Vì sao ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau?
Bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao ngủ đủ giấc mà vẫn luôn trong trạng thái mệt mỏi? Buồn ngủ ban ngày có thể làm giảm hiệu suất làm việc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu đang tham gia giao thông. Vì vậy, cần tìm hiểu những nguyên nhân gây mệt mỏi để điều trị kịp thời.
1. Thiếu máu
Ảnh: BrightSide
Thiếu máu là hiện tượng xảy ra khi thiếu chất sắt trong cơ thể, đồng nghĩa với việc thiếu hụt tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Do đó, các mô bị thiếu oxy và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Các triệu chứng khác của thiếu máu có thể kể đến như khó thở, da vàng hoặc nhợt nhạt.
2. Bệnh tiểu đường
Ảnh: BrightSide
Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể sử dụng insulin sai cách hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Bởi vì điều này, lượng đường trong máu tăng lên đáng kể. Mệt mỏi nghiêm trọng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các triệu chứng khác gồm có: hay cảm thấy đói hoặc khát, da khô, sụt cân.
3. Bệnh celiac
Ảnh: BrightSide
Bệnh này do cơ thể phản ứng bất thường với gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong ngũ cốc. Nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi ăn bánh mì hoặc bánh quy, rất có thể bạn đã mắc bệnh celiac. Các triệu chứng khác của bệnh là đầy hơi, tiêu chảy, giảm cân.
4. Viêm xơ đường mật nguyên phát
Video đang HOT
Ảnh: BrightSide
Đây là một bệnh lý mà các ống mật của gan bị phá hủy. Mật là cơ quan loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể chúng ta như độc tố, cholesterol và các tế bào máu bị bào mòn. Khi các ống dẫn bị tổn thương, các yếu tố không lành mạnh này sẽ tích tụ trong gan. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bệnh về gan này. Các triệu chứng khác của bệnh là khô mắt và mẩn ngứa.
5. Suy giáp
Ảnh: BrightSide
Các vấn đề với tuyến giáp có có thể làm giảm hiệu suất sản xuất hormone tuyến giáp. Những hormone này chịu trách nhiệm cải thiện năng lượng và các chức năng khác của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp trục trặc, các quá trình trong cơ thể phát triển chậm lại. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác là tăng cân, yếu cơ và trầm cảm.
Ảnh: BrightSide
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng buồn ngủ có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer. Họ đã thiết lập mối liên hệ giữa buồn ngủ ban ngày và sự tích lũy beta-amyloid trong não. Sự tích lũy này tương đồng với sự phát triển của Alzheimer. Điều này có nghĩa là cảm thấy mệt mỏi ban ngày có thể là dấu hiệu sớm của bệnh này. Các triệu chứng khác có thể là mất trí nhớ ngắn hạn hoặc hay cáu gắt.
7. Hội chứng chân bồn chồn
Ảnh: BrightSide
Đây là hội chứng với biểu hiện chân bị cử động không kiểm soát trong giấc ngủ, có thể làm gián đoạn và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác của hội chứng này là chân tay ngứa râm ran hoặc có thể bị đau chân tay.
8. Ngưng thở khi ngủ
Ảnh: BrightSide
Đây là tình trạng khi đường thở bị tắc nghẽn trong khi ngủ và khiến bạn ngừng thở. Những lần tạm dừng này có thể kéo dài tới 20 giây và xảy ra vài trăm lần mỗi đêm. Điều này dẫn đến sự thức tỉnh sau đó lại ngủ thiếp đi. Bạn thậm chí có thể quên rằng bạn đã thức dậy. Nhưng do sự thức dậy thường xuyên như vậy, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày. Có thể đi kèm các triệu chứng như ngáy hay thở khò khè.
9. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Ảnh: BrightSide
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ liên tục trong 3-4 tháng thì bạn có thể mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hội chứng có thể khiến bạn kiệt sức khi làm việc gắng sức. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau khớp, đau cơ, đau đầu và kém tập trung.
Theo BrightSide /viettimes
Chuyên gia cảnh báo bệnh không ngờ từ việc ngủ ngáy
Nhiều người vẫn nghĩ rằng ngáy khi ngủ là khoẻ, càng ngáy to càng khoẻ nhưng trên thực tế các bác sĩ cho biết ngáy khi ngủ có thể là do viêm amidan mạn tính...
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An khám cho 1 bệnh nhân
Khi bị nhiễm bệnh, mọi người thường băn khoăn không biết có nên cắt amidan hay không? Và cắt amidan có ảnh hưởng gì không?
Không dám ngủ với chồng vì ngáy to
Chị Lan Anh (Nam Định) kể, dạo gần đây, chị sụt cân, đầu óc lúc nào cũng bần thần vì mất ngủ, bởi mấy tháng nay, chồng chị bị viêm amidan nên bị mắc bệnh ngáy, khiến chị thường xuyên giật mình, rồi khó ngủ lại được. Phòng ngủ nhỏ nên dù nằm góc nào cũng nghe tiếng ngáy rất lớn. Muốn ngủ cùng phòng với chồng, chị phải đeo tai nghe để giảm tiếng ồn. Đôi khi, chị phải sang phòng con gái ngủ, người thân trong nhà tưởng hai vợ chồng...ly thân.
Còn chị Trang Hà (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện khôi hài hơn. Chồng chị cũng mắc bệnh ngáy ngủ nhưng hễ mỗi lần chị nhắc, anh nhất định cho rằng không bao giờ ngáy. Đến nỗi, chị phải thu âm lại tiếng ngáy của anh, hôm sau phát lại, làm bằng chứng thuyết phục anh đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Nguyên Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng trẻ em, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, Giám đốc bệnh viện An Việt) ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu-họng làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh. Ngáy phát sinh là do hẹp đường thở ở vùng hầu-họng.
Ngáy ngủ không phải là khoẻ mà là có nhiều bệnh gây phiền toái tới sức khoẻ của bạn. Những người ngủ ngáy thường có dấu hiệu mệt mỏi khi ngủ dậy, thay đổi tính tình, dễ nổi cáu, dễ bị kích thích, trầm uất, buồn ngủ quá mức, đau đầu vào buổi sáng, rối loạn sự tập trung và trí nhớ, giảm hoạt động tâm lý-vận động, trẻ em thì tăng hoạt động, chậm nhận thức, chậm hiểu, tăng huyết áp động mạch.
Về ban đêm, những người ngáy ngủ có biểu hiện phát ra tiếng ngáy, tiểu đêm nhiều, rối loạn ham muốn quan hệ và có những cơn ngưng thở. Theo các bác sĩ cơn ngừng thở khi ngủ này rất nguy hiểm.
Theo PGS An, ngáy ngủ thường xuất phát từ các nguyên nhân như viêm amidan mạn tính làm cho 2 tuyến amidan quá to, có khi gần chạm nhau ở đường giữa họng, viêm xoang.
Ngoài ra, một số người uống say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí lưu thông khi thở, hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí, do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, một số trường hợp có thể do di truyền.
Những trường hợp bị chỉ định cắt amidan
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho hay, cắt amidan thường không được chỉ định rộng rãi cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Những trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt amidan là những bệnh nhân thường xuyên bị viêm amidan, tái đi tái lại nhiều lần trong một năm hoặc gặp phải những bệnh lý nặng do viêm amidan gây ra.
"Bệnh nhân bị viêm amidan có thể được chỉ định cắt khi có những biến chứng vào tai gây viêm tai, viêm amidan gây ra viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp... Có những trường hợp ngủ ngáy có thể bị ngừng thở khi ngủ cần phải cắt amidan tránh nguy hiểm đến tính mạng", PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết thêm: "Người có thể trạng khỏe mạnh, chỉ đôi khi bị viêm amidan không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì không cần phải đi cắt amidan. Có nghĩa chúng ta vẫn có thể sống chung với amidan suốt đời".
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng.
"Khi quyết định cắt amidan nên chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy, phẫu thuật viên phải có tay nghề tốt. Kỹ thuật gây mê, trang thiết bị tốt. Và đặc biệt bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ về cơ địa dị ứng của mình và chỉ cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An khuyên.
Theo doisongvietnam
Tử một thói quen mà ai cũng có khiến cô gái 23 tuổi bị đột quỵ tới liệt nửa người Sau một ngày trở về nhà, cảm thấy hơi nhức mỏi nên cô gái này đã xoay khớp cổ nhưng không ngờ rằng, hành động này lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng như vậy. Mới đây, một sự cố hy hữu từ cô gái người Anh đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Theo chia sẻ từ trang Daily...