Vì sao Nga tự tin thách thức Mỹ chơi cách mạng màu?
Moscow vẫn đang tự tin với những gì diễn ra ở Ukraine. Trong khi phương Tây đang nuôi mộng cách mạng màu tại chính nước Nga?
Một cuộc cách mạng thất bại
Những gì đang diễn ra ở Ukraine khiến người ta có thể khẳng định ngay, vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn, và cuộc cách mạng màu ở Ukraine do Mỹ và phương Tây dàn dựng thời gian qua đã cho kết quả không hề mỹ mãn.
Nếu dùng một màu nào đó để chỉ cuộc cách mạng ở Ukraine 2014 này, chỉ có thể là màu xám. Sự bế tắc, u ám đang trải rộng trên toàn cục diện Ukraine. Và khi màu này không được xử lý một cách khôn khéo, nó sẽ nhuộm màu đỏ của máu người Ukraine trong cuộc nội chiến sắp tới.
Nhưng phương Tây – những người tạo ra cục diện này, chưa biết làm thế nào để giải quyết nó. Những biện pháp cứu trợ, viện trợ kiểu tình thế chỉ làm vấn đề thêm mất thời gian và càng khó giải quyết.
Ngày 21/11/2014, Lầu Năm Góc cho biết họ đã tiếp tục chuyển giao cho quân đội Ukraine những hệ thống vũ khí phi sát thương “vô cùng hữu ích”. Cụ thể, 3/20 thiết bị radar dò tìm và phát hiện đạn cối bay tới đã được chuyển giao cho Kiev.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tay bắt mặt mừng
Đây là món quà mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden mang theo trong chuyến thăm chính quyền Kiev vừa qua. Theo như phân tích của Lầu Năm Góc, những radar này sẽ đảm bảo khả năng tác chiến cũng như tăng tính an toàn cho những người lính Ukraine trong cuộc chiến chống khủng bố. Số thiết bị còn lại sẽ được giao trong vài tuần tới.
Thêm minh chứng rằng phương Tây đang ra sức hỗ trợ cho Ukraine, Canada – đồng minh đang kề vai sát cánh với Mỹ trong cuộc chiến chống IS cũng đã gửi đi 20 máy bay cường kích F-18 (đã bị loại khỏi biên chế) để tặng không cho Kiev.
Thoạt nhìn, người ta có thể thấy rằng Mỹ cũng như phương Tây đang thay đổi thái độ về vấn đề Ukraine, dường như họ đã muốn Kiev chiến thắng và cuối cùng cũng chịu móc hầu bao hay mở cửa kho vũ khí.
Nhưng thực tế, những sự giúp đỡ này chỉ là bề nổi và hời hợt. Radar phát hiện đạn cối không thể sử dụng được ngay mà sẽ mất thời gian vài tuần để huấn luyện. Và nó chỉ có thể phát hiện được đạn đang bắn tới, còn làm thế nào để chặn viên đạn đó, hay phá hủy nó, là không thể.
Và 20 thiết bị đó đã đủ với Ukraine? Khi cục diện cuộc chiến, quân đội nước này sẽ phải đương đầu với một lực lượng du kích khôn ngoan và hiệu quả? Có chăng, nó sẽ được trang bị trên những chiếc xe chuyên dụng mà các lãnh đạo của Kiev đi thăm chiến trường.
Video đang HOT
Cường kích già nua F-18 của Canada
Còn những cường kích F-18 của Canada? Loại cường kích sẽ là phù hợp với tình hình cuộc chiến, bởi người ly khai không có không quân, họ tác chiến trên mặt đất và những chiếc máy bay làm nhiệm vụ oanh tạc như vậy là rất phù hợp, cần thiết.
Nhưng Kiev đã phải đau đớn khước từ, bởi đơn giản đây là… hàng thải. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Leonid Polyakov đã phát biểu trên truyền hình rằng chi phí bảo dưỡng, vận hành quá cao, cũng như không có phi công được huấn luyện loại máy bay thế hệ cũ này nên đành phải từ chối.
Có thể thấy, những sự giúp đỡ dù có cũng như không của phương Tây không thể làm thay đổi cục diện. Điều mà Kiev muốn lúc này, có lẽ là cầu gì được nấy như những người ly khai đang được hưởng từ phía Nga.
Kiev nhận chiến thư, Mỹ trao kiếm gỗ?
Cách mạng màu ở nước Nga?
Một vấn đề khác cần nhắc đến, đó là nỗ lực trừng phạt kinh tế Nga của các nước phương Tây nhằm giải cứu Ukraine cũng gần như đổ bể.
Ngày 23/11/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước truyền thông về việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tiên liệu Nga đang bị cô lập trên trường quốc tế. Theo đó, ông Putin khẳng định: “Nga chưa từng và sẽ không bao giờ bị cô lập trên trường quốc tế.”
Khi được hỏi về những biện pháp chi phối giá dầu hay trượt giá đồng ruble của Nga mà Mỹ thực hiện, Tổng thống Putin cũng đánh giá: “Kinh tế Nga bị ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của EU. Nhưng về nguy cơ “những hậu quả thảm khốc” thì tôi bác bỏ điều đó.”
Đồng thời, vị Tổng thống này cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không sa vào con đường này trong bất kỳ hoàn cảnh nào và chẳng ai có thể vây hãm chúng tôi. Họ đang nói về những điều bất khả thi.”
Thực tế thì Mỹ đang nỗ lực cô lập nước Nga và khiến nền kinh tế Nga suy thoái, thậm chí là khủng hoảng bằng các biện pháp trừng phạt mà họ và đồng minh theo đuổi. Nhưng dù Mỹ ham muốn điều đó, nhưng lại mâu thuẫn với ý nguyện của các đồng minh châu Âu của họ.
EU dường như không quá mặn mà trong việc theo đuổi các biện pháp trừng phạt Nga, bởi giữa nhiều nước thành viên EU với Nga, thậm chí là Đức – đầu tàu kinh tế của EU đang coi Nga như bạn hàng quan trọng nhất.
Nga và Mỹ đang trong mối quan hệ đối đầu nghiêm trọng
Nếu như nền kinh tế Nga đi vào suy thoái, nó đồng nghĩa với việc kinh tế của EU cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Trong bối cảnh EU vẫn chưa vực dậy được sau cơn bão của cuộc khủng hoảng nợ công vào quét qua châu lục này vào năm 2010.
Và tất nhiên, không thể kìm chế hay cô lập nước Nga, bởi nước Mỹ còn rất nhiều kẻ thù. Trong thế đối đầu Nga – Mỹ, kẻ thù của Mỹ sẽ là bạn của Nga. Trong những người bạn đó phải kể tới Trung Quốc – quốc gia đang bị Mỹ cản đường biến “lợi ích cốt lõi” Biển Đông, Biển Hoa Đông thành… ao nhà.
Mỹ đang đứng đầu một liên minh già nua với sự chồng chéo về lợi ích. Và trong sự đan xen ấy, có những lợi ích mâu thuẫn với nhau. Vấn đề trừng phạt Nga là một ví dụ trong mâu thuẫn lợi ích giữa Mỹ và châu Âu. Hoặc trong cục diện cuộc chiến chống khủng bố IS, mâu thuẫn giữa đường lối của Mỹ và quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh vấn đề gia tăng sức mạnh cho người Kurd là ví dụ thứ hai.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang chung một chiến hào và chung chí hướng. Cả hai quốc gia đều đang khao khát vươn lên thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Ít nhất từ nay cho đến khi đạt được mục đích đó, hai cường quốc này sẽ không rơi vào cảnh đồng sàng dị mộng.
Lợi thế của ông Putin trong việc hình thành liên minh thế nào thì đã rõ.
Thời gian gần đây, xung quanh câu chuyện đối đầu Nga – Mỹ còn xuất hiện thông tin từ các nhà chức trách ở Moscow tuyên bố họ đang chuẩn bị đối diện với một cuộc cách mạng màu mà phương Tây đang muốn tổ chức trên chính nước Nga.
Cách mạng sắc màu ở Nga tương tự như Ukraine sẽ là rất khó thực hiện dưới thời của ông Putin
Cụ thể, ngày 22/11/2014, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã phải đăng đàn cáo buộc: “Phương Tây đang thể hiện một cách rõ ràng rằng họ không muốn ép Nga thay đổi chính sách, mà họ muốn có một sự thay đổi chế độ. Hiện các nhân vật công chúng ở các nước phương Tây đang rao giảng rằng cần phải đưa ra những biện pháp trừng phạt nhằm hủy hoại nền kinh tế Nga và kích động quần chúng biểu tình.”
Nhưng thực tế thì Putin đang phớt lờ những thông tin này. Cách mạng màu của phương Tây đã hạ bệ được nhiều chính quyền, dàn dựng lên những nhà nước “thân thiện”.
Bởi thứ nhất, Nga không giống như Liên Xô trước đây, họ đang ở giai đoạn cực thịnh của nền kinh tế, sức mạnh quân sự, và được dẫn dắt bởi một lãnh đạo có năng lực.
Các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy Putin vẫn là thần tượng trong mắt người dân Nga và nhận được nhiều sự ủng hộ to lớn. Để có thể hạ bệ được chế độ đó bằng những cuộc biểu tình, Mỹ cần có nhiều hơn những mâu thuẫn trong xã hội Nga với nhà nước.
Những phân tích trên có thể thấy rằng Tổng thống Putin vẫn đang tự tin chơi tiếp ván cờ Ukraine trên thế thượng phong. Và muốn thắng ván cờ này, có lẽ Mỹ phải tập trung hơn trong những nước đi của mình.
Nga mang “sứ thần hạt nhân” khiêu khích Mỹ
Đỗ Minh Tú
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine xây hàng rào chướng ngại vật trên biên giới với Nga
Các lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine đã bắt đầu xây dựng một "bức tường" trên biên giới với Nga, quân đội Ukraine xác nhận.
(Ảnh minh họa)
Theo lệnh của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, việc thi công "bức tường" đã bắt đầu từ hôm qua 10/9, các nguồn tin quân sự cho biết.
Việc thi công 2 tuyến phòng thủ trên biên giới với Nga đã được lên kế hoạch. Ukraine dự định đào khoảng 1.500 km hào, hơn 8.000 hố dành cho các phương tiện quân sự, 4.000 hầm và 60 km hàng rào có khả năng chịu được các vụ nổ.
Trước đó, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk hôm 5/9 cho hay chính phủ đã chuẩn bị một kế hoạch sơ bộ có tên gọi "Bức tường" nằm xây dựng các điểm gia cố để bảo vệ biên giới.
Theo giới chức Ukraine, biên giới giữa Ukraine và Nga dài 2.295 m.
Kế hoạch đã kêu gọi công tác thi công ngay tức thì nhằm đào một đường hào rộng 4 mét, sâu 2 mét, và lắp đặt các hệ thống điện tử. Biên giới trên biển dự kiến sẽ được giám sát hoàn toàn bằng điện tử.
Thủ tướng Yatsenyuk cho biết chính phủ sẽ đề nghị EU viện trợ tài chính cho dự án, và cho biết thêm rằng chính phủ đã có các nguồn tài chính để thực thi giai đoạn đầu.
Dự án "bức tường" dự kiến được thực hiện trong 6 tháng và có thể tiêu tốn của Ukraine khoản ngân sách lên tới 4 tỷ USD.
An Bình
Theo Dantri/Tổng hợp
Mỹ, EU chỉ trích, đe doạ Nga sau phát biểu của ông Putin Sau bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/3, phương Tây đã có những tuyên bố không mấy thiện chí. Theo Reuters, trong chuyến thăm Ba Lan nhằm khẳng định cam kết của Washington về việc bảo vệ các đồng minh NATO ở khu vực biên giới với Nga, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi hành động của Moscow...