Vì sao người béo phì mắc Covid-19 thường chuyển nặng? Chuyên gia lý giải về ‘cơn bão cytokine’
TS.BS Quan Thế Dân, hiện đang tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu Becamex Bình Dương, chia sẻ khi vào tâm dịch điều trị, ông thấy đa số ca tử vong là thừa cân, béo phì.
TS Dân cho biết ông đã chứng kiến rất nhiều người béo phì tử vong vì Covid-19. ” Lúc mới vào chỉ cần thở oxy nhẹ nhàng, nhưng chỉ mấy ngày sau phải thở oxy mức cao nhất, rồi phải đặt ống thở máy, rồi một vài ngày sau ra đi” , TS Dân kể .
Theo TS Dân, ở những bệnh nhân Covid-19 béo phì chuyển nặng, “xét nghiệm thường cho thấy phản ứng của cơn bão cytokine trong cơ thể rất mạnh, tàn phá lá phổi, tàn phá đa cơ qua n”.
TS Dân cho rằng người béo phì bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong dịch Covid-19 và đã có nhiều thông tin đăng tải về vấn đề này.
Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Ghebreyesus đã nói “mối tương quan giữa béo phì và tỷ lệ tử vong do Covid-19 là rõ ràng và thuyết phục”. Các thống kê cho thấy trong số 2,5 triệu người tử vong do Covid-19 thì có 2,2 triệu người là ở những nước có tỷ lệ người béo phì cao. Cụ thể hơn nữa, theo The Guardian, ở Anh, 80% bệnh nhân Covid-19 nằm trong phòng chăm sóc tích cực là thừa cân và béo phì. Ở Mỹ con số này thậm chí là 88%.
Một bệnh nhân béo phì đang được chăm sóc y tế tại TP.HCM.
Theo TS Dân, đến nay cơ chế tử vong do Covid-19 đã dần dần lộ rõ, người tử vong vì Covid-19 chủ yếu do cơn bão cytokine xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với virus. Ở khoảng 80% người nhiễm Covid-19, hệ miễn dịch phản ứng vừa đủ để loại bỏ virus, và họ trải qua một đợt bệnh nhẹ nhàng.
TS Dân cho biết 20% người nhiễm còn lại biểu hiện khá nặng và cần nhập viện điều trị và một số trong đó đã không qua khỏi. Như vậy là cơn bão cytokine có liên quan chặt chẽ với tình trạng béo phì. Điều này trong y học đã biết từ lâu. Người béo phì là những người có rối loạn chuyển hóa, và ở những người này, hệ miễn dịch dễ bị rối loạn đáp ứng.
Không chỉ béo phì mà những người có rối loạn miễn dịch khác như tiểu đường, cushing, vẩy nến, lupus ban đỏ… cũng rất dễ tử vong khi nhiễm Covid-19. Vậy tại sao người béo phì lại dễ có phản ứng quá mức để trở thành cơn bão cytokine chết người?
Béo phì có nghĩa là tăng tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Từ mấy chục năm nay, giới y học đã thay đổi cách nhìn với mô mỡ. Tế bào mỡ (adipocyte), mô mỡ (adipose tissue) không còn chỉ biết đến như là những kho dự trữ năng lượng nữa, mà một nhận thức mới đã được đưa ra: mô mỡ được coi là những cơ quan nội tiết.
Những năm 1990, khoa học đã phát hiện ra mô mỡ tiết ra leptin, một hormone điều hòa chuyển hóa năng lượng, có tác dụng lên cả hệ dưới đồi. Tiếp theo, người ta phát hiện tiếp mô mỡ còn tiết ra rất nhiều các cytokine (còn gọi là các adipokines), trong số đó có những chất có hoạt tính gây viêm và phá hủy mạnh như IL6, TNF. Các cytokine này chính là các thủ phạm gây nên cơn bão cytokine ở phổi của những người mắc Covid-19.
” Bình thường mô mỡ tiết ra lượng ít các cytokine, và cân bằng giữa các cytokin gây viêm và cytokin chống viêm (như adiponectin), nên cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch bị huy động, các khối mỡ khổng lồ trong cơ thể cũng bị đánh thức, và chúng đã sản xuất ra lượng cytokin vượt mức, gây hại cho cơ thể.
Thêm nữa, khi bị bệnh cơ thể có nhu cầu năng lượng cao, nhưng thường bị bỏ đói, khi đó các khối mỡ cũng bị huy động để ly giải triglyceride thành năng lượng, cũng sinh ra các chuyển hóa xấu. Vì vậy có lẽ những người bệnh nào được chăm sóc tốt, ăn uống đủ năng lượng, để cơ thể không cần phải đánh thức các mô mỡ, thì thường bệnh nhẹ hơn. Dù sao đây cũng là những giả thuyết, cần tiếp tục nghiên cứu thêm ” – TS Dân nhấn mạnh.
Qua đó, TS Dân khuyến cáo việc giảm cân hoàn toàn cần thiết vì nếu có nhiễm Covid-19 thì cũng bị nhẹ hơn. Và tiến sĩ cũng gợi ý nên ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho tất cả những người thừa cân béo phì.
Bệnh viện Nhân dân 115 thành bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) tạm chuyển đổi một phần thành Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Nhân dân 115, tiếp nhận bệnh nhân mức độ trung bình, nặng và nguy kịch.
Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh DUY TÍNH
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Nhân dân 115 (đường Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM) trực thuộc Sở Y tế (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115).
Covid-19 sáng 30.8: 435.132 ca nhiễm, 219.802 ca khỏi | NanoCovax chưa được cấp phép
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 có quy mô 500 giường, gồm 60 giường hồi sức và 440 giường hồi sức cấp cứu. Bệnh viện này có 840 nhân viên chuyên môn y tế và các nhân viên hỗ trợ làm công tác hậu cần, hành chính khác.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 hoạt động trên cơ sở trưng dụng một phần cơ sở hạ tầng của Bệnh viện Nhân dân 115, sử dụng con dấu và tài khoản của Bệnh viện Nhân dân 115.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo TP.HCM về phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế TP.HCM.
Tính đến ngày 30.8, Việt Nam có 435.265 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 10.749 ca tử vong. Riêng TP.HCM có 209.932 ca nhiễm Covid-19 và 8.624 ca tử vong.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Nhân dân 115 có chức năng, nhiệm vụ thu dung, sàng lọc, khám bệnh, cách ly, chăm sóc, cấp cứu và điều trị bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, nặng, nguy kịch theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM. Như vậy, Bệnh viện Nhân dân 115 hiện nay vừa thực hiện tiếp nhận khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 và các bệnh khác.
F0 nào được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir? Ngày 27-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir cho người F0 có triệu chứng nhẹ. Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị. Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh hướng dẫn F0 sử dụng thuốc đúng chỉ định - Ảnh: THU HIẾN Đối...