Vì sao nên lắp camera Wi-Fi tại nhà?
Không chỉ vì mục đích an ninh hay hỗ trợ quản lý đa tác vụ, camera Wi-Fi còn là công cụ đắc lực giúp tăng tương tác với người thân.
Bên cạnh những hệ quả tiêu cực, đại dịch Covid-19 như lời nhắc nhở chúng ta biết trân quý thời gian bên gia đình hơn, đồng thời ý thức được tầm quan trọng của việc duy trì những thói quen vệ sinh cá nhân.
Trong bối cảnh mọi người tiếp tục quan tâm, bảo vệ chính mình cũng như người thân nhưng lại không có nhiều thời gian sau khi trở lại làm việc, công nghệ trở thành cánh tay đắc lực. Một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn là lắp đặt camera Wi-Fi tại gia, nhất là ở các gia đình có người già, trẻ nhỏ – những đối tượng “dễ tổn thương” nhất trước dịch bệnh.
Chị Thu Vân, phụ huynh có con 5 tuổi tại Hà Nội, cho biết: “Từ khi hết cách li và con đi học lại, tôi lo không biết cháu có rửa tay đầy đủ, có hạn chế tiếp xúc vật lạ không. Trường mẫu giáo của cháu có lắp camera nên tôi vẫn theo dõi được. Thế nhưng thời gian này con học về sớm, trong khi tôi bận công việc nên về muộn hơn. Vì thời gian ở bên con không nhiều nên vợ chồng tôi lắp thêm camera ở nhà để giám sát cháu tốt hơn”.
Lắp camera ở nhà phụ huynh giám sát con cái tốt hơn.
Trên nhiều diễn đàn, các bố mẹ cũng rôm rả chia sẻ kinh nghiệm lắp camera “trông con” (camera đa tác nhiệm – multi-tasking). Ngoài lý do duy trì ý thức vệ sinh cá nhân, các bậc phụ huynh còn dùng camera để sát sao, tương tác với con nhằm thiết lập những thói quen lành mạnh, hạn chế thời gian ngồi trước TV, tăng cường vận động thể chất. Nhiều hộ kinh doanh lắp camera để vừa trông con nhỏ vừa buôn bán, hoặc giúp quản lý cùng lúc nhiều không gian, tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
Một số gia đình có bố mẹ già sống ở quê cũng cho biết, họ sớm lắp đặt camera Wi-Fi từ đầu đợt dịch để tiện bề thăm hỏi, trông nom. Hậu dịch, trợ thủ này tiếp tục phát huy tác dụng, trở thành kênh giao tiếp giữa các thế hệ, giúp con cái có thể nhắc nhở cha mẹ sinh hoạt, uống thuốc đầy đủ.
Video đang HOT
Nhiều gia đình lắp đặt camera Wi-Fi để tiện bề thăm hỏi, trông nom bố mẹ già sống ở xa.
Có 2 lý do chính khiến camera Wi-Fi được phổ cập hóa ở quy mô gia đình như hiện nay. Đầu tiên là việc lắp đặt gọn nhẹ, nhanh chóng và sử dụng dễ dàng, tiện lợi nhờ kết nối trực tiếp với smartphone.
Chị Trần Hà (31 tuổi, Hà Nội) cho biết, với dòng sản phẩm EZVIZ mà gia đình đang sử dụng, công đoạn lắp đặt chỉ mất vài chục phút và không cần nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. Việc sử dụng được thực hiện hoàn toàn qua ứng dụng điện thoại. Hai vợ chồng có thể trông chừng con nhỏ và nhà cửa mọi lúc mọi nơi.
Một điểm quan trọng khác khiến camera tại gia “lên ngôi” là tích hợp nhiều tính năng thông minh và thiết thực. Đơn cử với EZVIZ, một trong những thương hiệu camera uy tín trên thị trường Việt Nam, người dùng có thể sử dụng sản phẩm như một máy đàm thoại hai chiều, kết nối và trò chuyện dễ dàng với người thân thông qua ứng dụng di động.
Camera Wi-Fi EZVIZ lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng. Việc sử dụng được thực hiện hoàn toàn qua ứng dụng điện thoại.
Các gia đình có trẻ nhỏ nên tham khảo dòng sản phẩm C6N hoặc C6CN. Công nghệ Smart IR trên sản phẩm cho phép thu hình đầy đủ chi tiết cả trong điều kiện thiếu sáng, cùng góc quan sát 360 độ đảm bảo bao quát các ngóc ngách, giúp cha mẹ phản ứng kịp thời khi có sự cố. Bên cạnh đó, dòng camera này còn có thể theo dõi chuyển động thông minh và hỗ trợ thẻ nhớ đến 256 GB.
Với những lý do kể trên, không khó hiểu khi camera tại gia trở thành giải pháp thông minh cho nhiều gia đình trong giai đoạn hậu dịch Covid-19.
Người Trung Quốc bị lắp camera trước cửa nhà
Khi Ian Lahiffe trở lại Bắc Kinh, anh thấy một camera giám sát gắn bên ngoài căn hộ của mình, ống kính chĩa thẳng vào cửa nhà.
Sau chuyến đi tới miền nam Trung Quốc, Lahiffe, 35 tuổi, và gia đình tự cách ly hai tuần theo yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Anh cho biết không hề được báo trước về việc lắp camera.
Theo CNN, dù không có tuyên bố chính thức rằng camera phải được gắn bên ngoài những căn nhà có người cách ly, tình trạng này đã diễn ra ở một số thành phố Trung Quốc ít nhất từ tháng 2.
Một quan chức ở Nam Kinh, Giang Tô, cho biết họ sử dụng camera để theo dõi sự ra vào căn hộ cách ly 24/24 giờ. Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, thông báo dùng camera kết hợp AI để nhận diện và quản lý việc cách ly. Hồi tháng 2, hãng viễn thông China Unicom cũng chia sẻ trên Weibo rằng họ hỗ trợ chính quyền Hàng Châu lắp 238 camera cho mục đích tương tự. Nhiều người dùng mạng xã hội này cũng đăng ảnh chụp camera gắn bên ngoài nhà họ ở Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Nam Kinh, Thường Châu và một số thành phố khác.
Trung Quốc hiện chưa có luật về camera giám sát, nhưng thiết bị này đã dần trở thành một phần của cuộc sống. Chúng xuất hiện khắp nơi và theo dõi mọi người qua đường, bước vào nhà hàng, trong khu mua sắm, lên xe buýt... Đại dịch khiến camera tiến gần hơn tới cuộc sống cá nhân. Chúng không còn nằm ở khu vực công cộng trong thành phố mà xuất hiện trước cửa nhà, thậm chí một vài trường hợp còn nằm bên trong căn hộ.
10 thành phố có tỷ lệ camera giám sát lớn nhất.
William Zhou trở về nhà ở Thường Châu cuối tháng 2. Hôm sau, một công nhân và một cảnh sát đến lắp camera trên tủ tường trong nhà anh, ống kính hướng ra cửa ra vào. Khi anh hỏi camera sẽ quan sát những gì, người công nhân cho anh xem hình ảnh trên smartphone. "Tôi đứng trong phòng khách và camera ghi hình tôi một cách rõ ràng", Zhou nói.
Anh thấy khó hiểu và hỏi sao không lắp bên ngoài, cảnh sát giải thích camera có thể bị phá hoại. Anh gọi điện tới đường dây nóng để phàn nàn. Một ngày sau, hai quan chức địa phương tới nhà, đề nghị anh thông cảm và hợp tác với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của chính quyền. Họ giải thích camera chỉ chụp ảnh tĩnh mỗi khi cửa mở chứ không quay video hay ghi âm.
"Tôi vẫn hạn chế gọi điện vì sợ bị ghi lại cuộc trò chuyện. Tôi không thể ngừng lo lắng kể cả khi đi ngủ và đóng cửa phòng ngủ". Zhou nói và cho biết hai người khác cùng khu cũng bị lắp camera trong nhà.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh nơi Zhou sống xác nhận với CNN việc dùng camera để quản lý cách ly tại nhà, nhưng không chia sẻ chi tiết hơn.
Một số người dùng Weibo ủng hộ vì cho rằng động thái này "giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả", thậm chí kêu gọi chính quyền triển khai nhanh để ngăn ngừa virus lây lan. Tian Zengjun, một luật sư ở Bắc Kinh nói việc lắp camera ngoài nhà ông không cần thiết, nhưng ông "vui vẻ tuân thủ". Một số khác lại băn khoăn liệu biện pháp này có vi phạm quyền riêng tư.
Jason Lau, chuyên gia về quyền riêng tư ở Hong Kong, cho biết người dân Trung Quốc đã quen với sự hiện diện của camera từ trước khi đại dịch xảy ra. "Ở Trung Quốc, nhiều người mặc định chính phủ đã tiếp cận một số thông tin cá nhân của họ. Nếu họ nghĩ biện pháp này giúp họ và cộng đồng an toàn, họ có thể không lo lắng nhiều về việc đó", Lau nói.
Theo đài CCTV từnăm 2017, hơn 20 triệu camera giám sát được lắp đặt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các nguồn khác cho biết con số này còn cao hơn. Hãng nghiên cứu IHS Markit Technology ước tính có khoảng 349 triệu camera giám sát tại nước này trong năm 2018 và dự kiến tăng lên 567 triệu năm 2021, trong khi ở Mỹ tương ứng là 70 triệu và 85 triệu camera.
Có 8 thành phố của Trung Quốc nằm trong danh sách 10 thành phố "bị giám sát" nhiều nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Comparitech, dựa vào số camera trung bình trên 1.000 dân.
Camera lắp bên ngoài căn hộ của Lahiffe và trên tủ trong nhà William Zhou.
Sau thời gian cách ly, camera lắp ở nhà dân sẽ được gỡ bỏ. Người công nhân nói Zhou có thể giữ lại camera miễn phí, nhưng anh thấy việc sống trong sự theo dõi suốt hai tuần là quá đủ, nên đã dùng búa đập vỡ thiết bị.
"Camera ở các khu vực công cộng có thể giúp kiểm soát và phát hiện hành vi phạm pháp, nhưng chúng không nên có mặt ở những chỗ riêng tư", anh nói.
Hải quân Hoa Kỳ chính thức đăng tải 3 video liên quan đến UFO Cả đoạn video này đều được quay bằng camera hồng ngoại, cho thấy những vật thể bay không xác định với khả năng di chuyển với tốc độ kinh hồn. Mới đây, Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức đăng tải 3 đoạn video liên quan đến các vật thể bay không xác định (UFO) với tên gọi GIMBAL, FLIR1 và GOFAST. Trên...