Vì sao năm nào học sinh cuối cấp cũng phải học tăng tiết?
Việc dạy tăng tiết không chỉ khiến cho học sinh quá tải vì nhiều hôm các em phải học cả ngày ở trường mà ngay cả những thầy cô giáo bộ môn cũng mệt mỏi.
Hiện nay, học sinh lớp 9 và lớp 12 phải trải qua kỳ thi tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên gần như tất cả các trường học đều thực hiện việc dạy và học tăng tiết nhằm kết thúc chương trình sớm để tập trung vào ôn tập.
Việc dạy và học tăng tiết không chỉ khiến cho học sinh quá tải vì nhiều hôm các em phải học cả ngày ở trường mà ngay cả những thầy cô giáo bộ môn cũng mệt mỏi vì số tiết/tuần cao hơn định mức khiến cho cả thầy và trò đều uể oải, mệt mỏi dẫn đến hiệu quả của những buổi học tăng tiết không cao.
Thế nhưng, năm nào cũng vậy, nhiều trường học bắt đầu tăng tiết ngày từ giữa học kỳ I và kết thúc chương trình học ở khoảng giữa học kỳ II, chậm nhất là tháng tư hàng năm để tập trung ôn thi cho học trò.
Tất nhiên, khoảng thời gian sau khi kết thúc chương trình học thì học sinh phải đóng tiền học thêm mà các trường thường gọi bằng cụm từ mĩ miều là tiền “ôn tập” tuyển sinh 10 hoặc ôn tập tốt nghiệp trung học phổ thông. Chính vì thế, đa số học sinh gần như bắt buộc phải theo học để đảm bảo kiến thức và cũng duy trì mạch học liên tục cho đến ngày diễn ra kỳ thi.
Trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải ôn tập nhiều tháng trời (Ảnh minh họa: P.L.)
Có cần thiết phải dạy tăng tiết cho học trò?
Nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 9 và lớp 12 cho rằng học sinh cuối cấp hiện nay không cần thiết phải học tăng tiết làm gì. Bởi lẽ, theo khung thời gian năm học, các cấp học phổ thông đều kết thúc ở giai đoạn cuối tháng 5 hằng năm.
Trong khi, kỳ thi tuyển sinh 10 do các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức, có thể diễn ra ở tháng 6 và tháng 7 đều được vì mấy năm nay đến tháng đầu tháng 9, học sinh mới tựu trường và bước vào thực học theo Khung thời gian năm học của Bộ.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thông thường diễn ra vào đầu hoặc giữa tháng 7 hàng năm nên sau khi kết thúc năm học vào cuối tháng 5 thì khoảng thời gian còn lại của năm học, học sinh vẫn có thể ôn tập bình thường, không ảnh hưởng gì.
Video đang HOT
Hơn nữa, đối với kỳ thi tuyển sinh 10 ở các địa phương cho dù tăng tiết hay không tăng tiết để ôn tập cho học sinh sớm cũng không có những thay đổi cơ bản về số lượng thí sinh trúng tuyển .
Bởi vì, ngay từ đầu năm học, hoặc chậm nhất là đầu học kỳ II, các Sở Giáo dục đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) về số lượng tuyển sinh đầu cấp trung học phổ thông đối với từng trường cụ thể.
Vậy nên, thi lúc nào cũng chừng ấy số lượng trúng tuyển và các trường trung học phổ thông cũng lấy điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Không bao giờ các trường được lấy quá số lượng mà cấp trên đã giao.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì thí sinh cứ đủ điểm theo quy định là đậu tốt nghiệp mà tốt nghiệp bây giờ gần như địa phương nào cũng sát 100% thí sinh đậu. Điểm vào các trường đại học thì cũng lấy từ trên xuống dưới và chỉ tiêu đào tạo mỗi năm cũng được Bộ ấn định.
Vì thế, học sinh phải học tăng tiết, phải học dồn dập vào thời điểm đang học chính khóa là một việc làm không cần thiết. Nó vừa áp lực mà vừa tốn kém.
Thầy và trò đều mệt vì dạy nhiều, học nhiều và dồn dập trong nhiều tuần. Phụ huynh phải tốn kém một khoản tiền rất lớn cho con em mình vào thời điểm cuối năm học.
Đối với học sinh lớp 9 thì còn đỡ vì em nào không thi tuyển sinh 10 là nghỉ học luôn, không phải ôn thi bởi cấp trung học cơ sở xét tốt nghiệp.
Thế nhưng, đối với học sinh lớp 12 thì hoàn toàn khác vì các em phải trải qua kỳ thi chung và phải đủ điểm thi mới đáp ứng được những điều kiện để tốt nghiệp trung học phổ thông.
Vì thế, học sinh lớp 12 dù không xét tuyển đại học cũng phải theo các bạn học thêm mấy tháng cuối năm để đợi đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông rất lãng phí về thời gian của học sinh và tiền bạc của gia đình.
Vì đâu mà các trường phải thực hiện kế hoạch tăng tiết cho học trò?
Thực ra, việc tăng tiết trong dạy và học hiện nay không phải chủ trương của nhà trường mà đó là chủ trương từ Sở Giáo dục và Đào tạo. Một khi sở đã ấn định ngày kiểm tra học kỳ II ở giai đoạn nào thì nhà trường bắt buộc phải tính toán để kết thúc ở đó.
Bởi lẽ, các môn thi tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông của học sinh lớp 9 và lớp 12 thì năm nào Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đều ra đề kiểm tra học kỳ. Sự cạnh tranh về thành tích, điểm số, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông khiến cho các địa phương luôn có kế hoạch kết thúc chương trình sớm để các trường ôn tập.
Trước thực trạng, những năm qua, có nhiều trường điểm tuyển sinh vào 10 thấp cũng khiến dấy lên nhiều dấu hỏi về chất lượng giảng dạy ở bậc trung học cơ sở. Phải chăng vì vậy, đa phần các địa phương đưa ra giải pháp là kết thúc sớm nhằm có thêm nhiều thời gian để các trường ôn tập cho học trò với hy vọng sẽ cải thiện được điểm số sau mỗi kỳ thi.
Để có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp gần 100 % như lâu nay chúng ta vẫn thấy và nhiều môn có điểm trung bình cả nước trên 7,0 điểm, thậm chí là gần 8,0 điểm là một quá trình ôn tập trường kỳ gian khổ của cả thầy và trò ở các nhà trường.
Khi học sinh đã học hết chương trình, thầy cô bắt đầu ôn tập lại toàn bộ kiến thức cho học sinh và tiến hành giải các bộ đề, đề mẫu. Thậm chí, phải bày ra những mưu mẹo để học sinh có được điểm số đẹp nhất có thể.
Suy cho cùng, việc tăng tiết để kết thúc chương trình sớm chỉ nhằm mục đích cao nhất là làm đẹp điểm số cho học trò. Nhưng, phía sau những điểm số đó là một quá trình vất vả, áp lực và rất mệt mỏi của cả thầy và trò.
Hơn nữa, phụ huynh phải tốn kém thêm một khoản chi phí rất lớn để đóng tiền ôn tập cho con em mình vào dịp cuối năm. Ít thì 1 tháng, nhiều thì 3-4 tháng trời ôn tập nhiều môn nên dẫn đến nhiều phụ huynh nghèo khá chật vật với khoản đóng góp này.
Nếu như, các địa phương, các nhà trường không nặng về thành tích, cứ dạy và học theo khung thời gian năm học mà Bộ đã ban hành sẽ khiến cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập nhẹ nhàng, không phải căng mình trong những tháng cuối năm học. Và, tất nhiên là phụ huynh cũng giảm được một khoản đóng góp đáng kể.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Kỳ thi đánh giá năng lực: Thêm cơ hội cho học sinh cuối cấp THPT
Gần đây, nhiều trường đại học tổ chức xét tuyển bằng các kỳ thi riêng; giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, buộc học sinh lớp 12 phải thay đổi phương án ôn tập để vào được ngôi trường mình mong ước.
Chuyển hướng ôn luyện
Hiện nay, nhiều trường đại học thực hiện tự chủ phương thức tuyển sinh đã lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những hình thức xét tuyển, nhất là các trường tốp trên. Kỳ thi này được một số đại học như: Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Bách khoa Hà Nội tổ chức. Những năm trước, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội chủ yếu phục vụ nhu cầu xét tuyển của các trường thành viên thì năm 2022, cả nước có 65 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này. 20 trường sử dụng bài kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa. Đây là cơ hội vào đại học song cũng làm gia tăng áp lực cùng lúc học sinh vừa ôn thi tốt nghiệp vừa ôn luyện kiến thức đáp ứng kỳ thi.
Để tăng cơ hội trúng tuyển, thầy và trò các trường THPT đang nỗ lực từng ngày vừa giảng dạy theo chương trình, vừa học và ôn luyện các dạng đề khác nhau. Năm học này, Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) có gần 600 học sinh lớp 12. Là ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, trong những kỳ tuyển sinh đại học gần đây, số học sinh tham gia thi đánh giá năng lực tăng do những trường đại học mà các em hướng tới đều ở tốp đầu. Năm 2022, toàn trường có 30% các em lớp 12 đăng ký thi đánh giá năng lực.
Theo Ban giám hiệu, nhà trường thay đổi phương pháp giảng dạy, nhất là cho học sinh lớp 12. Qua đó không chỉ bảo đảm yêu cầu tốt nghiệp mà còn trang bị kiến thức, kỹ năng để các em có thể đáp ứng các kỳ thi riêng. Trường thường xuyên cập nhật thông tin về đề án tuyển sinh của các trường để kịp thời điều chỉnh cách thức giảng dạy và ôn tập. Vừa bám sát chương trình, các tổ bộ môn vừa mở rộng liên hệ thực tế theo cấu trúc đề thi đánh giá năng lực do các trường đại học tổ chức trong những năm qua để học sinh làm quen.
Học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên tự ôn tập để dự thi đánh giá năng lực.
Đặt mục tiêu nguyện vọng 1 vào Đại học Bách khoa Hà Nội, em Nguyễn Vũ Trường Sơn, lớp 12A8, Trường THPT Yên Thế cho biết: "Năm nay, nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng, cuộc đua vào đại học khó hơn. Em quyết định sẽ đăng ký thêm phương thức xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực để tăng cơ hội đỗ. Em tập trung cao ôn luyện mở rộng kiến thức, đặc biệt là kiến thức tích hợp liên môn, câu hỏi ứng dụng thực tế. Mới đây, em đăng ký thi thử trực tuyến do Đại học Bách khoa tổ chức để có định hướng ôn tập đúng, có thêm kinh nghiệm, phương pháp làm bài".
Nắm chắc kiến thức cơ bản
Chuẩn bị cho học sinh thi học kỳ I, nhiều trường đã thay đổi cách ra đề đối với khối 12, nhất là ở các môn thuộc khối xét tuyển đại học. Giáo viên giao bài tập theo hướng mở giống với cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ kết quả bài làm, thầy, cô giáo tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, tạo nền tảng vững chắc, phát huy năng lực cho từng em. Thầy giáo Dương Mạnh Trí, Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Hòa nói: "Qua mấy đợt thi, tôi nhận thấy kỳ thi không nhằm kiểm tra kiến thức mà đánh giá khả năng vận dụng kiến thức. Bởi vậy, các em phải nắm vững toàn bộ nội dung cơ bản của các môn và biết suy luận chứ không chỉ làm theo các bài tập mẫu hay các dạng đề như cách ôn thi truyền thống. Để làm bài tốt, học trò cần cố gắng và có năng lực thực sự".
Riêng với môn ngoại ngữ, các trường không chỉ chú trọng về từ vựng, ngữ pháp để học sinh có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà còn chú trọng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để các em có thể dự thi lấy chứng chỉ quốc tế, thêm cơ hội xét tuyển. Hằng năm, trong khuôn khổ ngày hội hướng nghiệp, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã mời đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa chia sẻ với giáo viên, học sinh về những điểm mới trong tuyển sinh đại học và kỳ thi đánh giá năng lực của trường.
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 20% học sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực. Các em đạt kết quả cao phần lớn không luyện thi mà có cách học tập khoa học, toàn diện, không học lệch, học tủ.
Đến nay, các trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đều không phát hành sách hay bất cứ tài liệu liên quan đến kỳ thi và đều tổ chức thi thử trực tuyến. Trong khi đó, tại các nhà sách và mạng xã hội nở rộ quảng cáo tài liệu và chương trình ôn tập. Kỳ thi còn khá mới mẻ nên các em có thể đăng ký thi thử để rút kinh nghiệm, cải thiện điểm số. Tuy nhiên, để cùng lúc vừa học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa tham gia đánh giá năng lực của nhiều trường đại học cũng gia tăng áp lực thi cử với thí sinh.
Năm học trước, toàn tỉnh có 20% học sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực trong tổng số 20,6 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Theo thông tin từ Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT), các em đạt kết quả cao phần lớn không luyện thi mà có cách học tập khoa học, toàn diện, không học lệch, học tủ. Chia sẻ kinh nghiệm, sinh viên Đỗ Đức Tú, từng là học sinh chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Bắc Giang là thủ khoa cả 3 khối trong kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022, hiện đang học Khoa Khoa học máy tính IT1, Đại học Bách khoa Hà Nội nói: "Để bài thi đạt điểm cao, tôi không có kinh nghiệm gì ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, hiểu sâu kỹ để vận dụng vào thực tiễn".
Nhiều giáo viên và học sinh cũng mong muốn Bộ GD&ĐT hướng dẫn, định hướng chung cho các trường đại học khi thiết kế nội dung đề thi đánh giá năng lực phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và kiến thức của ngành tuyển sinh giúp học sinh thuận lợi trong quá trình ôn tập. Các trường tổ chức kỳ thi riêng sớm đưa ra hướng dẫn cụ thể để thí sinh, giáo viên và phụ huynh nắm rõ. Kỳ thi đánh giá năng lực chỉ để cho một vài trường đại học uy tín tổ chức không nên có xu hướng mở rộng ở nhiều trường.
Quảng Bình miễn học phí học kỳ II năm 2022-2023 cho học sinh Kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra từ 8 đến 10/12 đã thông qua nhiều nghị quyết, nội dung quan trọng, trong đó có việc miễn học phí học kỳ 2, năm học 2022-2023 cho học sinh trên địa bàn. Việc miễn học phí trong năm học 2022-2023 của tỉnh Quảng Bình sẽ giúp...