Vì sao Mỹ không cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS?
Mỹ đã cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine nhưng không cho sử dụng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, điều mà Tổng thống Ukraine xem là tuyệt đối phi lôgic.
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấn công đất Nga để ngăn chặn đợt tiến công của Moscow vào vùng Kharkiv.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong một chuyến thăm CH Czech hôm 31.5 rằng Mỹ đã điều chỉnh và thích nghi việc hỗ trợ Ukraine theo thời gian và tình hình.
Vì sao Mỹ không cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS?
Tuy nhiên, giới chức Mỹ nhấn mạnh Ukraine chỉ được sử dụng một số loại vũ khí nhất định để tấn công đáp trả các mục tiêu gần Kharkiv. Việc sử dụng tên lửa ATACMS, vốn có tầm bắn đến 300 km, được cho là vẫn bị cấm.
Tướng về hưu Ben Hodges, cựu tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, cho rằng lệnh cấm thể hiện “sự sợ hãi quá mức” tại Washington rằng Nga có thể leo thang xung đột. “Ưu tiên là quản lý sự leo thang”, ông Hodges nói với tạp chí Newsweek về ý đồ của Nhà Trắng, khẳng định rằng bản thân ông hoàn toàn ủng hộ cho phép Ukraine dùng ATACMS tấn công mục tiêu chủ chốt của Nga.
Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc năm 2017. Ảnh AFP
Gần đây, nhiều hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa, gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul đã viết thư chỉ trích chính quyền, cho rằng Ukraine phải được cho phép sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công bất kỳ mục tiêu quân sự nào tại Nga, “không chỉ dọc biên giới gần Kharkiv”.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc đó là vấn đề nhạy cảm, có thể dẫn đến leo thang. Cựu cố vấn quân đội Ukraine Daniel Rice, hiện là hiệu trưởng Đại học Mỹ tại Kyiv, cho rằng việc giới hạn phóng tên lửa ATACMS vào Nga đang giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng hạt nhân tiềm tàng.
Theo ông, Ukraine không có vũ khí hạt nhân nhưng với việc vũ khí đạn đạo Mỹ tiến về phía Nga, “bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra”. Ông lưu ý việc Ukraine đã tấn công các radar của Nga được thiết kế để phát hiện vũ khí hạt nhân, dẫn đến khả năng Moscow có thể bị nhầm lẫn rằng đang bị tấn công hạt nhân nếu Kyiv sử dụng tên lửa đạn đạo. Ông Rice khẳng định Nga sẽ không thể nhầm lẫn như vậy nếu như Ukraine chỉ bắn pháo.
Tuy nhiên, Giám đốc khoa học quân sự Matthew Savill tại Viện nghiên cứu an ninh quốc phòng RUSI (Anh) phân tích rằng dù ATACMS là tên lửa đạn đạo chiến thuật nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, và Nga biết rõ Ukraine không sử dụng vũ khí hạt nhân.
NATO sẽ tiếp tục khiến Ukraine thất vọng về việc kết nạp?
Giới chức Nga đã lên án việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công hạn chế vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng sự leo thang liên tục có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh, tuyên bố Nga cho rằng mọi vũ khí tầm xa mà Ukraine sử dụng đều được kiểm soát trực tiếp bởi quân nhân từ các nước NATO. “Đây không phải là viện trợ quân sự, đây là việc tham gia vào chiến tranh chống chúng tôi”, ông Medvedev nói.
Đức "bật đèn xanh" cho Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga
Đức ngày 31/5 tuyên bố "bật đèn xanh" cho Ukraine tấn công một số mục tiêu trên đất Nga bằng vũ khí tầm xa mà họ đang cung cấp, một sự thay đổi chính sách quan trọng diễn ra khi quân đội Ukraine đang mất dần vị thế trong cuộc chiến.
Các binh sĩ Ukraine nghiên cứu bệ phóng tên lửa đa nòng BM-21 "Grad". Ảnh Reuters.
Các quan chức Ukraine đã bày tỏ sự thất vọng trước những hạn chế sử dụng vũ khí của phương Tây, đặc biệt là khi khu vực biên giới Kharkiv phải hứng chịu cuộc tấn công dữ dội của Nga trong tháng này, tạo ra áp lực lớn với lực lượng của Ukraine vốn đang thiếu cả vũ khí lẫn quân số.
Chính phủ Đức cho biết Ukraine có thể sử dụng vũ khí mà nước này cung cấp để tấn công các vị trí ngay bên kia biên giới, nơi Nga tiến hành các cuộc tấn công vào Kharkiv.
Động thái của Đức, được đưa ra không lâu sau quyết định từ Mỹ, đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí đặc biệt để bảo vệ Kharkiv, thủ phủ của tỉnh cùng tên chỉ nằm cách biên giới với Nga khoảng 20 km. Các tờ báo phương tây đưa tin, tên lửa đạn đạo của Nga đã tấn công một tòa nhà chung cư tại thành phố này trong đêm 30/5, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng.
Ngoài việc mang đến cho Ukraine một cơ hội bảo vệ Kharkiv tốt hơn, vẫn chưa rõ việc nới lỏng các hạn chế có thể có tác động gì đến chiều hướng của cuộc xung đột trong giai đoạn quan trọng này.
Thông báo của Đức đã gây ra phản ứng dữ dội từ Moscow, khi Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh rằng "Ukraine và các đồng minh NATO sẽ nhận được phản ứng tàn khốc đến mức liên minh sẽ không thể tránh khỏi việc tham gia vào cuộc xung đột", một tình huống mà các chính phủ phương Tây từ đầu cuộc chiến đã tránh.
Các nhà lãnh đạo phương Tây từng do dự trong việc nới lỏng các hạn chế cho phép Ukraine dùng vũ khí của họ viện trợ tấn công Nga, vì nguy cơ sẽ kích động Moscow, khi lãnh đạo Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng sự tham gia trực tiếp của phương Tây có thể đưa thế giới vào con đường xung đột hạt nhân.
Nga gần đây đã giành được thế chủ động trên chiến trường ở một số khu vực của chiến tuyến dài 1.000 km, một số nhà lãnh đạo phương Tây đã thúc đẩy thay đổi chính sách cho phép Kiev tấn công các căn cứ quân sự bên trong Nga. Quân đội mạnh hơn và được trang bị tốt hơn của Nga đang tận dụng tình trạng thiếu quân và đạn dược của Ukraine.
Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg ngày 31/5 bày tỏ ủng hộ việc dỡ bỏ các giới hạn đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây, nói rằng đó là "vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế - quyền tự vệ của Ukraine".
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom lưu ý rằng nước này không hề hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí, trong khi Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho biết Rome sẽ không cho phép Kiev sử dụng vũ khí của Italy bên ngoài lãnh thổ của Ukraine
Thêm nước NATO "bật đèn xanh" để Ukraine dùng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, tuyên bố không áp đặt bất cứ hạn chế nào với vũ khí mà Warsaw đã viện trợ Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Zet của Ba Lan được phát sóng ngày 29/5, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk tuyên bố, Warsaw "không áp dụng bất cứ...