Vì sao NATO cần cảm ơn Putin?
Các phương tiện truyền thông phương Tây ngày 7/4 đã mỉa mai viết rằng NATO cần phải “cảm ơn Putin”. Vì sao lại như vậy?
Báo Độc lập (Nga) cùng ngày cho biết đúng “dịp sinh nhật” lần thứ 65 (ngày 4/4/1949-2014), NATO như được hồi sinh, “lại một lần nữa tổ chức này trở thành một liên minh phòng thủ chống Nga”.
Với sự biến mất của cuộc đối đầu quân sự tại châu Âu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, NATO đã thực sự suy yếu, dường như không có đất dụng võ. Các thành viên châu Âu của liên minh quân sự này, phần vì chìm trong khủng hoảng nợ công, phần vì không thấy động lực cũng như sự thiết yếu, đều đã nhanh chóng giảm chi tiêu quốc phòng, giảm đầu tư cho các lực lượng vũ trang.
Toàn cảnh hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo các nước thuộc NATO, được tổ chức năm 2012 tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Ngay cả Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây nhất tại Chicago (Mỹ) vào tháng 5/2012, tổ chức này cũng đã thông qua quyết định thực hiện cái gọi là sự “phòng thủ thông minh” hoặc “phòng thủ kinh tế”.
Câu chuyện Crimea (Crưm) dường như “đã thức tỉnh” NATO. Có thể thấy rõ, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, các chính trị gia, các chuyên gia quân sự từ 28 quốc gia – thành viên NATO vẫn còn khá mơ hồ không hình dung nổi NATO sẽ như thế nào sau khi phần lớn quân đội khối này phải rút khỏi Afghanistan trước cuối năm 2014.
Video đang HOT
Hội nghị Ngoại trưởng các nước NATO ở Brussels diễn ra ngày 1/4 đã ra thông cáo chính thức lên án “Nga can thiệp vào nhà nước có chủ quyền Ukraine”, việc tiếp nhận Crimea là bất hợp pháp. Khối này cũng công khai tuyên bố sẽ dành sự hỗ trợ quân sự nhiều hơn nữa cho Ukraine, cho dù Kiev từ trước đến nay chưa bao giờ có ý định phải nhất quyết trở thành thành viên NATO.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất – để đối phó với Nga, NATO sẽ xem xét lại các chiến lược dài hạn của mình. Lúc này, nhiệm vụ chính của NATO sẽ là kiềm chế Nga trên mọi phương diện có thể như ngoại giao, kinh tế và quân sự. Tổng tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Mỹ Philip Bridlavu đã được giao nhiệm vụ đến trước ngày 15/4 phải đệ trình các biện pháp nhằm tăng cường khả năng bảo vệ biên giới phía Đông của NATO, đó là các nước vùng Baltic, Ba Lan và Romania.
Trong khi đó, Mỹ cũng triển khai tới các nước Baltic thêm 6 máy bay chiến đấu F-15, tới Ba Lan 12 máy bay chiến đấu F-16, và cũng sẽ gửi đến Biển Đen tàu chiến. Trong tương lai các thiết bị quân sự hạng nặng của NATO có thể xuất hiện trên lãnh thổ Latvia, Lithuania, Estonia và Ba Lan; NATO dự kiến thành lập các căn cứ quân sự thường trực ở những nước này.
Nói về việc tăng cường khả năng quốc phòng cho các nước đồng minh tại Đông Âu, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cuối tuần qua cho biết việc NATO gia tăng sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia này thực chất là nhằm giảm bớt lo âu của các nước Đông Âu về sự an toàn của họ sau khi Crimea sáp nhập vào Nga.
Các nhà quan sát đã không khó để có thể phán đoán rằng chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO tại xứ Wales (Anh), sẽ là đảm bảo khả năng phòng thủ tập thể, mà trước hết là của các thành viên ở Đông Âu.
Trong khi đó, Moskva đã lên tiếng cáo buộc NATO đang trở lại áp dụng lý thuyết và chiến thuật của thời Chiến tranh lạnh. Theo Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko, “trong thế kỷ XXI để bảo đảm an ninh quốc gia bằng cách cho phép quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ nước mình, cho phép triển khai các cơ sở quân sự của Mỹ và các nước khác tại nước mình, đó hoàn toàn không phải là thượng tầng kiến trúc hiện đại… Còn việc tiến tới kỷ nguyên của những cuộc đối đầu, lấy đó làm vũ khí để bảo vệ an ninh quốc gia, đã trở nên lỗi thời, cần phải vứt bỏ lại cùng với quá khứ”.
Theo TTXVN
Báo TQ: "Thủ tướng Nhật sử dụng logic xã hội đen"
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cáo buộc rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sử dụng logic xã hội đen khi so sánh mối quan hệ Trung - Nhật với mối quan hệ Anh-Đức trước Thế chiến I.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rằng nội dung của cuộc phỏng vấn đã bị người dịch "thêm thắt", nhưng truyền thông Trung Quốc vẫn phản ứng rất mạnh mẽ.
Báo Nhân dân Hàng ngày (People's Daily) viết: "Việc Abe bóp méo hoàn toàn sự thật và bôi nhọ trắng trợn Trung Quốc bằng cách sử dụng logic xã hội đen là bằng chứng cho thấy Nhật Bản chối bỏ lịch sử suy đồi của chủ nghĩa đế quốc xâm lược, sự thống trị thực dân".
Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Thủ tướng Nhật sử dụng logic xã hội đen.
"Trò tung hứng của các chính trị gia Nhật Bản như trò hề thỉnh thoảng lại xuất hiện trên sân khấu lịch sử".
"Nếu Nhật Bản không bước ra khỏi vòng tròn ma giáo mà họ đã tự vẽ ra và bướng bỉnh định nghĩa công lý quốc tế bằng những ảo tưởng lịch sử, chúng tôi sẽ chăm sóc họ tới cùng".
"Tuy nhiên, nếu sự việc phải xảy ra theo cách này, kết thúc của nó sẽ là thảm cảnh ghê sợ cho toàn nước Nhật", People's Daily viết với giọng đầy thách thức.
"Abe đã sai, nhưng ông ta đang tìm kiếm nền tảng từ lịch sử trước Thế chiến I giống như một con người đói khát không cần kén chọn xem sẽ ăn cái gì".
Bài bình luận này còn được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên Tân Hoa Xã.
Hồi tháng trước, theo các phương tiện truyền thông, trả lời câu hỏi của các phóng viên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos về việc có khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay không, ông Abe đã so sánh mối quan hệ giữa Nhật Bản - Trung Quốc hiện tại với mối quan hệ giữa Anh - Đức trước Thế chiến I.
Tuy vậy, khi đó ông Abe trả lời bằng tiếng Nhật và chính phủ Nhật đã lên tiếng khẳng định rằng bản dịch đã bị thổi phồng.
Hãng thông tấn AFP dịch chính xác lại câu trả lời của ông Abe như sau: "Năm nay đánh dấu 100 năm kể từ Thế chiến I. Tại thời điểm đó Anh - Đức có mối quan hệ rất tốt về kinh tế, nhưng họ đã đánh nhau. Tôi nhắc tới lịch sử này như là cách để thêm vào bình luận."
"Nếu điều bạn vừa nói xảy ra, nó không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới cả Nhật Bản và Trung Quốc, mà còn gây thiệt hại lớn đối với thế giới. Chúng ta phải đảm bảo cho điều này không xảy ra", ông nói thêm.
Theo Infonet
Scandal tình ái Tổng thống sẽ thay đổi nước Pháp? Vụ bê bối "khơi mào" hôm 10/1 khi tạp chí Closer của Pháp đăng tải thông tin Tổng thống Francois Hollande đang có mối quan hệ tình ái với nữ diễn viên Julie Gayet. Mặc dù trước đó đã có nhiều tin đồn về mối quan hệ giữa ông Hollande và nữ diễn viên Gayet, nhưng thông tin trên của Closer đã thu...