Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ trẻ chết vì bệnh tim mạch?
Số ca tử vong do bệnh tim ở phụ nữ trẻ đã tăng lên trong thập niên qua.
Số ca tử vong do bệnh tim ở phụ nữ trẻ đã tăng lên trong thập niên qua – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu – Chất lượng Chăm sóc và Kết quả Lâm sàng, một ấn phẩm của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, cho thấy trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư giảm mỗi năm từ 1999 đến 2018 thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim đã tăng lên kể từ năm 2010.
“Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang tăng lên ở phụ nữ trẻ và nếu tiếp tục với tốc độ này, nó có thể vượt qua ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trẻ”, tiến sĩ Erin Michos, nhà nghiên cứu cao cấp và là phó giáo sư y học tại Đại học Y khoa Johns Hopkins ở Baltimore, nói với WebMD.
Tại sao chuyện này đang xảy ra? Tiến sĩ Michos chỉ ra rằng phụ nữ trẻ ở Mỹ đang trở nên kém khỏe mạnh hơn, phần lớn là do tỷ lệ béo phì cao hơn trong những năm gần đây.
“Phụ nữ thường đặt sức khỏe và nhu cầu của người khác lên trước của họ, thường chăm sóc con cái và cha mẹ và làm việc toàn thời gian”, tiến sĩ Michos nói trong một tuyên bố.
Hầu hết các trường hợp bệnh tim có thể tránh được bằng cách điều chỉnh cụ thể lối sống, bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục nhiều hơn, duy trì trọng lượng hợp lý và không hút thuốc. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Tiến sĩ Michos nói tiếp: “Nhưng nếu họ bị một cơn đau tim gây tử vong, họ sẽ không ở bên cạnh những người thân yêu. Phụ nữ phải ưu tiên sức khỏe của bản thân, đặc biệt vì bệnh tim phần lớn có thể phòng ngừa được”.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã so sánh giấy chứng nhận tử vong do ung thư với giấy chứng nhận tử vong do bệnh tim ở phụ nữ dưới 65 tuổi trong khoảng thời gian gần 20 năm.
Trong thời gian đó, tỷ lệ tử vong do ung thư và tỷ lệ tử vong do bệnh tim được điều chỉnh theo tuổi là khoảng 53 và 24 trên 100.000 phụ nữ. Tuy nhiên, khi tỷ lệ tử vong do ung thư giảm và tỷ lệ tử vong do bệnh tim tăng lên, khoảng cách giữa ung thư và bệnh tim giảm còn 33 và 23 trên 100.000 phụ nữ mỗi năm.
Bà Michos nói với WebMD : “Vẫn có quan niệm sai lầm rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, đặc biệt là khi họ chưa mãn kinh. Nhưng điều này không đúng – nguy cơ thấp hơn không có nghĩa là không có nguy cơ mắc bệnh”.
Các nghiên cứu gần đây về bệnh nhân đau tim trẻ tuổi chỉ ra rằng: so với nam giới thì phụ nữ ít được cho biết họ có nguy cơ mắc bệnh tim trước khi lên cơn. Họ cũng ít có khả năng nhận được thuốc hoặc stent cần thiết.
Bài học rút ra là gì? Như tiến sĩ Michos (và các chuyên gia khác) nói, phụ nữ cần tự ủng hộ mình khi đi khám bệnh để đảm bảo rằng họ nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp bệnh tim có thể tránh được bằng cách điều chỉnh cụ thể lối sống, bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục nhiều hơn, duy trì trọng lượng hợp lý và không hút thuốc, theo Eat This, Not That!
"Kẻ thù" của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày
Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của những bệnh mạn tính không lây là chất béo.
Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân do cung cấp nhiều năng lượng mà còn là yếu tố gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.
"Phép cân bằng" cho bữa ăn
Ăn bánh chưng, bánh, mứt ngọt quá nhiều ngày Tết cũng gây tăng cân do khi có nhiều đường năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo.
Qua thực nghiệm cho thấy đường cũng làm tăng huyết áp, tăng sản xuất adrenaline, gây co mạch và ứ muối, dẫn đến tăng huyết áp. Như vậy, không chỉ người bị đái tháo đường cần hạn chế, người bị tăng huyết áp, người không muốn tăng cân cũng phải biết từ chối hoặc hạn chế tối thiểu ăn bánh mứt ngọt, bánh chưng.
Các món ăn mặn chứa nhiều muối: hành muối, dưa muối, bắp cải muối, xúc xích,... cũng là vấn đề không chỉ những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là người tăng huyết áp. Ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị tăng huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia có chế độ ăn ít muối.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp ở người tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 5 gam muối/người trưởng thành (khoảng một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2 - 8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết ở người bị tăng huyết áp, bị suy tim hoặc người già. Ăn giảm muối là một điều khó khăn, đặc biệt với chế độ ăn của người Việt Nam vốn có nhiều món kho, món muối.
Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn. Hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho. Ăn ít muối và chỉ dùng gia vị thay thế muối.
Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau được sử dụng nhiều trong ngày tết gồm: rau thơm (xà nách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi...) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt.
Các loại rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quít...) là nguồn cung cấp vitamin C. Vitamin C trong quả không bị mất mát do chế biến. â - caroten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ da cam hay xanh sẫm như: ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá...
Rau quả chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm, đặc biệt là kali, can xi, magiê...đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan. Ngoài ra, rau còn cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ.
Chất cenluloza của ngũ cốc và ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón, giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch.
Sử dụng rau thơm thế nào cho sạch?
Trong bữa ăn ngày Tết, ngoài các thức ăn giàu đạm còn có nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng từ các loại rau sống (rau thơm). Rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên, ít hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng bệnh tật.
Nhưng nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh (trong khi canh tác sử dụng phân bón: phân tươi, phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định,...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người sử dụng. Dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.
Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu trên lá rau.
Ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần.
5 thói quen những phụ nữ trẻ đẹp, dáng thon thường có, bạn cũng nên thay đổi sớm để đón Tết khỏe mạnh hơn Với phụ nữ nói riêng, một cơ thể đẹp cũng làm họ trông hấp dẫn hơn và tăng tự tin khi bước ra đường, đặc biệt là trong các dịp lễ và gặp mặt mọi người. Hầu như tất cả chúng ta đều muốn khỏe mạnh và trường thọ hơn. Không chỉ ít bệnh tật, sống khỏe cũng đồng nghĩa là có thêm...