Vì sao Mỹ phát động cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc?
Chính quyền Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump được cho là đang lo ngại trước Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ, dẫn đến sự xung đột của hai cường quốc này đang ngày gia tăng, theo BusinessInsider.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký “Giai đoạn một” của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung tại Nhà Trắng ngày 15.1.2020
Sự vươn lên của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc
Trong năm 2019, các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng (cùng năm thành lập) ở Mỹ bao gồm Google (1998), Apple (1976), Amazon (1994) và Microsoft (1975); còn ở Trung Quốc là Alibaba (1999), Tencent (1998), Xiaomi (2010) và Baidu (2000) – vốn đều là các công ty tư nhân.
Khi Trung Quốc lần đầu tiên tham gia không gian mạng vào năm 1994, chính phủ nước này vẫn giữ nguyên chính sách kiểm soát thông tin thông qua kiểm duyệt của Bộ Công an. Đến năm 1994, Trung Quốc thành lập khu phát triển công nghiệp công nghệ cao ở Thâm Quyến. Từ năm 2002 trở đi, họ bắt đầu thu hút các tập đoàn đa quốc gia phương Tây muốn tận dụng các điều khoản miễn thuế và lao động có trình độ lương thấp.
Năm 2005, các tài liệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đã liệt kê 20 dự án công nghệ cao lớn, gồm công nghệ nano, vi mạch chung cao cấp, máy bay, công nghệ sinh học và nghiên cứu thuốc. Sau đó, họ tập trung vào cách tiếp cận từ dưới lên để đổi mới, liên quan đến các công ty khởi nghiệp nhỏ, đầu tư mạo hiểm và hợp tác giữa các ngành công nghiệp và trường đại học. Đó là chiến lược sẽ mất một vài năm để mang lại kết quả tích cực.
Vào tháng 1.2000, chưa đến 2% người Trung Quốc sử dụng internet. Để phục vụ cho thị trường đó, Robin Li và Eric Xu đã thành lập Baidu như một công cụ tìm kiếm của Trung Quốc. Đến năm 2009, Baidu đã giành được gấp đôi thị phần Google tại Trung Quốc (bị chính phủ siết chặt kiểm duyệt) với thị phần tăng vọt lên 29%.
Trung Quốc tập trung mạnh vào việc phát triển ngành công nghệ cao
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, một số lượng đáng kể các kỹ sư và doanh nhân Trung Quốc trở về từ Thung lũng Silicon để đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển như nấm của các công ty công nghệ cao tại một thị trường Trung Quốc rộng lớn ngày càng bị tách biệt khỏi các tập đoàn Mỹ và phương Tây khác khi họ không muốn bị hoạt động dưới sự kiểm duyệt.
Vào tháng 3.2013, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch thúc đẩy “tinh thần kinh doanh đại chúng và đổi mới hàng loạt” bằng cách sử dụng vốn mạo hiểm do nhà nước hậu thuẫn. Đó là khi Tencent đưa ra siêu ứng dụng WeChat, một nền tảng đa năng để giao tiếp xã hội, chơi game, thanh toán hóa đơn, đặt vé tàu…
Video đang HOT
Vào tháng 9.2014, Alibaba lên sàn chứng khoán New York và thu về khoản tiền kỷ lục 25 tỉ USD ngay trong đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu). Vào cuối thập kỷ này, Baidu đã đa dạng hóa sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời mở rộng nhiều dịch vụ và sản phẩm liên quan đến internet. Với hơn 700 triệu người sử dụng, Baidu trở thành trang web được truy cập nhiều thứ 5 trong không gian mạng.
Xiaomi phát hành smartphone đầu tiên vào tháng 8.2011 và nhanh chóng vượt mặt các đối thủ Trung Quốc tại thị trường nội địa vào năm 2014. Đến năm 2019, hãng này bán được 125 triệu điện thoại, đứng thứ 4 toàn cầu.
Tính đến giữa năm 2019, Trung Quốc có 206 công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỉ USD, vượt qua Mỹ với 203 công ty.
Trong số nhiều doanh nhân thành đạt của Trung Quốc, nổi bật nhất là Jack Ma sinh năm 1964. Sau khi không xin được việc làm tại một cửa hàng gà rán Kentucky mới mở ở thành phố Hàng Châu, ông đã vào một trường cao đẳng địa phương sau lần thi thứ ba và mua chiếc máy tính đầu tiên ở tuổi 31. Năm 1999, Jack Ma thành lập Alibaba với một nhóm bạn và trở thành một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất trên thế giới. Vào sinh nhật lần thứ 55 của mình, Jack Ma là người giàu thứ hai ở Trung Quốc với giá trị tài sản ròng 42,1 tỉ USD.
Gần đây, Alibaba đã triển khai trí tuệ nhân tạo để tăng sức mạnh cho các tính năng trên các trang thương mại điện tử của mình giúp đưa ra các đề xuất tìm kiếm và cá nhân hóa cho 500 triệu khách hàng, dịch vụ càng thu hút người mua.
Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về thanh toán di động (Mỹ ở tận vị trí thứ 6). Năm 2019, các giao dịch di động ở Trung Quốc lên tới 80.500 tỉ USD, dự kiến tăng lên 111.100 tỉ USD trong năm nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra.
ByteDance là chủ sở hữu của TikTok mà một số công ty Mỹ đang tìm cách thâu tóm
Vào tháng 8.2012, Zhang Yiming (29 tuổi) – nhà sáng lập ByteDance – đã tạo ra bước đột phá mới trong việc tổng hợp tin tức cho người dùng của mình. Sản phẩm của ông, Toutiao, đã theo dõi hành vi của người dùng trên hàng nghìn trang web để đưa ra gợi ý về những tin tức họ quan tâm nhất. Đến năm 2016, Toutiao đã có 78 triệu người dùng, 90% trong số này dưới 30 tuổi.
Tháng 9.2016, ByteDance tung ra ứng dụng video ngắn tại Trung Quốc có tên Douyin và thu hút 100 triệu người dùng trong vòng 1 năm trước khi thâm nhập vào một số thị trường châu Á với tên TikTok. Vào tháng 11.2017, ByteDance mua lại Musical.ly có trụ sở tại Thượng Hải với giá 1 tỉ USD để tạo video, nhắn tin và phát sóng trực tiếp, đồng thời thiết lập văn phòng tại California, Mỹ. Sau đó, Zhang đã hợp nhất Musical.ly vào TikTok trong tháng 8.2018 để mở rộng tầm hoạt động tại Mỹ, đồng thời chi gần 1 tỉ USD để quảng bá TikTok như một nền tảng chia sẻ video ngắn, hát nhép, hài kịch và tài năng.
TikTok sau đó đã được 165 triệu người Mỹ tải xuống và khiến chính quyền Tổng thống Trump chú ý, đặc biệt khi vào tháng 4.2020, nó vượt 2 tỉ lượt tải xuống trên phạm vi toàn cầu và làm lu mờ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Hiện, chính quyền Mỹ đã ký lệnh hành pháp nhằm cấm TikTok cùng WeChat với cáo buộc chúng có thể theo dõi người dùng nước này.
Sự gia tăng mạnh mẽ của Huawei
Nhưng chiến thắng lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và viễn thông là Huawei – công ty đa quốc gia đầu tiên của nước này. Huawei đã trở thành cái tên chính trong cuộc chiến chính trị giữa Bắc Kinh và Washington.
Huawei sản xuất điện thoại và bộ định tuyến hỗ trợ liên lạc trên khắp thế giới. Công ty được thành lập vào năm 1987 với 194.000 nhân viên đang làm việc tại 170 quốc gia. Doanh thu hằng năm của công ty trong năm ngoái là 122,5 tỉ USD.
Vào năm 2012, Huawei vượt qua đối thủ Ericsson của Thụy Điển để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với 28% thị phần trên toàn cầu. Vào năm 2019, Huawei vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới sau Samsung.
Huawei là công ty công nghệ Trung Quốc thành công nhất trên trường quốc tế
Một số yếu tố đã góp phần vào sự trỗi dậy của Huawei, đó là mô hình kinh doanh, tính cách và phương thức ra quyết định của người sáng lập Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), các chính sách của nhà nước về ngành công nghệ cao và quyền sở hữu độc quyền của công ty bởi các nhân viên.
Ông Nhậm Chính Phi sinh năm 1944, theo học tại Đại học Trùng Khánh và sau đó gia nhập viện nghiên cứu quân sự trước khi xuất ngũ vào năm 1983 khi Trung Quốc cắt giảm lực lượng công binh. Với tinh thần người lính “chiến đấu và tồn tại”, ông sau đó đến thành phố Thâm Quyến và làm việc trong lĩnh vực điện tử trong 4 năm, tiết kiệm đủ tiền để đồng sáng lập nên gã khổng lồ công nghệ Huawei.
Ông tập trung vào nghiên cứu và phát triển, điều chỉnh công nghệ từ các công ty phương Tây, còn Huawei được các đơn đặt hàng nhỏ từ quân đội và sau đó là các khoản tài trợ R&D đáng kể từ nhà nước để phát triển điện thoại GSM và các sản phẩm khác. Trong những năm qua, Huawei đã sản xuất cơ sở hạ tầng viễn thông và các sản phẩm thương mại cho smartphone 3G và 4G.
Khi ngành công nghệ cao của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, vận may của Huawei cũng tăng theo. Năm 2010, công ty đã thuê IBM và Accenture PLC để thiết kế phương tiện quản lý mạng cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Năm 2011, công ty thuê Boston để tư vấn về các thương vụ mua lại và đầu tư nước ngoài.
Giống như nhiều doanh nhân thành công của Mỹ, ông Nhậm Chính Phi dành ưu tiên hàng đầu cho khách hàng cũng như đầu tư mạnh vào hoạt động R&D. Kết quả là, Huawei trở thành một trong năm công ty toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh smartphone 5G với 6,9 triệu máy bán ra trong năm 2019 và chiếm 36,9% thị phần. Trước khi phát hành điện thoại 5G, ông Nhậm tiết lộ rằng Huawei đã có 2.570 bằng sáng chế 5G – con số đáng kinh ngạc.
Thành công của Huawei đã khiến chính quyền ông Trump chú ý. Vào tháng 5.2019, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện và phần mềm cho Huawei vì lý do an ninh quốc gia. Một năm sau, lệnh cấm mở rộng khi không cho Huawei mua các vi mạch từ các công ty Mỹ hoặc sử dụng phần mềm do Mỹ thiết kế. Nhà Trắng cũng đã phát động một chiến dịch toàn cầu chống lại việc lắp đặt hệ thống 5G của Huawei các quốc gia đồng minh, với nhiều thành công khác nhau. Vào tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ mô tả Huawei là một cánh tay của chính phủ nhằm kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến.
Ông Nhậm Chính Phi tiếp tục phủ nhận những cáo buộc như vậy và phản đối các động thái của Mỹ. Bất chấp những khó khăn này, Huawei vẫn tăng trưởng với doanh thu nửa đầu năm 2020 là 65 tỉ USD, tăng 13,1% so với năm trước.
Hai startup công nghệ giá trị nhất thế giới đều thuộc về Trung Quốc
Ba trong tổng số 10 công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới đến từ Trung Quốc, trong đó 2 vị trí dẫn đầu đều thuộc lĩnh vực công nghệ.
Theo một báo cáo vừa được công bố của hãng nghiên cứu và phân tích thị trường CB Insights (Mỹ), ByteDance (cha đẻ của mạng xã hội TikTok) là công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới hiện nay, được định mức giá trị 140 tỷ USD.
Công ty khởi nghiệp có giá trị lớn thứ 2 thế giới cũng đến từ Trung Quốc và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đó là Didi Chuxing (dịch vụ taxi công nghệ), với giá trị ước tính đạt 56 tỷ USD.
ByteDance, "cha đẻ" của TikTok, là công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới hiện nay
Một công ty khác có nguồn gốc Trung Quốc xếp trong top 10 công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới theo báo cáo của CB Insights là Kuaishou, một ứng dụng chia sẻ video được Tencent hậu thuẫn và có thể xem là "đối thủ cạnh tranh" của TikTok. Hiện Kuaishou được định giá 18 tỷ USD.
Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trọn danh sách 10 công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, trong đó Mỹ chiếm số lượng ưu thế với 7 công ty.
Hiện Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực để mở rộng ngành công nghệ, nhưng một số công ty của nước nay đang phải chịu các hạn chế và lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng chính trị và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng leo thang.
ByteDance, công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, là công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới và đạt được thành công trên toàn cầu, nhưng đang phải đối mặt với tương lai bất ổn tại thị trường Mỹ sau khi bị chính quyền tổng thống Trump đưa ra yêu cầu ByteDance phải thoái vốn toàn bộ tại Mỹ hoặc bán TikTok cho một công ty của Mỹ nếu muốn tiếp tục hoạt động.
Một số công ty khởi nghiệp thành công khác của Trung Quốc cũng đã bị lọt vào "tầm ngắm" của chính phủ Mỹ, chẳng hạn công ty sản xuất máy bay không người lái DJI Innovations (có trụ sở tại Thâm Quyến) hay "gã khổng lồ" về tiền điện tử Bitmain Technologies (trụ sở tại Bắc Kinh)...
Theo báo cáo của CB Insights, tính đến tháng 8/2020, cả thế giới có 488 công ty khởi nghiệp có giá trị vượt qua mức 1 tỷ USD, với tổng giá trị tích lũy đạt 1.525 tỷ USD. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có số lượng áp đảo trong danh sách những công ty khởi nghiệp đạt giá trị trên 1 tỷ USD.
Danh sách 10 công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới hiện nay:
Cuộc chiến kiểm soát cáp quang biển ở Thung lũng Silicon Các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon đang giành nhau quyền kiểm soát các tuyến cáp quang biển - "mạch sống" của Internet toàn cầu. Tháng trước, Google tiết lộ kế hoạch phát triển tuyến cáp quang biển mới dài gần 5.000 km dưới Đại Tây Dương, nối New York với Anh. Trong đó, một nhánh kéo đến thành phố...