Vì sao Nga lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ?
Hê thông phòng thủ tên lửa Aegis tại Romania sử dụng dàn phóng Mark-41 có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk và radar tâm xa SPY-1D có thê theo dõi các hoạt đông trong không phân Nga.
Tau khu truc My băn thư tên lưa SM-3. CƠ QUAN PHONG THU TÊN LƯA MY
Hải quân và Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ ngày 12.5 tuyên bố chính thức đưa vào hoạt động cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên bờ tại Romania. Cơ sở phòng thủ tên lửa Aegis loại trên bờ tại Deveselu (Romania) là một phần của chương trình Tiếp cận châu Âu thích ứng từng giai đoạn (European Phased Adaptive Approach – EPAA), được lập ra để bảo vệ các nước NATO trước các mối đe doạ tên lửa đạn đạo từ Trung Đông (Iran), theo Hải quân Mỹ.
Chương trình EPAA được chính quyền Tổng thống Barack Obama lập ra vào năm 2009 gồm 3 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018. Giai đoạn thứ 4 dự kiến bắt đầu vào năm 2022 nhưng bị huỷ bỏ hồi tháng 3.2013, theo tổ chức Arms Control.
EPAA còn bao gồm một cơ sở Aegis tương tự đang được xây tại Ba Lan và dự kiến hoạt động vào năm 2018, cùng 4 tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis được triển khai tại châu Âu, theo USNI News ngày 12.5.
Việc khánh thành cơ sở Aegis ở Romania nằm trong giai đoạn 2 của chương trình EPAA. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ tăng số lượng các tên lửa đánh chặn trên các tàu chiến có hệ thống Aegis. Trong năm tài khoá 2015-2017, Hải quân Mỹ dự tính có 32 tàu chiến sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
Cơ sở Aegis trên bờ ở Deveselu bao gồm 1 radar tầm xa SPY-1D kết nối với 3 dàn phóng tên lửa đánh chặn Mark-41. Hệ thống Mark-41 dạng phóng thẳng đứng này thường đặt trên các tàu khu trục của hải quân Mỹ và dùng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Vì lý do này mà các chuyên gia quốc phòng Nga lo ngại Mỹ sẽ chuyển mục đích sử dụng, phóng các tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Nga, theo đài RT (Nga). Tuy nhiên, mối lo này có vẻ là hơi thừa vì Mỹ bị cấm triển khai tên lửa Tomahawk ở châu Âu, dựa theo Hiệp ước tên lửa tầm trung mà nước này ký với Nga vào năm 1987.
Nga lo ngại Mỹ sử dụng radar của cơ sở Aegis trên bờ tại Romania để thu thập thông tin tình báo từ bên trong không phận Nga. CƠ QUAN PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỸ
Mỗi hệ thống Mark-41 gồm 8 ống phóng thẳng đứng với các tên lửa SM-3. Cơ sở ở Romania được cho sở hữu 24 tên lửa loại này, mỗi quả trị giá từ 12-15 triệu USD. Trong giai đoạn 2 này, Mỹ cũng dự kiến mua thêm 100 tên lửa SM-3 phiên bản IB để triển khai cùng 139 tên lửa SM-3 phiên bản IA.
Theo hãng sản xuất quốc phòng Raytheon, tên lửa SM-3 là loại vũ khí tự vệ, thiết kế cho các tàu hải quân chống tên lửa đạn đạo tầm trung. Sau khi được phóng, tên lửa này sẽ bay trên bầu khí quyển và tiêu diệt đầu đạn của tên lửa mục tiêu.
Video đang HOT
Tên lửa này không sử dụng đầu đạn nổ mà dựa vào động năng để va chạm và tiêu diệt tên lửa mục tiêu. Với tốc độ 3 km/giây, cú va chạm giữa 2 tên lửa tương đương với lực tác động của một chiếc xe tải 10 tấn chạy ở tốc độ 965 km/giờ. Cơ sở phòng thủ tên lửa tại Romania là nơi đầu tiên sử dụng tên lửa SM-3 phóng từ mặt đất.
Trong khi đó, radar SPY-1D có khả năng tìm kiếm, phát hiện, theo dõi nhiều loại mục tiêu từ máy bay cho đến tên lửa. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát hoả lực MK-99 sẽ làm nhiệm vụ cầu nối giữa radar và tên lửa đánh chặn, liên lạc với trạm kiểm soát tên lửa, thông báo mối đe doạ sắp tới và hiển thị mục tiêu để tên lửa đánh chặn tiêu diệt.
Tên lửa SM-3 có vận tốc 3 km/giây và có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. HẢI QUÂN MỸ
Bên cạnh mối lo ngại tên lửa, Nga còn sợ rằng Mỹ sẽ dùng radar của hệ thống Aegis để theo dõi các hoạt động của máy bay và việc thử tên lửa trong không phận Nga.
Với mục đích chính là phòng thủ, ngăn ngừa mối đe doạ tên lửa tầm ngắn và tầm trung từ Iran, các cơ sở Aegis trên bờ của Mỹ tại Romania và Ba Lan bị quan chức Nga nhiều lần chỉ trích là gây hại đến các hệ thống vũ khí chiến lược của Nga.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ bác bỏ quan điểm này và nói rằng hợp tác với Nga là điều quan trọng đối với sự ổn định khu vực và an ninh toàn cầu. Mỹ cũng cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa này không có khả năng ngăn chặn các tên lửa liên lục địa trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Phóng tên lửa, Triều Tiên mời Mỹ củng cố lá chắn ở châu Á
Việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa một vệ tinh lên quỹ đạo có thể trở thành động cơ thúc đẩy Mỹ tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, khiến Trung Quốc lo lắng.
Màn hình TV tại một nhà ga ở Seoul hôm 7/2 chiếu bản tin về vụ Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Reuters
Triều Tiên hôm 7/2 tuyên bố phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-4 lên quỹ đạo và hành động này chỉ nhằm phục vụ mục đích khoa học. Dù vậy, Mỹ và các đồng minh coi đây là vỏ bọc che đậy cho nỗ lực phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, theo Reuters.
Ngay sau sự việc, Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về việc triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên bán đảo Triều Tiên "sớm nhất có thể".
Diễn biến mới này khiến Trung Quốc cảm thấy bất an. Bắc Kinh tỏ rõ lập trường phản đối trước một hệ thống phòng thủ tên lửa mà radar của nó có thể giám sát lãnh thổ Trung Quốc.
Giới chuyên gia đánh giá, nếu được triển khai, THAAD sẽ trở thành mồi lửa thổi bùng lên căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung cũng như làm tổn thương mối hợp tác giữa Bắc Kinh và Seoul.
Điểm bùng phát
Người dân Bình Nhưỡng vui mừng khi xem bản tin trên một màn hình lớn thông báo về việc Triều Tiên phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Reuters
Theo một quan chức Mỹ, vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên, liền kề ngay sau vụ thử bom nhiệt hạch hồi tháng trước, nhiều khả năng sẽ là "điểm bùng phát" khiến Seoul phải thực thi những động thái mạnh tay hơn nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Đồng thời, vụ phóng cũng góp phần thay đổi quan điểm của một số quan chức trong guồng máy chính trị Hàn Quốc, những người trước đây còn thận trọng về việc đàm phán với Mỹ để triển khai THAAD.
Washington và Seoul đều nói nếu được triển khai ở Hàn Quốc, THAAD sẽ chỉ tập trung vào Triều Tiên. Tuy nhiên, một bài xã luận trên GlobalTimes, phụ bản của tờ People's Daily Trung Quốc, lại gọi sự bảo đảm an ninh của THAAD đối với Hàn Quốc là "mơ hồ".
"Nhiều chuyên gia quân sự tin rằng một khi THAAD được lắp đặt, các tên lửa Trung Quốc cũng sẽ trở thành mục tiêu giám sát. Vì thế, nó sẽ gây tổn hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc", bài xã luận có đoạn.
Nhật Bản từ lâu cũng lo ngại trước chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tokyo từng cho biết đang cân nhắc triển khai THAAD để tăng cường năng lực phòng vệ. Tên lửa mà Triều Tiên phóng cuối tuần trước đã bay qua tỉnh Okinawa, miền nam Nhật Bản.
Tại cuộc họp báo hôm 8/2, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố Bộ Quốc phòng nước này không có kế hoạch cụ thể về việc triển khai THAAD nhưng Bộ tin rằng các phương tiện quân sự mới sẽ giúp Nhật Bản củng cố năng lực quốc phòng.
Dù vậy, chuyên gia Riki Ellison, người sáng lập Liên minh Ủng hộ Phòng vệ Tên lửa của Mỹ, nhận định vụ phóng sẽ tạo thêm động lực để thúc đẩy Nhật triển khai THAAD.
Mỹ năm 2013 điều động một trong 5 tổ hợp THAAD của nước này đến đảo Guam để canh chừng Triều Tiên. Washington cũng cân nhắc chuyển đổi một bãi thử phiên bản mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis dành cho chiến hạm thành căn cứ phòng thủ tên lửa sẵn sàng chiến đấu.
Nghi ngờ về tính hiệu quả
Một số chuyên gia nghi ngờ tính hiệu quả của THAAD đối với loại tên lửa tầm xa mà Triều Tiên vừa phóng. Lầu Năm Góc trong khi đó cũng thừa nhận chưa thử nghiệm khả năng của THAAD đối với tên lửa tầm xa.
THAAD được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo khi còn ở bên trong hoặc vừa ra khỏi khí quyển, trong giai đoạn cuối cùng của đường bay. THAAD đến nay mới chỉ chứng minh được khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Song, John Schilling, cây bút từ trang 38north.org, chuyên phân tích và theo dõi các vấn đề an ninh Triều Tiên, cho hay radar AN/TPY-2 tân tiến của THAAD có thể cung cấp thông tin giám sát sớm và chính xác đối với bất kỳ tên lửa tầm xa nào.
Chuyên gia David Wright, đồng giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Liên minh các nhà khoa học cùng mối quan tâm, cũng cho rằng mặc dù THAAD không bắn hạ được loại tên lửa tầm xa mà Triều Tiên phóng hôm 7/2 nhưng việc triển khai nó sẽ giúp trấn an người dân Hàn Quốc.
"Phần lớn những gì các chương trình phòng thủ tên lửa có thể làm được là trấn an các đồng minh và người dân", ông Wright nói.
Giới phân tích đánh giá các cuộc thảo luận mới giữa Mỹ và Hàn Quốc về khả năng triển khai THAAD còn gửi đến Trung Quốc một thông điệp rằng Bắc Kinh cần có những động thái cụ thể và mạnh tay hơn để khống chế chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Các quan chức Hàn Quốc dường như đã xác định được một địa điểm thích hợp để lắp đặt hệ thống THAAD. Đây đồng thời cũng có thể là nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự trên bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Ellison cho biết.
Một trong các tổ hợp THAAD, được đặt tại căn cứ lục quân Fort Bliss ở bang Texas, Mỹ, luôn trong tình trạng sẵn sàng triển khai và có thể được đưa đến Nhật hay Hàn Quốc trong vài tuần tới, Ellison cho hay.
THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa do tập đoàn quốc phòng lớn nhất thế giới Lockheed Martin chế tạo. Lầu Năm Góc đang đặt hàng Lockheed Martin thêm hai tổ hợp THAAD nữa.
Hồng Vân
Theo VNE
Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania: Giá trị mới của kế hoạch cũ Bất chấp sự phản đối của Nga, NATO đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động trạm phòng thủ tên lửa đặt trên lãnh thổ Romania. Trạm radar Aegis loại trên bộ đặt tại Romania, đi kèm 3 dàn phóng tên lửa SM-3 (mỗi dàn 8 ống phóng), đã hoạt động từ ngày 12.5.2016. CƠ QUAN PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỸ...