao đổi với báo chí sáng 13-11.
"Trong hôm nay, UBND TP HCM sẽ phê duyệt tổng mức đầu tư mới để làm căn cứ pháp lý và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để trình HĐND TP vào kỳ họp cuối năm, xem xét ra Nghị quyết bố trí phần vốn đối ứng từ ngân sách TP. Còn phần vốn TP vay lại của trung ương thì UBND TP sẽ đề xuất để trung ương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư bố trí vốn" - ông Võ Văn Hoan cho biết.
Theo ông Võ Văn Hoan, sau khi rà soát tất cả các hạng mục, tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 giảm từ 47.000 tỉ đồng xuống còn 43.600 tỉ đồng. "Tuy giảm bớt 3.400 tỉ đồng nhưng tất cả các hạng mục còn lại đều được đảm bảo. Lý do nữa là dự án này đã hoàn thành được 75% tổng khối lượng công việc, về cơ bản có thể nhìn thấy tất cả các yếu tố tác động và rất ít khả năng phát sinh thêm" - ông Võ Văn Hoan cho hay.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói thêm tính đến nay TP đã 3 lần tạm ứng vốn từ ngân sách để thi công tuyến metro số 1 với tổng số tiền hơn 5.000 tỉ đồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ bố trí vốn để tiếp tục thi công dự án, hoàn vốn lại cho ngân sách TP.
Về nguyên tắc, sau khi UBND TP HCM ký quyết định điều chỉnh vốn hai dự án metro thì trung ương sẽ chi tiền nhưng thủ tục chuyển tiền, thanh toán còn nhiều bước phức tạp, cần có thêm thời gian nên có thể đến tháng 3, tháng 4 năm sau mới nhận được tiền. Vì vậy, TP đã chủ động tính toán tạm ứng tiếp 1.700 tỉ đồng để thanh toán cho các nhà đầu tư, đơn vị thi công và người lao động tiếp tục làm việc.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM thông tin thêm năm 2020, TP phải hoàn tất tất cả các công việc, như: thi công hoàn thành các phần việc còn lại, tiếp nhận đầu máy, toa xe, đào tạo đội ngũ nhân viên để chuẩn bị cho tuyến metro số 1 vận hành vào năm 2021.
Riêng tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, ông Võ Văn Hoan cho hay sau khi điều chỉnh, dự kiến tổng mức đầu tư sẽ đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính là 48.000 tỉ đồng.
Dự án tuyến metro số 1 (dài gần 20 km) đã được UBND TP HCM phê duyệt từ năm 2007 với tổng mức đầu tư 17.400 tỉ đồng, đến năm 2010 được phê duyệt lại trên cơ sở điều chỉnh thiết kế cộng với sự thay đổi tỷ giá đồng yen Nhật, nâng tổng mức đầu tư lên 47.000 tỉ đồng, song chưa được cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Sau đó, Quốc hội đã cho phép TP có thẩm quyền phê duyệt lại tổng mức đầu tư trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành trung ương. Hiện dự án này đạt khoảng 77% khối lượng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, sau nhiều lần điều chỉnh ngày về đích.
Nguyễn Hải
Theo Người lao động
Đòn bẩy hạ tầng kích thị trường BĐS khu Nam TP.HCM "vượt mặt" khu Đông Với chiến lược hướng ra biển được quy hoạch gần đây, TPHCM đang dành cho khu Nam một nguồn lực tài chính khá lớn để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. Mới đây, Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị sơ kết...