Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc?
Theo các chuyên gia, động thái giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc với ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không nhằm mục đích nới lỏng tiền tệ.
Đây là đánh giá của các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trong báo cáo cập nhật thị trường tiền tệ mới đây.
Theo các chuyên gia, việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc với các ngân hàng thương mại không giống như việc cắt giảm các loại lãi suất điều hành khác, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, OMO… Các loại lãi suất điều hành này giảm sẽ giúp chi phí đi vay của ngân hàng thương mại giảm, qua đó làm giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Vì vậy, việc NHNN giảm lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại không phải là động thái thể hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.
Các chuyên gia của công ty chứng khoán này đánh giá quyết định điều hành trên chủ yếu nhằm mục tiêu giảm chi phí hoạt động cho NHNN. Điều này đồng nghĩa thu nhập của các ngân hàng từ tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại cơ quan quản lý sẽ bị giảm theo.
Trong nửa đầu năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã rút ròng hơn 188.700 tỷ đồng tiền gửi từ các ngân hàng thương mại Nhà nước về tài khoản mở tại NHNN. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Đáng chú ý, việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của NHNN cũng đi kèm với quyết định giảm lãi tiền gửi của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng, Kho bạc Nhà nước… mở tại NHNN. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh Kho bạc Nhà nước vừa rút hàng trăm nghìn tỷ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại Nhà nước về tài khoản mở tại Sở giao dịch NHNN theo quy định của Thông tư 58/2019/BTC.
Cụ thể, từ ngày 1/11/2019, Việt Nam chính thức áp dụng tài khoản duy nhất của Kho bạc mở tại Sở giao dịch NHNN. Với quy định này, nếu như trước đây Kho bạc Nhà nước có thể gửi tiền chưa sử dụng tại các ngân hàng thương mại (chủ yếu là nhóm thương mại Nhà nước) đến nay sẽ phải thu hồi về và gửi tại tài khoản mở ở Sở giao dịch NHNN.
Số dư thu hồi về trong nửa đầu năm qua đã lên tới 188.700 tỷ đồng và vẫn còn trên 57.000 tỷ sẽ đến hạn tất toán và phải chuyển về tài khoản mở tại NHNN từ nay đến cuối năm.
Cũng theo BVSC, tăng trưởng tín dụng đến nay vẫn ở mức rất thấp. Số liệu đến ngày 28/7 mới ghi nhận tăng trưởng ở mức 3,45% so với cuối năm 2019, không cải thiện nhiều so với mức 3,26% hồi cuối tháng 6.
Điều này cho thấy tín dụng vẫn đang ách tắc trong hệ thống bất chấp mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khá sâu. Ngoài ra, dịch Covid-19 quay trở lại càng khiến triển vọng tăng trưởng tín dụng trong quý III kém lạc quan.
“Chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ của NHNN trong 2 quý cuối năm sẽ tập trung vào tháo dỡ các rào cản tiếp cận vốn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thay vì cố gắng giảm lãi suất điều hành như 6 tháng đầu năm”, báo cáo nêu.
Trong khi đó, SSI Research đánh giá việc NHNN giảm 0,5 điểm % lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và giữ nguyên lãi tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc ở mức 0% sẽ khiến thu nhập lãi từ nguồn này của các ngân hàng giảm xuống nhưng rất nhỏ. Trong đó, số giảm với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn ( Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank) cũng chỉ khoảng 100-250 tỷ đồng.
Việc hạ lãi suất này phù hợp với diễn biến giảm của lãi suất huy động, lãi thị trường liên ngân hàng gần đây và sẽ tác động về mặt tâm lý thị trường, làm tăng kỳ vọng giảm lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây đánh giá tác động thực tế đến lãi suất thị trường gần như không đáng kể.
Tương tự BVSC, các số liệu của SSI Research cũng cho thấy sau khi tăng tốc vào cuối tháng 6, tín dụng tháng 7 ở hầu hết ngân hàng hầu như không tăng trưởng. Điều này khiến chênh lệch huy động so với tín dụng tiếp tục giãn rộng, thanh khoản các ngân hàng vẫn rất dồi dào, kéo theo lãi suất liên ngân hàng trong ngắn hạn sẽ vẫn ổn định ở mức hiện tại.
Ngân hàng Nhà nước: Các ngân hàng phải tiếp tục giảm lương thưởng, lợi nhuận để hạ lãi suất
Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới.
Đây là nội dung có trong văn bản số 5596 /NHNN-VP mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi các đơn vị thuộc, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tin chính thức về diễn biến mới của dịch Covid-19 và chỉ đạo của các cấp, các ngành và các địa phương để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động áp dụng các biện pháp ứng phó trong từng hệ thống TCTD, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn trong mọi trường hợp.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD tiếp tục hạ lãi suất thực chất
Về hoạt động tín dụng, tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông, TCTD cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp... Bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Đặc biệt, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. Chấp hành đúng quy định của NHNN về lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Các TCTD nói chung và các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, Agribank nói riêng triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN trong cho vay tiêu dùng. Rà soát, hoàn thiện các quy định nội bộ và tăng cương kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của TCTD. Đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật...
Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tích cực phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cá nhân và đơn vị trực thuộc.
Các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, các QTDND thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về huy động, cho vay, thu nợ, bảo đảm minh bạch, an ninh, an toàn hoạt động.
Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm khác như: Chấp hành nghiêm các quy định của NHNN về an toàn kho quỹ. Làm tốt công tác giám sát, tự kiểm tra nội bộ, tăng cường an ninh, an toàn kho quỹ, ngăn chặn sai phạm trong quản lý tiền tệ, kho quỹ. Chủ động có các biện pháp phòng chống tiêu cực, trộm cướp tại các chi nhánh, phòng giao dịch...
Giảm lãi suất điều hành có phải là động thái "nới lỏng" tiền tệ? Việc giảm các loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước lần nay đông nghia thu nhạp cua cac ngân hàng thương mại tư tiên gưi dư trư băt buọc gưi tai NHNN theo đo se bi giam. Do đó, đây không phải là động thái nới lỏng tiền tệ. Mới đây, ngày 06/8/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)...