Vì sao Mỹ lại bắt đầu “ve vãn” Trung Quốc?
Ngày 08/09/2014, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, tuyên bố, chuyến công du Trung Quốc của nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama sẽ là một “cột mốc quan trọng” trong quan hệ song phương, theo đài RFI.
Cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 08/09/2014. Ảnh Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch gặp nhau, bên lề Thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương, được tổ chức trong tháng 11, tại Bắc Kinh.
Trước cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại và ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ tuyên bố, nguyên thủ Hoa Kỳ cho rằng chuyến đi thăm này là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ quan trọng giữa hai nước” và “ngay cả khi chúng tôi đang quan tâm đến nhiều hồ sơ khác – Tổng thống Obama vẫn yêu cầu tôi tới đây bởi vì ông dành ưu tiên cho mối quan hệ Trung -Mỹ”.
Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho biết rất nóng lòng thảo luận với phía Mỹ về “những lợi ích chủ chốt và những cội nguồn chính của các mối quan tâm của Trung Quốc”. Ông kêu gọi hai bên có được một sự quản lý mang tính xây dựng các bất đồng song phương.
Video đang HOT
Trong lịch trình, bà Susan Rice sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Theo giới quan sát, chuyến đi Trung Quốc của bà Rice cho thấy, Hoa Kỳ không buông lơi chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, cho dù thời sự thế giới hiện đang nóng bỏng với các vấn đề ở Trung Đông, như Irak, Syria và Gaza hay tại Châu Âu, với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Chính quyền Obama muốn coi Châu Á như một điểm tựa trục xoay trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhìn nhận sự chuyển hướng này như một mối đe dọa.
Các tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng, đã gây ra căng thẳng giữa Bắc Kinh với các đồng minh Châu Á của Washington, trong đó có Nhật Bản.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện cũng có nhiều căng thẳng. Cuối tháng 8/2014, Washington tố cáo máy bay tiêm kích Trung Quốc ba lần bay sát một cách nguy hiểm một máy bay quân sự Hoa Kỳ, trên không phận quốc tế vùng biển Hoa Đông.
Đáp lại, Bắc Kinh yêu cầu Washington chấm dứt các hoạt động do thám trên không và trên biển những vùng sát biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo là những hành động này có thể gây ra những “tai nạn đáng tiếc”.
Tháng Tư 2001, cũng trong khu vực này, một máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ đã va chạm một máy bay Trung Quốc, làm cho viên phi công Trung Quốc thiệt mạng, còn máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn Mỹ đã bị Trung Quốc bắt giữ và hỏi cung. Sự cố này đã gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
Theo NTD/Bizlive
Hải quân Malaysia đẩy lùi hải tặc trên Biển Đông
Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 2/8 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
Tàu tuần tra "Pahang" của Hải quân Malaysia. Wikipedia
RFI dẫn thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 3/8/2014 cho hay, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 2/8 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
Theo ông Noel Choong, lãnh đạo Trung tâm Báo cáo Nạn Hải tặc, trụ sở tại Kuala Lumpur, trong vụ này, lực lượng Malaysia đã được sự hỗ trợ của Hải quân Indonesia và Singapore. Khi thấy tàu tuần tra Hải quân đến nơi, những tên cướp biển đã phải bỏ chạy khỏi chiếc tàu chở dầu Singapore mà họ đã tấn công mà không kịp cướp bóc một thứ gì.
Trong bản báo cáo, Văn phòng Hàng hải Quốc tế ghi nhận: "Hải quân Malaysia đã nhanh chóng gửi một tàu tuần tra đến nơi xẩy ra vụ cướp biển và tìm cách chận đường chiếc tàu chở dầu. Quân cướp biển đã chạy trốn trước khi tàu Hải quân đến nơi".
Bản thông cáo cho biết thêm rằng thủy thủ đoàn và hàng hóa trên tàu dầu đều an toàn, nhưng không cho biết thêm chi tiết về chiếc tàu này hoặc những tên cướp biển.
Trong thời gian gần đây, đã xảy ra một loạt các vụ tấn công của hải tặc trong vùng biển ngoài khơi Indonesia, Singapore và Malaysia. Hôm 31/07/2014, Liên Hiệp Quốc đã báo động rằng Đông Nam Á đang trở lại thành điểm nóng của nạn cướp biển trên thế giới, vào lúc mà các nỗ lực quốc tế đang làm giảm các vụ hải tặc ngoài khơi bờ biển Somalia (Châu Phi).
Theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc (UNITAR), vào năm 2013, số lượng các vụ cướp biển tại Đông Nam Á lên đến 150 trường hợp, khởi đầu một chiều hướng tăng cao trở lại từ năm 2010 đến nay.
Trong những năm trước đó, các vụ hải tặc trong vùng Đông Nam Á đã giảm đều đặn nhờ vào sự hợp tác được tăng cường giữa các nước trong vùng - đặc biệt là các quốc gia hai bên eo biển Malacca như Malaysia, Indonsesia, Singapore...
Theo NTD/Bizlive
Trung Quốc thông báo về chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng liên quan một loạt vấn đề. Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 3/9 cho biết, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới, theo lời mời của Ủy...